Xu hướng thời trang tóc ngày càng phát triển ở Việt Nam, chính vì vậy mà rất nhiều bạn trẻ muốn tự mình làm chủ bằng cách mở tiệm làm tóc nhỏ. Công việc này không mang lại doanh thu cao mà nó còn giúp người làm phát huy thế mạnh bản thân lên một tầm cao mới.
Nhưng điều mà hầu hết mọi người đang quan tâm đó chính là chi phí mở 1 tiệm làm tóc nhỏ là bao nhiêu, và cần những giấy tờ thủ tục gì không! Thậm chí là nhiều bạn còn không biết là mở tiệm làm tóc có cần đóng thuế không nữa!
Bởi vậy, bạn hãy tham khảo bài viết sau đây!
Điều cần biết khi mở tiệm làm tóc nhỏ:
Điều đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trong kế hoạch xây dựng và phát triển tiệm đó chính là chi phí mở một tiệm làm tóc nhỏ là bao nhiêu?
Mở tiệm cắt tóc cần bao nhiêu vốn
Kinh nghiệm cho việc mở tiệm tóc tóc nhỏ thành công chính là bạn phải chuẩn bị cho mình một kế hoạch về vốn. Có thể là ở thành phố hoặc nông thôn, nhưng việc quản lý tiệm tóc cũng sẽ phải xoay quanh một số tiêu chí sau đây:
Chi phí về mặt bằng
Bạn nên căn cứ vào khả năng tài chính của bản thân để lựa chọn một mặt bằng kinh doanh phù hợp, có thể là tại các trung tâm mua sắm, một ki ốt nhỏ, hoặc nếu bạn cũng có thể mở một tiệm làm tóc nhà độc lập nếu như có đủ khả năng.
Phương án khác chính là thuê, hoặc mua lại tiệm làm tóc cũ. Việc này giúp bạn đỡ công thiết kế kiến trúc vì nó đã có từ trước, chỉ cần sửa lại cho phù hợp với nhu cầu bạn cần.
Nhưng nên cẩn trọng vì có nhiều rủi ro khác có thể ảnh hưởng đến công việc kinh doanh tiệm tóc của bạn, vì có thể bởi nhiều lý do như an ninh, trật tự, môi trường ô nhiễm, đại loại là có nhiều lý do khiến chổ đó làm ăn không tốt.
Nếu mở tiệm cắt tóc nhỏ ở quê thì diện tích phù hợp là khoảng từ 35m2 – 50m2 với giá thuê từ 1,5 đến 2 triệu đồng một tháng chưa bao gồm chi phí điện nước… nếu cộng tất cả các khoản chi phí: điện, nước, vệ sinh… giá vào khoảng 3 triệu đồng 1 tháng.
Còn nếu mở tiệm tóc ở thành phố thì rất khó nói, vì mỗi con đường ở thành phố thuê mặt bằng sẽ có giá khác nhau. Việc của bạn là xem lại tài chính và có lựa chọn đánh giá tốt hơn.
theo như kinh nghiệm thì trung bình có thể lên tới 5 triệu đến 7 triệu đồng hàng tháng, hoặc thậm chí 10 triệu đến 15 triệu đồng với các địa điểm có vị trí đẹp, gần trung tâm thành phố.
Chia sẻ kinh nghiệm tự mở tiệm làm tóc nhỏ với số vốn phù hợp nhất
Chi phí về thiết kế, trang trí
Đối với tiệm cắt tóc có quy mô nhỏ và vừa thì chi phí đầu tư cho thiết kế, trang trí không gian và mua sắm trang thiết bị vào khoảng 25 đến 30 triệu. Nên trang trí không gian theo phong cách càng đơn giản càng tốt, tiện nghi, gọn gàng và thuận tiện cho thợ thao tác.
Chi phí về marketing, quảng bá thương hiệu
Bạn nên tạo biển quảng cáo thu hút, tạo được điểm nhấn, không quá màu mè đồng thời hài hòa với tiệm cắt tóc của mình.
Chi phí làm biển quảng cáo thường dao động trong khoảng từ 4 triệu đồng đến 10 triệu đồng giúp bạn nhanh chóng có một biển quảng cáo ấn tượng và bắt mắt.
Bạn cũng nên sử dụng Google Business để tạo Maps và khẳng định thương hiệu nếu khách hàng tìm kiếm.
Tiết kiệm chi phí sẽ giúp công việc mở tiệm làm tóc nhỏ đạt hiệu quả hơn, vì thời gian đầu lúc nào cũng khó khăn
Chi phí để mua sắm dụng cụ, trang thiết bị
Chi phí mua sắm trang thiết bị là khoản chi phí cần thiết khi chưa biết mở tiệm cắt tóc nhỏ cần bao nhiêu vốn.
Vì ý định của bạn là mở tiệm cắt tóc nhỏ nên một số trang thiết bị cơ bản mà bạn cần mua là gương lớn, ghế cắt, giường gội, giá để đồ, máy uốn, máy sấy tóc, ghế khách chờ, bộ cắt giũa móng tay và áo choàng cắt tóc.
Ban đầu chỉ cần mua những thứ thật sự cần thiết, khi bắt đầu có lợi nhuận bạn có thể đầu tư thêm.
Đối với một số vật dụng nếu không cần thiết phải mua sắm mới thì có thể mua đồ thanh lý ở các cửa hàng salon tóc khác để giảm thiểu chi phí cho việc đầu tư kinh doanh.
Cần vốn để nuôi nhân viên
Không cần phải tuyển thêm thợ vào 3 – 6 tháng đầu tiên.
Nếu bạn làm chủ nhưng không phải thợ chính thì chi phí sẽ tăng lên rõ rệt, khoảng 3,5 triệu – 4 triệu cho thợ phụ chưa có tay nghề, còn thợ chính đứng cắt tóc sẽ rơi vào tầm 8 triệu – 10 triệu.
Khi cửa hàng đi vào hoạt động thuận lợi, nếu lượng khách tăng thì bạn nên cân nhắc một số nhân viên cắt tóc có tay nghề, nhân viên chuyên gội đầu cho khách.
Kinh nghiệm mở tiệm làm tóc nhỏ không phải ai cũng biết? 2021 8
Cần đăng ký kinh doanh không?
Khoản 1, điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định thì bạn kinh doanh dịch vụ làm đầu, làm tóc tại nhà của bạn thì bạn bắt buộc phải đăng ký kinh doanh, bạn có thể lựa chọn hình thức hộ kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp tùy vào quy mô bạn kinh doanh.
Trích:”
“1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.”
Mở quán cắt tóc có phải nộp thuế không?
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 1 Thông tư 92/2015/TT-BTC và Khoản 1 Điều 3 của Nghị định 139/2016/ND-CP thì nếu doanh thu của bạn hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống thì sẽ không phải đóng thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và được miễn lệ phí môn bài.
Tuy nhiên, ở trường hợp ngược lại nếu doanh thu của tiệm cắt tóc của bạn từ 100 triệu đồng trở lên/ năm thì bạn sẽ phải đóng cả 3 loại thuế này cụ thể theo các mức sau:
Đối với mức đóng lệ phí môn bài thì tuỳ theo mức doanh thu của bạn sẽ phải đóng ở các mức khác nhau theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP gồm các mức sau:
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.
Đối với thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng thì Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định mức thuế bạn phải đóng như sau:
Số thuế phải nộp = Doanh thu tính thuế x Tỷ lệ tính thuế
Tỷ lệ % thuế GTGT: 5%;
Đối với thuế TNCN thì số thuế phải nộp = Thu nhập tính thuế x thuế suất (Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2007)
Thuế suất Thuế TNCN: 2%
Tư vấn cách mở tiệm làm tóc nhỏ:
Bạn đã xem qua các vấn đề cần phải chuẩn bị trước khi tạo cho mình một công việc kinh doanh bằng tiệm làm tóc. Vậy làm cách nào để vận hành một tiệm cắt tóc hiệu quả.
Bí quyết mở tiệm cắt tóc nam, nữ thành công:
Tham khảo 2 bí quyết mở tiệm làm tóc nhỏ hiệu quả dưới đây, và có thể bạn sẽ thấy mình ở trong đó.
Yếu tố ảnh hưởng chủ chốt chính là tay nghề
Tay nghề là yếu tố cơ bản bắt buộc bạn phải có thì mới có thể mở được tiệm làm tóc. Không giống như những ngành nghề kinh doanh khác, nghề làm tóc vốn lớn nhất chính là tay nghề. Đôi tay của bạn có thể tạo nên tiếng tăm lớn và uy tín cho tiệm.
Dù salon có quy mô lớn đến cỡ nào mà tay nghề không thành thạo chắc chắn sẽ không có một khách hàng nào đủ dũng cảm để giao mái tóc của họ cho bạn. Vì vậy, điều đầu tiên bạn cần chính là phải đầu tư vào học nghề tóc cho vững, có kiến thức và kỹ năng sau đó mới thực hành.
Niềm đam mê trong công việc
Đúng là phải có đam mê mới theo được nghề này, áp lực tâm lý không hề nhỏ. Chỉ cần có đam mê bạn học hỏi sẽ rất nhanh. Nếu làm tốt, chỉ sau vài tháng là có thể thu hồi vốn thôi.
Niềm đam mê sẽ kéo theo sự kiên trì và kiên trì sẽ dẫn đến sự thành công. Như thế, tôi tin chắc rằng, salon tóc của bạn sẽ sớm thu hút được rất nhiều khách hàng ghé đến một khi bạn có đam mê, tràn đầy nhiệt huyết mỗi ngày.