Kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm nhỏ – 8+ kinh nghiệm cho người mới

Kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm nhỏ thế nào và cần bao nhiêu vốn? Là câu hỏi đặt ra của hàng trăm người muốn bắt đầu kinh doanh mỹ phẩm hiện nay. 

Chào các bạn, tôi là Nguyễn Ngọc Chiến ( Chiến Skin ) hiện là CEO của Komeco Việt Nam, Với kinh nghiệm gần 10 năm kinh doanh và trực tiếp tư vấn, hỗ trợ cho hàng trăm shop mỹ phẩm. Tôi xin chia sẻ 8 kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm nhỏ đắt giá giúp việc mở shop mỹ phẩm thành công. Những kinh nghiệm này là thực tế đúc rút từ những thật bại của hàng trăm shop mỹ phẩm mà tôi hỗ trợ và hợp tác.

1. Không hiểu rõ nguồn lực của mình khi kinh doanh mỹ phẩm

Câu hỏi tôi nghe nhiều nhất trong 10 năm kinh doanh mỹ phẩm từ người mới chuẩn bị mở shop mỹ phẩm. Anh ơi, em muốn bán mỹ phẩm cần bao nhiêu tiền để mở cửa hàng ạ?

Các bạn mới kinh doanh cho rằng Vốn là tiền mặt. Điều đó là hoàn toàn sai lầm nhé. Nếu kinh doanh mà cứ có tiền thành công thì ngân hàng họ đi kinh doanh hết các bạn à?

Hiểu đúng:

Nguồn lực kinh doanh (Vốn) = Kiến thức mỹ phẩm + kỹ năng bán + thương hiệu cá nhân + Tiền vốn.

1.1/ Kiến thức mỹ phẩm:

Mỹ phẩm kinh doanh khá đặc thù, đó là cần phải tư vấn nhiều hơn nếu muốn bán được hàng. Bạn tưởng tượng khách hàng da khô bạn lại bán cho sản phẩm dành cho da dầu thì rõ ràng không tốt.

Nếu bạn có  nhiều kiến thức về mỹ phẩm sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc tìm nhập sỉ mỹ phẩm tốt, mỹ phẩm nổi tiếng sẽ hỗ trợ đặc lực cho khâu bán sau này.

1.2/ Kỹ năng bán hàng

Nếu bạn có 1 kỹ năng bán hàng tốt thì đây là nguồn vốn rất lớn. Khách đến là chốt được đơn hàng thì ngoài sản phẩm thì người bán phải chuyên nghiệp. Bạn biết bán hàng, giai đoạn đầu sẽ giúp bạn biết cách chốt đơn và thu tiền về để hỗ trợ quay vòng vốn cho shop.

Ngược lại bạn có kỹ năng bán kém. Giai đoạn đầu, chưa có uy tín thì làm rất khó để khách mua hàng. Và hàng tồn đầy shop thì chết vốn.

Theo thống kê chúng tôi, shop mỹ phẩm mở mới 50% đóng cửa sau 4 tháng nếu như chủ shop có kỹ năng bán kém.

Kỹ năng bán hàng, kiến thức sản phẩm là rất quan trọng

1.3/ Thương hiệu cá nhân

Bạn tưởng tượng, trong cuộc chay đua cự ly 100 m. Nếu bạn xuất phát trước ở vạch 20m thì lợi thế sẽ lớn như thế nào với những người ở vạch 0 m. Trong kinh doanh mỹ phẩm online cũng vậy, thương hiệu cá nhân tốt đồng nghĩa với bạn đang ở “vạch 20m” so với những đối thủ rồi.

Chốt lại Thương hiệu cá nhân là 1 tài sản vô hình mà các bạn phải đặc biệt lưu tâm. Bạn là ai trong mắt bạn bè và đồng nghiệp? Mối quan hệ xã hội của bạn thế nào? Nếu những cái này mà tốt thì thật tuyệt vời. Giai đoạn đầu, shop mỹ phẩm mới mở bạn đã có 1 lượng khách hàng ủng hộ và có doanh thu nhanh lớn và nhanh.

Ngoài ra những người bạn sẽ là những kênh truyền thông quảng cáo cho shop của bạn. Phải trân trọng và tận dụng tối đa nguồn lực này.

Lấy một ví dụ nữa để các bạn hiểu thương hiệu cá nhân nếu có thì quý giá thế nào. Bạn thấy hàng chục ca sĩ, diễn viên, người mẫu… trên thế giới hay Việt nam gần đây đều khởi nghiệp kinh doanh mỹ phẩm. Và doanh thu ban đầu của họ rất tốt, đơn giản là họ đang tận dụng hình ảnh và thương hiệu cá nhân của mình.

Nếu thương hiệu cá nhân yếu thì sao? Không sao cả, vì nó chỉ là 1 điều kiện cần để hỗ trợ cho kinh doanh của bạn phát triển nhanh và tốt hơn. Bạn vẫn còn 3 nguồn vốn khác để kinh doanh mỹ phẩm tốt. Nhưng lưu ý hãy xây dựng cho mình 1 hình ảnh chủ shop kinh doanh uy tín và chân thành.

1.4/ Tiền vốn

Bây giờ tôi mới nói đến tiền. Đơn giản là nếu bạn không có tiền bạn vẫn có thể kinh doanh mỹ phẩm. Rất nhiều nơi tuyển cộng tác viên bán hàng, bạn chỉ cần có kỹ năng và kiến thức bán là bán được mà không cần mất tiền vốn. Đương nhiên, lợi nhuận bạn sẽ không được quá cao và khó có thể giúp bạn giàu. Muốn làm giàu từ kinh doanh mỹ phẩm bạn phải đổ cả tâm sức, thời gian, tiền bạc.

Trả lời cầu hỏi vốn mở shop mỹ phẩm nhỏ là bao nhiêu? Câu trả lời là không có con số chính xác. Vì để mở 1 shop mỹ phẩm thì tuỳ vào diện tích, địa điểm và mục tiêu kinh doanh bạn hướng tới mà cần ngân sách tương ứng

Tôi chỉ đưa ra con số nhỏ nhất thự tế mà tôi đã trực tiếp hỗ trợ. Shop này đang kinh doanh thành công.

Địa điểm:  Gần trường cấp 3, Thị trấn A của tỉnh Nam Định

Diện tích: 15m2

Tiền mặt bằng: 5 triệu/ 1 tháng x 3 tháng = 15 triệu

Tiền nội thất: 2 dãy Tủ nhôm kính + 1 kệ thu ngân: 30 triệu

Biển hiệu: 4 triệu

Sản phẩm nhập: 65 triệu ( chủ yếu hàng làm sạch, mặt nạ, son phấn)

Vậy tổng chi phí mở 1 shop nhỏ 15m2 là 114 triệu.

Shop mỹ phẩm này sau 6 tháng hoạt động, hiện tại ngày bán được từ 3 đến 5 triệu/ ngày. Thu nhập để ra của bạn chủ khoảng 20 triệu 1 tháng.

Vậy là “Vốn” kinh doanh mỹ phẩm gồm 4 yếu tố phía trên nhé. Nếu không có tiền bạn vẫn có thể kinh doanh mỹ phẩm được ( bạn chọn mô hình cộng tác viên).

2. Không biết mô hình bán mỹ phẩm mình làm là loại nào?

Theo kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm nhỏ có 5 loại hình bán mỹ phẩm bạn nên biết.

2.1/ Bán thuần online

Nếu vốn bạn yếu ( vài triệu đồng), mới va vào mảng mỹ phẩm thì chưa nên đi vay mượn, huy động vốn để mở shop offline.

Lời khuyên là tìm hiểu nâng cao kiến thức, kỹ năng bán hàng. Tập trung bán hàng qua facebook, zalo, sàn TMĐT. Khi bạn có 1 lượng doanh thu nào đó có thể đủ nuôi tiền mặt bằng thì tính mở shop là vừa.

Bán mỹ phẩm Online

2.2/ Shop bán hàng offline ( truyền thống)

Loại hình này cần vốn nhiều hơn, nhưng độ uy tín và khả năng sinh doanh thu cao. Lý do vì sẽ có thể tiếp cận khách hàng mới vãng lai nhanh và trực tiếp. Còn online cơ bản sẽ là người thân và bạn bè.

Tuy nhiên, rất nhiều shop mỹ phẩm offline truyền thống đang khó khăn thậm chí phá sản. Lý do cơ bản là họ không chịu quảng cáo truyền thông. Không tích hợp thêm kênh online.

Thường khách hàng của tôi là các chị có điều kiện 1 chút về kinh tế. Tận dụng nhà mình làm shop bán mỹ phẩm luôn. Đây là 1 lợi thế lớn và nếu bạn nào mới mở  mà có phải tận dụng.

2.3/ Kết hợp bán shop offline và online

Mô hình này, đơn giản là shop mỹ phẩm vừa có cửa hàng bán thực tế lại vừa phát triển kênh bán online. Thực tế chứng minh rằng phần lớn khách hàng của tôi hiện tại, có doanh thu hàng tỷ mỗi tháng đều ở kiểu bán này.

Sự tối ưu của mô hình này:

Shop offline: Tăng niềm tin cho khách, nơi khách hàng có thể xem và test mỹ phẩm thực tế. Nói cách hoa mỹ là trải nghiệm người mua hàng tốt hơn.

Kênh online: Với vai trò quảng bá nhanh và hiệu quả đến người dùng. Càng nhiều người biết thì đương nhiên sẽ ra tăng doanh thu. Ngoài ra với việc phát triển về giao vận hàng hoá, các shop cũng có thể bán hàng đi khắp cả nước mà không hề gặp khó.

2.4/ Phân phối mỹ phẩm

Nôm na bạn chính là 1 đầu sỉ mỹ phẩm.

Loại hình này chỉ giành cho những người nhiều kinh nghiệm về mỹ phẩm, và nhiều vốn. Bạn nào muốn tìm hiểu sâu về cách xây dựng kênh phân phối thì có thể gửi email cho tôi theo địa chỉ mrwinc01@gmail.com.

3. Không biết khách hàng mục tiêu của mình là ai?

60% số chủ shop mỹ phẩm, khi tôi hỏi đã không trả lời được hoặc rất chung chung 2 câu hỏi dưới đây.

  • (1) Người mua hàng của shop bạn là ai?

  • (2) Tại sao họ lại mua mỹ phẩm từ shop bạn?

Và thực tế những chủ shop này đã phải trả những cái giá khá đắt cho việc mình mơ ngủ mà vẫn đi kinh doanh.

Trả lời được câu (1): Bạn sẽ biết mình sẽ bán loại sản phẩm gì, nguồn gốc, tính năng nào để phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Rất nhiều shop mỹ phẩm có tệp khách hàng của mình là U30 lại đi nhập hàng son Ink về chỉ vì nó đang hot. Và rồi chỉ bán được vài cây còn lại không bán được và chết vốn.

Trả lời cầu (2). Bạn Sẽ tạo ra sự khác biệt của shop của bạn. Nói theo ngôn ngữ kinh doanh chính là chiến lược cạnh tranh của shop mỹ phẩm là gì.

Ví dụ trực quan

Shop mỹ phẩm của bạn và đối thủ bên cạnh cùng bán thỏi son Rose Dew Beauskin. Tại sao họ lại phải mua bên bạn mà không mua của đối thủ dù giá bán như nhau? Rất nhiều bạn ngây ngô bảo hàng của em tốt, hàng em chính hãng, hàng em chuẩn. Nhưng những cái gì chứng mình điều đó lại không đưa ra được.

Tham khảo các chiến lược cạnh tranh cơ bản sau để áp dụng:

+ Cạnh tranh về giá bán: Giá rẻ nhất, giá cạnh tranh nhất.

+ Cạnh tranh về dịch vụ bán: Ưu đãi, hậu mãi, bảo hành, trải nghiệm.

+ Cạnh tranh về sản phẩm ( đa dạng, mới, hiệu quả, hiếm)

+ Cạnh tranh bằng đội ngũ bán: Người bán chuyên nghiệp, uy tín, kiến thức chuẩn

Với sự cạnh tranh khá khốc liệt trong nghành mỹ phẩm. Để thành công Bạn cần tìm được ngách thị trường phù hợp cùng cách bán hàng có màu sắc riêng.

Bạn nào muốn chia sẻ thêm thì email lại cho mình: mrwinc01@gmail.com.

4. Không biết chọn loại mỹ phẩm nào sẽ bán tốt.

Người mới kinh doanh thường tham khảo ý kiến bạn bè, lướt 1 chút trên mạng xem có hàng nào hót rồi vội vã nhập về nhiều. Và kết cục là hàng bán được thì thiếu mà hàng tồn vẫn đầy, cho không ai lấy.

Kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm nhỏ của tôi:

  • Hãy lượn vài vòng xem quanh khu bạn định mở shop mỹ phẩm. Lên danh sách những hàng gì tốt, chủng loại nào, giá bao nhiêu.

  • Hỏi kinh doanh sale mỹ phẩm, Nguồn sỉ của các bạn xem hàng nào đang bán tốt giá sỉ thế nào và lại lên 1 list danh sách.

  • Xác định các sản phẩm theo mình là đúng nhu cầu khách

  • Phân chia nhóm sản phẩm mỹ phẩm:

          1/ Nhóm sản phẩm kéo ( mồi): Các sản phẩm hot, sản phẩm giá rẻ  thường có biên độ lợi nhuận thấp

          2/ Nhóm sản phẩm thu lợi: Sản phẩm có biên độ lợi nhuận cao

Ví dụ:

  • Tệp khách hàn là học sinh, sinh viên:  Nên nhập các hàng về make up hot và giá mềm như: Son Ink, sữa rửa mặt 3w, sữa rửa mặt TFS, Sữa rửa mặt Innisfree, kem mụn.

  • Còn tệp U30 trở lên : Thiên nhập sản phẩm dòng mỹ phẩm điều trị: Nám da, tàn  nhang, lão hoá da.

  • Nếu khách hàng của bạn là người có thu nhập cao, có hiểu biết mỹ phẩm thì bạn phải lưu ý các nguồn sỉ xách tay đồ hiệu, thương hiệu mỹ phẩm có tiếng.

5. Chọn nguồn nhập sỉ mỹ phẩm chuẩn?

Đa phần các bạn mới kinh doanh sẽ ưu tiên lùng nguồn sỉ nào mà giá rẻ nhất. Tuy nhiên lại thiếu khâu kiểm tra xem chất lượng nguồn hàng thế nào. Chính sách hỗ trợ bán hàng có gì không?

Lựa chọn nguồn mỹ phẩm chuẩn

Kết quả là hàng bị trộn cả hàng fake, nguồn hàng không ổn định đứt gãy, giá sỉ thì tăng giảm tuỳ hứng. Những điều này rất nguy hiểm cho việc kinh doanh của shop sau này.

Kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm nhỏ của tôi:

  • Tìm nhà sỉ lớn nhất vùng về dòng sản phẩm muốn tìm. Xin chính sách và báo giá

  • Check thông tin về độ uy tín thông qua kênh: Các shop đã nhập, kinh doanh sale mỹ phẩm.

  • Nhập hàng từ nguồn sỉ xách tay, luôn phải check lại sản phẩm xem có khác gì lần trước.

  • Biên độ lợi nhuận của sản phẩm cần nhập luôn phải đủ lớn. Thường biên độ lợi nhuận tối thiểu với hàng xách tay là 15% còn hàng công ty là 30%.

Nguồn sỉ mỹ phẩm chia làm 2 loại :
+ Nguồn sỉ xách tay: Cái này bạn nên tìm các nguồn sì mỹ phẩm từ Hà nội ở miền Bắc, Phía nam thì chọn nguồn từ Sài gòn

Bạn có thể tham khảo: Hebeco.vn; khomypham.vn
+ Nguồn sỉ công ty: Cái này bạn có thể tìm các nhà phân phối tỉnh của mình, hoặc liên hệ trực tiếp các công ty độc quyền phân phối thương hiệu đó tại Việt Nam. Cái này rất dễ đừng ngại ngùng vì bạn là khách hàng.

Bạn có thể tham khảo các đơn vị: Beauskin.vn; cdcosmetics; komeco.vn

6.  Chọn địa điểm mở shop mỹ phẩm không tốt.

Địa điểm shop mỹ phẩm mở mà cả ngày không có ai đi qua. Hoặc tuyến phố mà khách chỉ đi mà ít dừng lại như quốc lộ ( không phải tuyến mua sắm) thì đừng mong chờ nguồn khách lẻ.

Kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm nhỏ của tôi là: Cứ chọn khu gần trường học, khu chợ, khu phố mua sắm mà mở shop. Nhỏ 1 chút, đắt 1 chút cũng không sao. Doanh thu cao sẽ bù lại. Còn nếu không tìm được thì mở tại nhà và bán online. Đừng cứ cố mở 1 điểm mà vị trí không tốt trong khi phải thuê mặt bằng.

7. Quá cầu kỳ thiết kế thi công shop mỹ phẩm nhỏ

Các bạn nên nhớ là mình đang ít tiền. Mà cái gì muốn đẹp và hoành tráng là phải đổ nhiều tiền. Nhiều bạn mở shop mỹ phẩm kinh doanh. Vốn có 100 triệu thì làm nội thất rất đẹp, rất cầu kỳ hết 60 triệu. Số tiền còn lại khiến bạn đó rất bí bách trong nhập hàng về bán

Kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm của tôi cho thấy, bạn nên tập trung vốn cho hàng hoá. Vì chỉ hàng hoá mới đẻ ra tiền để giúp bạn hoạt động và phát triển.

Nếu vốn ít thì nội thất chỉ cần là các tủ nhôm kính với chi phí rẻ. Tuy nhiên biển hiệu quảng cáo vẫn phải làm đủ nổi bật.

Nếu bạn nhiều vốn hơn, thương hiệu cá nhân tốt. Thì nên đầu tư kệ tủ bằng gỗ. Nhớ tham khảo các thiết kế hoặc thuê đơn vị thiết kế cho đồng bộ. 

Tuy nhiên tôi vẫn lưu ý. Luôn phải trung thành 1 triết lý là thể hiện được đây là shop bán mỹ phẩm – Sạch sẽ – gọn gàng.

Bạn nên tìm hiểu và lấy báo giá từ 2 đơn vị thi công trở lên trước khi làm nhé.

8. Coi nhẹ quản lý và vận hành cửa hàng.

Nhiều shop bán mỹ phẩm rất tốt nhưng lợi nhuận lại không còn thậm trí phá sản. Vậy lý do là gì? Theo khảo sát cá nhân tôi với hơn 100 shop mỹ phẩm vừa và nhỏ thì có 4 nguyên chính sau:

1/ Thất thoát hàng hoá

2/ Không kiểm soát hàng dẫn tới hàng hết date,

3/ Công nợ khách không quản lý được

4/ Không kiểm soát quỹ tiền mặt tiêu pha lẫn vào vốn.

Với kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm của tôi  để hạn chế các vấn đề trên bạn phải chú ý:

1/ Bạn luôn phải trau rồi và học hỏi về kinh doanh

2/ Tiền là vật bất ly thân. Dù đông nhân viên mấy thì mình vẫn luôn là người thu tiền

3/ Thường xuyên kiểm hàng tối thiểu 1 tuần 1 lần để biết hàng tồn hay hết.

Giới thiệu 5 nguồn sỉ mỹ phẩm:

Nguồn xách tay:

Hebeco.vn

Mypham24.vn

Nguonmypham.vn

Nguồn công ty:

Komeco.vn

Beauskin.vn

Cdcosmetics.vn

Kết Luận

Trên là 8 kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm nhỏ mà tôi rút ra từ việc hỗ trợ hàng trăm chủ shop khởi nghiệp kinh mỹ phẩm. Hi vọng các bạn sẽ hiểu và áp dụng vào công việc mở shop mỹ phẩm nhỏ của mình. Nếu cần được tư vấn hãy gọi số 0909.836.225 ( Zalo) hoặc email: mrwinc01@gmail.com

Chúc các bạn thành công.

Rate this post

Viết một bình luận