Kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc: ‘Du hí’ thỏa thích 1 ngày chỉ với 200k

Chùa Tam Chúc thuộc tỉnh Hà Nam là một điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Việt Nam. Review một ngày ở chùa Tam Chúc của cô nàng Thu Thảo mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị.

Thu Thảo là một cô nàng xinh xắn đến từ Hà Nội. Vừa qua, Thu Thảo đã có một chuyến du lịch về ngôi chùa Tam Chúc – ngôi chùa được mệnh danh là lớn nhất Việt Nam. Chỉ một chuyến đi ngắn nhưng Thu Thảo đã có nhiều trải nghiệm thật đặc biệt ở mảnh đất tâm linh này.
 

Kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc: ‘Du hí’ thỏa thích 1 ngày chỉ với 200k

 

Sau chuyến đi, cô nàng hot girl này còn tích cực chia sẻ lại kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc Hà Nam. Nào, hãy cùng xem lịch trình của cô bạn thế nào và lưu lại thông tin cần thiết.
 

Chân dung cô nàng Thu Thảo xinh đẹp

Chân dung cô nàng Thu Thảo xinh đẹp

Chùa Tam Chúc ở đâu?

Chùa Tam Chúc nằm trong quần thể khu du lịch Tam Chúc thuộc địa phận tỉnh Hà Nam. Phía sau chùa là núi Thất Tinh, phía trước là hồ Lục Ngạn. Trong hồ có 6 hòn đảo nhỏ theo tương truyền chính là 6 chiếc chuông mà ông trời đã ban cho nơi đây.
 

Quần thể chùa Tam Chúc được mệnh danh là Vịnh Hạ Long trên cạn.

Quần thể chùa Tam Chúc được mệnh danh là Vịnh Hạ Long trên cạn.

 

 

Chùa Tam Chúc nằm tại Xã Ba Sao, Huyện Kim Bảng, Tỉnh Hà Nam cách thành phố Hà Nội chỉ khoảng 70km. Chùa Tam Chúc là 1 quần khu quần thể du lịch tâm lịch Tam Chúc với tổng diện tích hơn 500ha.

Địa chỉ: Chùa Tam Chúc – Thị trấn Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam.

>> Xem thêm: Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự ở Hà Nam thoát tục đến nỗi ai ‘đến rồi chẳng muốn về’ 

Di chuyển đến chùa Tam Chúc như thế nào?

Theo kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc của Thu Thảo chia sẻ: Mình đi xe máy xuất phát từ Hà Nội lúc 8h00. Trên đường có ghé ăn sáng tại Phú Xuyên và đến Chùa Tam Chúc tầm 10h30.
 

Vẻ đẹp của chùa Tam Chúc khi nhìn từ trên cao

Vẻ đẹp của chùa Tam Chúc khi nhìn từ trên cao

Đường đi khá dễ đi, bạn có thể di chuyển theo cung đường sau: Chạy thẳng theo hướng đường Giải Phóng – Qua Bến Xe nước Ngầm về Thường Tín – Phú Xuyên. Đến chỗ giao với quốc lộ 1A thì chạy về Hướng Phủ Lý. Men theo trục đường Quốc lộ khoảng 10km nữa là bạn sẽ đến được điểm đến chùa Tam Chúc Hà Nam.

Còn nếu bạn di chuyển bằng oto thì kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc có 3 hướng đi:

– Hướng 1: Đi theo hướng xe máy đi nêu trên 

– Hướng 2. Chạy ra Giải Phóng – Đến BX nước Ngầm rẽ vào cao tốc Pháp Vân – Cầu rẽ – Đến Cầu Giẽ thì quẹo vào đường 1 cũ rồi rẽ vào quốc lộ 21. Tiếp tục đi thẳng thêm 10km nữa là sẽ tới điểm cần đến.
 

Khung cảnh ở chùa Tam Chúc.

Khung cảnh ở chùa Tam Chúc.

– Hướng 3 : Vẫn đi Pháp Vân Cầu Rẽ nhưng lên cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đến nút giao Liêm Tuyền thì thoát và rẽ về Phủ Lý. Chạy vào quốc lộ 21 khoảng 10km nữa. Đây là đường tối ưu nhất vì đường thoáng và đi nhanh hơn.

Bọn mình vui chơi ở chùa Tam Chúc đến chiều, rồi đến 16h là bọn mình xuất phát để về Hà Nội.
 

Khuôn viên cổ kính rợp bóng cây xanh trong chùa Tam Chúc

Khuôn viên cổ kính rợp bóng cây xanh trong chùa Tam Chúc

Chi phí đi chùa Tam Chúc hết bao nhiêu?

Tổng “thiệt hại” là 200.000Đ/người. Bao gồm: tiền vé xe điện 90.000Đ đi trong Chùa + ăn uống cá nhân + mua quà. 

Ngay cạnh bãi đỗ xe có các quầy bán đồ ăn nhẹ ( nước uống, mì tôm, xúc xích, bánh kẹo… giá cũng vừa phải, mọi người tốt nhất nên lên đây rồi mua ăn không phải mang theo đâu, xách theo lỉnh kỉnh mà không rẻ hơn được mấy, nước lọc 10.000Đ/chai, kem 15.000Đ/cái..). Có một số nhà hàng ở trên đường quốc lộ có thể ghé ăn trưa.
 

Chi phí cho chuyến du lịch Chùa Tam Chúc trong một ngày là là 200.000Đ/người

Chi phí cho chuyến du lịch Chùa Tam Chúc trong một ngày là là 200.000Đ/người

Kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc Hà Nam

Chùa Tam Chúc hay Tam Chúc Tự hay có người gọi là Chùa Tam Trúc có một vị thế khá đặc biệt. Thế “Tiền lục nhạc, Hậu thất tinh” với ba mặt được bao bọc bởi dãy núi thất tinh hình tay ngai, trước mặt là hồ Tam Chúc thơ mộng.
 

Chùa có nhiều góc check in đẹp

Chùa có nhiều góc check in đẹp

Tương truyền sáu quả núi giữa lòng hồ trước mặt chùa chính là sáu quả chuông nhà trời đưa xuống và bảy ngọn núi phía sau đều xuất hiện những đốm sáng lớn tựa như bảy ngôi sao lung lung mỗi khi đêm về…Tất cả những điều này đều là do chị hướng dẫn viên nói cho mình biết.
 

Vẻ đẹp tôn nghiêm của chùa Tam Chúc Hà Nam

Vẻ đẹp tôn nghiêm của chùa Tam Chúc Hà Nam

Từ cổng vào Khu du lịch (điểm bán vé) đã có 1 khoảng sân rộng, cảnh quan hoành tráng với nhà khách to được xây dựng theo kiến trúc cổ. Đứng đây tạo dáng đã có vô số tấm ảnh đẹp rồi, bên cạnh là điểm bán vé đi chùa luôn. Các bạn nhớ vòng qua chỗ bến thuyền chụp ảnh, phong cảnh non nước hữu tình lắm ạ. Xong các bạn di chuyển ra thuyền hoặc xe điện để lên đến điểm vào chùa.
 

Check in chùa Tam Chúc Hà Nam

Check in chùa Tam Chúc Hà Nam

Từ cổng đi thẳng qua bãi gửi xe (gửi xe miễn phí) tầm 100m nữa tới nơi bán vé xe điện và thuyền.

–  Xe điện: 90.000Đ cả khứ hồi

– Vé thuyền: 200.000Đ/lượt ( thuyền rồng xịn sò, có cả thuyền nhỏ phù hợp đi team).
 

di chuyển ra thuyền hoặc xe điện để lên đến điểm vào chùa.

Nên di chuyển ra thuyền hoặc xe điện để lên đến điểm vào chùa.

Theo kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc thì bạn nên trải nghiệm cả hai vì nếu chỉ đi xe điện sẽ không tham quan được đình Tam Chúc cổ kính, trên đảo còn có một cây cầu chụp ảnh lên rất đẹp. Bọn mình chọn đi thuyền vì lúc về sẽ được trải nghiệm cả xe điện.
 

Check in chùa Tam Chúc trong ánh hoàng hôn.

Check in chùa Tam Chúc trong ánh hoàng hôn.

Nếu đi thuyền mất khoảng 15 – 20 phút vì thuyền đi khá chậm (mình chụp ảnh và ngắm cảnh thoải mái). Đi xe điện thì nhanh chưa đến 10 phút là đến rồi, xe điện chạy nhanh một mạch đến trước sân lên chùa luôn.

Những điểm tham quan ở chùa Tam Chúc Hà Nam

Tham quan nhà khách Thủy Đình

Nhà khách Thủy Đình là địa điểm đầu tiên bạn thấy khi tới du lịch Hà Nam để ghé thăm chùa Tam Chúc. Đây là địa điểm để bạn vào mua vé vào chùa và tham khảo các thông tin về chùa Tam Chúc. Bạn sẽ được lựa chọn mua vé đi vào chùa bằng thuyền hoặc xe điện. Nhà khách Thủy Đình cũng chính là địa điểm “sống ảo” quen thuộc của các du khách.
 

Nhà khách Thủy Đình

Nhà khách Thủy Đình cũng chính là địa điểm “sống ảo” quen thuộc của các du khách.

Cổng Tam Quan

Cổng Tam Quan được mệnh danh là biểu tượng của chùa Tam Chúc. Đúng như cái tên, nơi đây được thiết kế theo 3 cổng, gồm 1 cổng chính và 2 cổng phụ. Trước cổng là bến thuyền và điểm trả khách của xe điện. Hai bên cổng Tam Quan là hai con đường lớn để bạn đi bộ lên các chính điện lớn của chùa, khá giống với thiết kế tại chùa Tam Chúc.
 

Cổng Tam Quan được mệnh danh là biểu tượng của chùa Tam Chúc.

Cổng Tam Quan được mệnh danh là biểu tượng của chùa Tam Chúc.

Vườn Cột Kinh

Nếu đã tới được cổng Tam Quan, bạn đi tiếp sẽ thấy vườn Cột Kinh với 32 cột kinh khổng lồ được đặt theo hàng lối vô cùng nghiêm trang. Lấy ý tưởng từ Bảo vật quốc gia Cột Kinh chùa Nhất Trụ ở cố đô Hoa Lư, vườn Cột Kinh chùa Tam Chúc được phục dựng lại với quy mô không hề kém cạnh.
 

Vườn Cột Kinh

Vườn Cột Kinh

Mỗi cột nặng khoảng 200 tấn, được làm từ đá xanh Thanh Hóa. Kiến trúc các cột đá cũng rất đặc biệt bao gồm: đài sen là chân cột, thân cột có hình lục giác, trên cột khắc các lời Phật răn dạy.

Tam điện nguy nga, tráng lệ

Chùa Tam Chúc có 3 chính điện là; Điện Tam Thế, điện Pháp Chủ và điện Quan  m. Mỗi điện đều thờ một vị Phật theo những ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, cả 3 điện đều có những bức phù điêu được tạc thủ công bằng đá lấy từ miệng núi lửa tại Indonesia.
 

32 cột kinh khổng lồ được đặt theo hàng lối vô cùng nghiêm trang.

32 cột kinh khổng lồ được đặt theo hàng lối vô cùng nghiêm trang.

Đàn tế trời chùa Ngọc

Đến được chùa Ngọc là một trong những thử thách dành cho du khách khi tới tham quan chùa Tam Chúc. Khi đi qua Tam Điện, bạn sẽ phải đi bộ và leo bậc thang một đoạn khá xa. Tuy nhiên, kiến trúc độc đáo cũng như phong cảnh hữu tình nơi đây sẽ là món quà đền đáp cho những vất vả của bạn.
 

Chùa Ngọc được chế tác hoàn toàn từ đá granit và hoàn toàn không dùng bê tông.

Chùa Ngọc được chế tác hoàn toàn từ đá granit và hoàn toàn không dùng bê tông.

Chùa Ngọc được chế tác hoàn toàn từ đá granit và hoàn toàn không dùng bê tông. Vậy nên dù diện tích sàn chỉ có 13m2 nhưng ngôi chùa này có mức nặng khoảng 2000 tấn.

Đình Tam Chúc

Đình Tam Chúc nối với chùa Tam Chúc bằng một cây cầu bắc ngang qua hồ Lục Ngạn. Nơi đây là đình thờ Hoàng hậu Dương Thị Nguyệt thời nhà Đinh. Khi đi trên cầu dẫn đến Đình, bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh mênh mông của hồ Lục Ngạn – hồ nước tự nhiên có diện tích lớn nhất Việt Nam. Dưới đáy hồ có rất nhiều loài động thực vật thiên nhiên sinh sống. 
 

Đình Tam Chúc nối với chùa Tam Chúc bằng một cây cầu bắc ngang qua hồ Lục Ngạn.

Đình Tam Chúc nối với chùa Tam Chúc bằng một cây cầu bắc ngang qua hồ Lục Ngạn.

Ăn gì ở chùa Tam Chúc Hà Nam?

Trong chùa cũng có các khu ẩm thực đồ ăn chay dành cho các bạn đi theo đoàn hoặc cá nhân. Cảm quan của mình thấy thì không gian khá ấm cúng, sạch sẽ, nhiều lựa chọn đồ ăn (có cả món tráng miệng), đồ ăn ngon và giá cả hợp lý. Mình gọi suất 59.000Đ (gồm nước uống trà chanh/ rau má) thấy khá đầy đặn và chắc phải 2 ng ăn mới hết.
 

Trong chùa cũng có các khu ẩm thực đồ ăn chay dành cho các bạn đi theo đoàn hoặc cá nhân.

Mua gì làm quà khi du lịch chùa Tam Chúc?

Theo kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc, khu vực phía ngoài chùa có các quầy bày bán và chỗ ngồi nghỉ ngơi. Khi về các bạn có thể mua cơm cháy, mè xửng,… và có cho ăn thử nha. Các chị ở đây dễ tính, thoải mái lắm không mồi kéo gì đâu, có bàn ghế để ngồi nghỉ ko tính phí gì cả. Mình chọn mua bánh củ sen ăn mềm, ngon, thơm nhẹ nhàng giá 30.000Đ các bạn có thể tham khảo thử.

 

Vẻ đẹp của chùa Tam Chúc

Vẻ đẹp của chùa Tam Chúc

Một số lưu ý khi đi chùa Tam Chúc

Chùa khá rộng, xe điện hoặc tàu sẽ chỉ chở đến một điểm nhất định còn lại bạn sẽ phải tự đi bộ nên theo kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc thì mình có lời khuyên cho các bạn:

– Nên mặc quần áo nhẹ nhàng, giày thể thao

– Mang theo nước uống, kem chống nắng và các vật dụng che chắn vì có thể đi bộ dài sẽ khiến bạn mệt, đau chân và bị đen da. 

– Chùa Tam Chúc là địa điểm linh thiêng, khi tới đây, bạn nên mặc trang phục lịch sự, không quá hở hang. 
 

Chùa Tam Chúc là địa điểm linh thiêng, khi tới đây, bạn nên mặc trang phục lịch sự, không quá hở hang. 

Chùa Tam Chúc là địa điểm linh thiêng, khi tới đây, bạn nên mặc trang phục lịch sự, không quá hở hang. 

– Nên chuẩn bị thêm mũ khẩu trang, Chùa đang trong quá trình xây dựng khá là bụi.

– Chuẩn bị sức khỏe thật tốt vì bạn phải leo trèo và đi lại khá nhiều.

– Ngày lễ, Tết rất đông du khách, an ninh không được đảm bảo. Bạn nên chú ý tránh bị móc túi hay giật đồ.

Hương Dương

Rate this post

Viết một bình luận