Nếu bạn vừa muốn có những bức ảnh checkin xịn xò tựa Tam Đảo, Sa Pa. Vừa muốn du xuân, lễ chùa đầu năm. Thì cùng Halotravel theo chân Halotravel cùng Phuong Anh Nguyen với kinh nghiệm du lịch chùa Ba Vàng tự túc nhé!
1. Chùa Ba Vàng ở đâu? Hướng dẫn tự di chuyển
Địa chỉ: Quang Trung, Uông Bí, Quảng Ninh
Chùa Ba Vàng có địa chỉ nằm tại Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Tọa lạc trên núi Thành Đẳng, cách trung tâm thành phố Uông Bí gần 5km về phía Bắc. Còn tính từ Hà Nội, quãng đường để di chuyển đến chùa Ba Vàng sẽ rơi vào khoảng hơn 130km với hơn 2 giờ di chuyển. Dưới đây là một số thông tin hướng dẫn tự di chuyển đến chùa Ba Vàng từ Hà Nội mà bạn có thể tham khảo.
1.1. Di chuyển đến Quảng Ninh
Về phương tiện, các bạn có thể bắt ô tô khách đi Uông Bí, Quảng Ninh. Ở Hà Nội, bạn có thể ra các bến xe khách lớn như Mỹ Đình, Yên Nghĩa, Gia Lâm. Sau khi lên xe, bạn chỉ cần bảo bác tài cho xuống ở Ngã ba lên chùa Ba Vàng là được.
Ảnh: Phuong Anh Nguyen
Hoặc bạn có thể đi xe máy cho thuận tiện. Đường đi xe máy rất đẹp và dễ đi, phù hợp cho cả xe ga và xe số. Cảnh vật hai bên đường cũng rất đẹp.
- Giá vé tham khảo:
+ Tại các bến xe Hà Nội: từ 80.000 đến 100.000 VND
+ Tại Hải Phòng: từ 40.000 đến 50.0000 VND
1.2. Phương tiện đi đến chùa Ba Vàng
Sau khi xuống Ngã ba lên chùa Ba Vàng, bạn có thể bắt taxi hoặc xe ôm. Nếu đi ngày thường, bạn không cần hỏi giá. Tuy nhiên, dịp lễ Tết, bạn nên hỏi trước giá để tránh tình trạng chặt chém.
Ảnh: Phuong Anh Nguyen
Xe ôm tại đó cũng rất nhiều. Bạn chỉ cần bảo lên chùa và bảo họ trợ duyên cho. Như vậy là họ đồng ý đi giá chừng 20.000 – 30.000 VND, đưa bạn đến tận cổng chùa.
- Giá tham khảo:
+ Taxi lên chùa Ba Vàng tham khảo: 50.000 VND
+ Xe ôm lên chùa Ba Vàng tham khảo: từ 20.000 đến 30.000 VND
+ Gửi xe máy tại chùa Ba Vàng: Miễn phí
2. Giới thiệu chùa Ba Vàng
Ảnh: Phuong Anh Nguyen
Theo các thông tin được ghi lại, có 2 mốc thời gian được cho là thời gian xây dựng chùa Ba Vàng. Trong đó:
- Mốc được ghi trên cây hương đá trước cửa chùa nói rằng chùa Ba Vàng được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1706, dưới triều vua Lê Dụ Tông. Tính đến nay, ngôi chùa này đã có lịch sử hơn 300 năm tuổi.
- Còn theo thông tin thu được từ di vật khảo cổ thì ngôi chùa này được xây dựng từ thời nhà Trần, có nghĩa là từ những năm 1400 như vậy thì đã có hơn 600 năm tuổi.
Vào năm 1988, chùa được trùng tu bằng gỗ và hoàn toàn được xây dựng lại vào năm 1993, chỉ giữ lại một cây hương đá, một tấm bia linh vị thiền sư cùng một số viên tảng kê chân cột.
Vào năm 2011, chùa một lần nữa được mở rộng với quy mô to lớn và khang trang hơn. Sau 3 năm xây dựng đến 2014, chùa Ba Vàng mới chính thức khánh thành và nhận được kỷ lục ngôi chùa trên núi có chính điện lớn nhất Đông Dương. Kể từ thời điểm này chùa Ba Vàng chính thức trở nên nổi tiếng và thu hút nhiều khách hành hương cũng như các tăng ni phật tử trên khắp cả nước đến tu tập.
- Có thể bạn quan tâm: 11 Ngôi chùa ở Quảng Ninh đẹp
3. Các địa điểm checkin đẹp ở chùa Ba Vàng
Bên cạnh việc là một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng linh thiêng, chùa Ba Vàng cũng sở hữu nhiều thắng cảnh đẹp. Sau khi lễ Phật, bạn có thể vãn cảnh, du xuân tại các địa điểm nổi tiếng tại chùa. Đi dạo quanh chùa, bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh vật nơi đây. Đi đến đâu cảnh vật hiện ra đẹp ngút ngàn đến đấy, checkin trăm kiểu không hết.
Ảnh: Phuong Anh Nguyen
Bạn có thể lần lượt tham quan các địa điểm nhất định phải tới ở chùa Ba Vàng. Trong đó bao gồm Giếng thần, Vườn xuân tâm linh, Chính điện trên núi – Chính điện lớn nhất Đông Dương. Rồi tới Đài Phun Nước và Đỉnh Núi.
3.1. Đài Phun Nước
Đặc biệt, tại Đài Phun Nước cạnh công trình Đại Giảng Đường đang thi công. Cảnh vật hiện lên rất đẹp với xung quanh là núi đồi hùng vĩ, ngút ngàn. Lên hình đẹp không khác Sa Pa thu nhỏ.
Ảnh: Phuong Anh Nguyen
3.2. Đại Bảo Tháp
Bên cạnh đó, trên đỉnh núi có Đại Bảo Tháp hoành tráng đang xây dựng. Đặt chân đến đây, bạn sẽ không khỏi trầm trồ trước view cực xịn xò. Chẳng khác gì Cầu Mây Tam Đảo giữa lòng Quảng Ninh.
Ảnh: Phuong Anh Nguyen
4. Đi chùa Ba Vàng nên ăn uống ở đâu?
Về khoản ăn, mọi người nên tự chuẩn bị đồ ăn khi tới đây. Do khung cảnh quanh chùa cực thanh tịnh, trang nghiêm, không có hàng quán buôn bán. Nếu muốn ăn ngoài, bạn sẽ phải di chuyển 5km xuống TP. Uông Bí.
Mình đi vào ngày mùng 8 âm tháng 1, đúng ngày Lễ hội Khai xuân. Dù năm nay chùa không tổ chức do dịch bệnh. Nhưng trưa vẫn được ăn chay do nhà chùa chuẩn bị miễn phí cho du khách, phật tử. Riêng nước uống đã có máy lọc nước miễn phí quanh chùa.
5. Chi phí đi chùa Ba Vàng tự túc
Tùy theo việc bạn ở đâu, đi phương tiện gì và ăn uống như thế nào mà chi phí đi chùa Ba Vàng là khác nhau. Bọn mình gồm 2 người, xuất phát từ Hải Phòng. Chi phí di chuyển từ Hải Phòng tới chùa Ba Vàng tính riêng chỉ 150.000 VND/người. Chưa kể nếu đi theo nhóm đông người, tiền taxi sẽ được rẻ hơn.
Đồ ăn thì bọn mình tự mang đi nên không phát sinh. Nếu chỉ đi chùa Ba Vàng thì chuyến đi chỉ cần thực hiện trong ngày nên các khoản chi phí về đồ ăn, chỗ nghỉ của bọn mình hoàn toàn bằng 0. Như vậy tổng chi phí sẽ là khoảng 150.000 VNĐ/người (Không tính một số chi phí như công đức, dâng lễ,…)
Ảnh: Phuong Anh Nguyen
Ngoài ra, khi đến chùa Ba Vàng, đối với các bạn bắt taxi, xe ôm, trước khi vào chùa tham quan. Bạn lưu ý xin số tài xế và xe ôm để họ tới đón nhé. Vào chùa, nếu bạn không biết chỗ nào thì đã có các cô bác, anh chị phật tử đeo thẻ vàng hướng dẫn tận tình.
Chùa nằm trên núi nên tương đối lạnh, các bạn cũng nên chuẩn bị áo khoác. Tiện đó dùng để checkin cho đúng vibe Sa Pa nhé. Bên cạnh đó, để bảo đảm an toàn, các bạn chú ý đeo khẩu trang, mang theo nước rửa tay để sử dụng khi du xuân mùa dịch nhé.
6. Một số điểm du lịch tâm linh tại Quảng Ninh
6.1. Chùa Yên Tử: Điểm du lịch tâm linh miền Bắc
Địa chỉ: xã Thượng Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh
Đã nhắc đến đất Mỏ thì không thể bỏ lỡ Kinh đô Phật giáo Yên Tử. Tọa lạc trên ngọn núi Yên Tử thuộc dãy Đông Triều nối liền hai tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh. Cụm di tích chùa Yên Tử gồm các di tích chùa nổi tiếng, trong đó có chùa Đồng nằm thanh tịnh trên đỉnh thiêng Yên Tử.
Ảnh: Sưu tầm
Là cái nôi của Phật giáo Việt Nam, mỗi năm, chùa thu hút đông đảo du khách gần xa. Đặc biệt là Lễ hội chùa Yên Từ ngày 10/1 Âm lịch. Đây chính là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu hành và sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm. Bên cạnh đó, chùa còn nổi tiếng với resort Legacy Yên Tử chứa đựng mang đậm dấu ấn tinh thần Việt.
- Xem thêm: Review chùa Yên Tử Quảng Ninh
6.2. Chùa Cái Bầu
Địa chỉ: ĐT334, Hạ Long, Vân Đồn, Quảng Ninh
Khánh thành vào năm 2009, Chùa Cái Bầu là một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Quảng Ninh. Tọa lạc gần Khu du lịch Bãi Dài, chùa còn được biết đến là Thiền Viện Trúc Lâm Giác Tâm. Đến tham quan, vãn cảnh chùa, bạn như được tĩnh tâm giữa khung cảnh hữu tình, tựa núi đón biển tại chùa.
@thanhhangg1101
- Xem thêm:
Kinh nghiệm đi chùa Cái Bầu cho người mới
6.3. Đền Cửa Ông
Địa chỉ: Cửa Ông, Cẩm Phả, Quảng Ninh
Đền Cửa Ông là khu du lịch tâm linh thờ các nhân vật lịch sử thời Trần. Trong đó, nổi bật nhất là Hưng Nhương Đại Vương Trần Quốc Tảng, một vị tướng tài ba có công lao lớn trong giữ gìn thổ quyền đất nước.
@cochuhuji_299
Tọa lạc trên một ngọn đồi phía sau là núi đồi trùng điệp, trước mặt là Vịnh Bái Tử Long tuyệt đẹp. Đền Cửa Ông là điểm đến thu hút vô vàn du khách tới tham quan, vãn cảnh chùa. Đặc biệt, con số này càng thêm đông vào mỗi dịp lễ hội Đền Cửa Ông ngày 3/2 Âm lịch hằng năm.
- Tham khảo thêm: Đền Cửa Ông Quảng Ninh
6.4. Chùa Long Tiên
Địa chỉ: Lê Quý Đôn, P. Bạch Đằng, Hạ Long, Quảng Ninh
Được xây dựng vào năm 1941, Chùa Long Tiên là ngôi chùa lớn nhất tại Hạ Long. Với tuổi đời gần 80 năm tuổi, chùa không chỉ là một địa điểm du lịch, lễ bái vô cùng linh thiêng. Mà còn mang đậm dấu ấn kiến trúc Việt, đầy cổ kính.
@lolalissimo
Cảm ơn bạn Phuong Anh Nguyen với review Chùa Ba Vàng cực chất lượng. Để cập nhật thông tin và các địa điểm vui chơi, ăn uống mới nhất. Đừng quên theo dõi Halotravel thường xuyên nhé!
Bài viết bạn quan tâm:
Rate this post