Kinh tế xây dựng là gì trong ngành kinh tế? Bạn có biết?

Nếu bạn đang băn khoăn có nên lựa chọn chuyên ngành kinh tế xây dựng cho mình hay không thì hãy đọc ngay bài viết để để tìm thấy những thông tin cần thiết về chuyên ngành này. Hiểu được kinh tế xây dựng là gì sẽ giúp bạn có được định hướng tốt hơn hay không? Và cơ hội việc làm của ngành này ra sao?

1. Bạn có biết kinh tế xây dựng là gì không?

1.1. Tìm hiểu về kinh tế xây dựng là gì?

Kinh tế xây dựng là một trong những chuyên ngành của xây dựng. Kinh tế xây dựng là sự kết hợp của hai lĩnh vực lại với nhau đó là kinh tế và xây dựng. Thông qua kinh tế xây dựng giúp quản lý vấn đề tài chính trong quá trình xây dựng, thông kê tài chính sử dụng trong quá trình triển khai các dự án xây dựng của doanh nghiệp được minh bạch và tối ưu nhất.

Nếu bạn yêu thích ngành kinh tế và muốn thử sức với ngành xây dựng thì đây là một lựa chọn cho bạn trong ngành học và nghề nghiệp của bản thân. Đây là một nghề đầy triển vọng và có tương lai phát triển tốt, bởi ngành xây dựng là một trong những ngày hiện nay và tương lai sẽ không ngừng phát triển hơn nữa.

Kinh tế xây dựng là gì? Kinh tế xây dựng là gì?

Để hiểu rõ hơn về ngành kinh tế xây dựng là gì trong nền kinh tế? Ta sẽ có mô tả ngành kinh tế xây dựng khi bạn là một kỹ sư kinh tế xây dựng như sau:

– Khi bạn là một kỹ sư ngành kinh tế xây dựng bạn sẽ là người lập và quản lý hồ sơ về các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào đó, lên dự toán cho việc xây dựng công trình của doanh nghiệp.

– Bạn còn đảm nhiệm công việc lập hồ sơ dự thầu cho doanh nghiệp bạn: Bạn cần lập dự toán cho thầu công trình đó với mức giá bao nhiêu, kiểm tra khối lượng, hồ sơ mời thầu, và làm sao để giá thầu công trình ở mức tối thiểu nhất mà vẫn đạt được lợi ích tối đa; lập kế hoạch dự chi cho việc thi công các công trình xây dựng; đưa ra các phương án cho việc mời thầu đánh giá các hồ sơ dự thầu.

– Bạn cần có sự chủ động để kết hợp với các bộ phận chức năng thi công công trình và hoàn thành tốt nhất cho công trình đó.

– Bạn sẽ là người quản lý kinh phí cho công trình của mình, quản lý đơn giá và giá của vật liệu trên thị trường khi sử dụng vào công trình.

– Khi là kỹ sư kinh tế xây dựng bạn cần có các kỹ năng chuyên môn để phân tích kinh tế tài chính sử dụng trong dự án được hiệu quả nhất.

– Thường xuyên làm công tác thẩm tra chất lượng của dự án về dự toán tài chính và dự toán cho công trình xây dựng

Trên đây là một số công việc mà một người kỹ sư kinh tế cần phải làm và hoàn thành trách nhiệm của mình với vị trí công việc được giao.

Tuyển dụng kỹ sư kinh tế xây dựng

1.2. Tố chất cần có để theo đuổi ngành kinh tế xây dựng là gì?

Bạn cần có tốt chất như thế nào để theo đuổi ngành kinh tế xây dựng? Đây chắc là thắc mắc của một số bạn khi muốn học ngành kinh tế xây dựng như sau:

– Một tiền đề tốt cho bạn khi muốn theo đuổi ngành kinh tế xây dựng đó là bạn cần học giỏi những môn ở khối tự nhiên như toán, lý, hóa, và tiếng Anh cũng là một ngoại ngữ cần thiết mà bạn không nên thiếu.

– Bạn có niềm yêu thích của cá nhân với ngành xây dựng. Khi bạn yêu thích nó sẽ giúp bạn có động lực để phát triển và đi lâu hơn với ngành.

– Tổ chất không thể thiếu của bất kể lĩnh vực nào đó chính là thích tìm tòi và ham học hỏi. Nó sẽ giúp bạn đến với thành công và phát triển với chính ngành nghề của mình.

– Kỹ năng làm việc nhóm cũng là một tốt chất cần thiết để bạn có thể thành công với công việc và đoàn kết để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

– Bất kể ngành nào cũng có áp lực riêng, tuy nhiên khi làm việc với ngành kinh tế xây dựng khiến bạn cực kỳ áp lực với việc quản lý tài chính cho dự án xây dựng của doanh nghiệp.

– Để có thể tiến xa hơn trong công việc bạn cần có một tư duy độc lập và logic các vấn đề để làm việc một cách khoa học và hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

Nếu bạn có đầy đủ các tố chất trên vậy tại sao bạn không lựa chọn một ngành kinh tế xây dựng phù hợp với mình chứ. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về ngành kinh tế xây dựng trong phần tiếp theo của bài viết này. Chắc chắn với các thông tin cung cấp ở phần tiếp theo sẽ giúp bạn có một phần thông tin định hướng tốt hơn.

2. Một số vấn đề về ngành kinh tế xây dựng bạn nên biết

2.1. Chương trình đào tạo ngành kinh tế xây dựng

Khi quyết định theo học ngành kinh tế xây dựng bạn sẽ được đào tạo với các môn học cụ thể như sau:

– Các môn học đại cương: Môn giải tích, môn đại số tuyến tính, ngoại ngữ, pháp luật đại cương, tin học đại cương, giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất, nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối Cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, xác suất thống kê, kỹ năng làm việc nhóm.

– Các môn cơ sở:

+ Các môn bắt buộc của chương trình cơ sở như sau: Kinh tế học, tài chính tiền tệ, nguyên lý thống kê, kinh tế lượng, điều tra quy hoạch, hình họa và vẽ kỹ thuật, trắc địa đại cương, địa kỹ thuật, máy xây dựng, sức bền vật liệu, cơ học xây dựng, thiết kế đường ô tô, công trình nhân tạo, vật liệu xây dựng, đo bóc khối lượng xây dựng, thực tập kỹ thuật.

+ Các môn tự chọn cho chương trình đào cơ sở: Khoa học quản lý, quản trị kinh doanh, pháp luật xây dựng, pháp luật kinh tế, tài chính doanh nghiệp xây dựng, thị trường tài chính, đường sắt, thủy văn, quản lý hợp đồng xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng.

– Các môn chuyên ngành:

+ Các môn học bắt buộc với các môn chuyên ngành như sau:

1, Kinh tế – quản lý khai thác cầu đường, kinh tế quản lý khai thác công trình cầu đường, kế hoạch khai thác và an toàn giao thông, định mức kỹ thuật và định giá khai thác cầu đường, bảo dưỡng và sửa chữa đường ô tô, kế toán đơn vị khai thác, tổ chức thi công bảo dưỡng sửa chữa công trình, phân tích hoạt động khai thác công trình, khai thác và kiểm định cầu;

2, Kinh tế xây dựng công trình giao thông, môn kinh tế xây dựng, chiến lược kinh doanh và kế hoạch hóa, định mức kỹ thuật và định giá sản phẩm xây dựng, thống kê đầu tư xây dựng, kế toán xây dựng cơ bản, tổ chức và quản lý thi công xây dựng, phân tích hoạt động kinh tế và doanh nghiệp xây dựng, lập và phân tích dự án đầu tư.

– Các môn học cho phần tự chọn:

1, Kinh tế – quản lý khai thác cầu đường, quản lý tài chính trong khai thác công trình cầu đường, thanh toán và quyết toán trong xây dựng, thống kê khai thác cầu đường, quản lý đơn vị khai thác;

2, Kinh tế xây dựng công trình giao thông, thanh toán và quyết toán trong xây dựng, hoạch toán nội bộ, marketing trong xây dựng, lập hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu trong xây dựng.

Trên đây là các môn học đào tạo ngành kinh tế xây dựng trong chương trình giảng dạy của từng trường. Tuy nhiên, chương trình đào tạo của các trường sẽ có chút khác nhau để phù hợp nhất với mô hình giảng dạy của từng trường. Nhưng dù bất kỳ mô hình giảng dạy nào cũng vẫn cung cấp đầy đủ cho bạn những kiến thức chuyên môn trong ngành kinh tế xây dựng đầy đủ để bạn có thể tốt nghiệp với bằng kỹ sư kinh tế xây dựng.

Ngành kinh tế xầy dựng là gì? Đào tạo như thế nào? Ngành kinh tế xầy dựng là gì? Đào tạo như thế nào?

2.2. Khối thi tuyển sinh của các trường đại học với ngành kinh tế xây dựng?

Bạn đang có dự định vào trường thì đây là các khối mà bạn có thể xem xét thi để được xét tuyển ngành kinh tế xây dựng:

+ Khối A00 – Toán học, hóa học, vật lý

+ Khối A01 – Toán học, vật lý, tiếng Anh

+ Khối D01 – Ngữ văn, toán học, tiếng Anh

+ Khối D02 – Ngữ văn, toán học, tiếng Nga

Bạn có thể tham khảo cụ thể từng trường để biết được trường đó tuyển sinh ngành kinh tế xây dựng với khối thi nào.

2.3. Danh sách các trường ở nước ta hiện nay đào tạo ngành kinh tế xây dựng?

Gợi ý cho bạn các trường đại học trong cả nước có đào tạo chuyên ngành kinh tế xây dựng, cụ thể như sau:

* Các trường ở khu vực miền Bắc

– Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải

– Trường Đại học Giao thông Vận tải

– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

– Trường Đại học Phương Đông

* Các trường ở khu vực miền Trung

– Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng

– Trường Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị

– Trường Đại học Vinh

* Các trường ở khu vực miền Nam

– Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh

– Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

Với các ngôi trường này sẽ cho bạn những môi trường học tập khác nhau, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn cho mình một ngôi trường phù hợp nhất với mình.

2.4. Mã ngành kinh tế xây dựng và điểm chuẩn xét tuyển ngành?

– Mã ngành kinh tế xây dựng – 7580301.

– Điểm chuẩn ngành kinh tế xây dựng có chút khác nhau do có hai hình thức xét tuyển chuyên ngành này. Với việc xét tuyển kết quả từ kỳ thi THPT quốc gia thì điểm chuẩn là từ 13 – 18 điểm tùy vào từng trường. Còn đối với hình thức xét tuyển bằng học bạn thì điểm chuẩn xét tuyển vào trường giao động từ 18 đến 19 điểm.

Điểm xét tuyển của chuyên ngành này không quá cao phù hợp với rất nhiều các đối tượng. Với mức điểm của bạn không quá cao vậy tại sao không lựa chọn chuyên ngành kinh tế xây dựng để theo đuổi nghề nghiệp tương lai cho mình.

3. Cơ hội việc làm cho bạn trong ngành kinh tế xây dựng hiện nay?

Cơ hội việc làm cho bạn khi học ngành kinh tế xây dựng là gì? Cơ hội việc làm cho bạn khi học ngành kinh tế xây dựng là gì?

3.1. Bạn có thể làm việc ngành kinh tế xây dựng ở đâu?

Với sự phát triển của nền kinh tế như hiện nay, đặc biệt là ngành xây dựng cùng phát triển song song với nền kinh tế thì ngành kinh tế xây dựng có một cơ hội việc làm rộng mở và nhiều sự lựa chọn cho mình hơn. Hãy lựa chọn cho mình một vị trí phù hợp với bản thân mình:

– Trở thành một quản lý xây dựng tại các cơ quan như bộ xây dựng, bộ tài chính, bộ giao thông vận tải, bộ kế hoạch và đầu tư, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, kho bạc nhà nước, ngân hàng phát triển,… các cơ quan quản lý kinh tế nhà nước.

– Bạn cũng có thể làm việc tại cơ quan quản lý về đầu tư ở địa phương như sở xây dựng, sở giao thông vận tải, sở kế hoạch và đầu tư, sở tài chính,… Các cơ quan nhà nước về quản lý ở địa phương. Với lựa chọn nghề nghiệp này bạn có thể tìm kiếm cho mình một công việc tại chính quê của mình rất tiện lợi.

– Bạn cũng có thể lựa chọn làm việc ở viên nghiên cứu về kinh tế và quản lý xây dựng để nghiên cứu về các vấn đề mà bản thân quan tâm.

– Bạn có thể làm việc quản lý doanh nghiệp trong công tác đấu thầu, đầu tư. Trở thành một nhà quản lý các công trình xây dựng mà doanh nghiệp đó đầu tư cũng là một lựa chọn không tồi. Bạn có thể xin việc trong các công ty, doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản.

– Bạn cũng có thể vận dụng kiến thức của mình cho việc tư vấn về việc lập kế hoạch đầu tư và phân tích về dự án đầu tư, và công tác thẩm tra dự toán cho các doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn.

– Bạn cũng có thể lựa chọn làm việc trong các công ty tài chính, công ty bảo hiểm hoặc các ngân hàng thương mại với vị trí là nhân viên thẩm định dự án.

– Bạn cũng có thể làm việc tại các ban quản lý dự án công trình xây dựng và các chủ đầu từ về dự án xây dựng công trình với vị trí là quản lý dự án xây dựng đó.

– Một lựa chọn không nên bỏ qua với các bạn trẻ giỏi và có mong muốn được đứng giảng và truyền đạt lại kiến thức của mình cho các lớp thế hệ tiếp theo thì là một giảng viên ngành kinh tế xây dựng cùng không phải là lựa chọn tồi.

3.2. Giải đáp thắc mắc về mức lương cho ngành kinh tế xây dựng như thế nào?

Ngành kinh tế xây dựng không phải là một nghề “hot” tuy nhiên đây là một ngành có cơ hội để phát triển và thăng tiến trong ngành. Mới lương khi bạn có thể nhận được giao động từ 7 triệu – 15 triệu đồng/tháng. Mức mực tùy thuộc vào vị trí bạn làm việc, quy mô doanh nghiệp và năng lực làm việc của bạn. Mức lương của bạn có thể còn cao hơn nếu bạn có kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng chuyên môn tốt.

Qua chia sẻ về định hướng nghề nghiệp cho bạn về ngành kinh tế xây dựng, chắc chắn bạn đã biết kinh tế xây dựng là gì? Và có những thông tin cần thiết về ngành kinh tế xây dựng tại bài viết này.

Chia sẻ:

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Rate this post

Viết một bình luận