Kinh Thánh nói gì về thuật chiêm tinh hay cung hoàng đạo? Có phải thuật chiêm tinh là điều mà Cơ Đốc nhân nên học biết không?

Câu hỏi

Kinh Thánh nói gì về thuật chiêm tinh hay cung hoàng đạo? Có phải thuật chiêm tinh là điều mà Cơ Đốc nhân nên học biết không?

Trả lời

Có nhiều chỗ trong Kinh Thánh nói về những ngôi sao. Sự hiểu biết cơ bản nhất của chúng ta về các ngôi sao chính là Đức Chúa Trời tạo dựng nên chúng. Chúng bày tỏ năng quyền và sự oai nghiêm của Ngài. Các bầu trời là “công việc tay Chúa làm” (Thi thiên 8:3; 19:1). “Ngài đếm số các vì sao, Gọi từng tên hết thảy các vì ấy” (Thi thiên 147:4).

Kinh Thánh cũng dạy rằng Thiên Chúa sắp xếp các ngôi sao thành các nhóm dễ nhận biết mà chúng ta gọi là chòm sao. Kinh Thánh đề cập đến 3 trong số các chòm sao đó: Sao cày (chòm sao O-ri-on), Bắc đẩu (chòm đại hùng tinh) và chòm sao con rẳn (nghe có vẻ là chòm sao Thiên vương) trong Gióp 9:9; 26:13; 38:31-32, và A-mốt 5:8. Những phân tương tự cũng nói về những ngôi sao tạo thành chòm sao Rua (nhóm bảy ngôi sao). Đức Chúa Trời là Đấng duy nhất “riết các dây chằng” của những chòm sao; Ngài là Đấng duy nhất tách chúng ra, “tùy theo mùa của chúng”. Trong Gióp 38:32, Gióp cũng nói về “các cung hoàng đạo” thường được dịch là “các chòm sao”. Điều này được nhiều người hiểu là mười hai chòm sao trong cung hoàng đạo.

Các chòm sao đã được theo dõi và nghiên cứu hàng thiên niên kỷ nay. Người Ai Cập và người Hy Lạp biết về cung hoàn đạo và dùng nó để đo lường sự khởi đầu của mùa xuân hàng thế kỉ trước khi Chúa ra đời. Có nhiều văn bản viết về ý nghĩa cung hoàng đạo của các chòm sao, bao gồm các giả thuyết cho rằng các chòm sao đó bao hàm sự trình bày từ thời cổ xưa về kế hoạch cứu chuộc của Đức Chúa Trời. Chẳng hạn, chòm sao Sư tử được xem như là một mô tả của thiên đàng về Sư tử của chi phái Giu-đa (Khải huyền 5:5), và Xử nữ có thể làm người ta liên tưởng đến nữ đồng trinh sẽ hạ sinh Đức Chúa Giê-xu. Tuy nhiên, Kinh Thánh không nói bất kì điều gì về “ý nghĩa ẩn giấu” cho những chòm sao này hay những chòm sao khác.

Kinh Thánh chép rằng những ngôi sao, cùng với mặt trời và mặt trăng được xem là “các dấu hiệu” và “các mùa” (Sáng thế kí 1:14), các ngôi sao mang ý nghĩa đánh dấu thời gian cho chúng ta. Chúng cũng là “dấu hiệu” của các chỉ số định hướng, và trong suốt lịch sử nhận loại, người ta dùng các ngôi sao để làm biểu đồ cho các chuyến đi của họ trên khắp địa cầu.

Đức Chúa Trời dùng những ngôi sao để minh chứng cho lời hứa của Ngài đối với Áp-ra-ham dòng dõi không thể đếm được (Sáng thế kí 15:5). Vì thế, mỗi khi Áp-ra-ham nhìn lên bầu trời đêm, ông được nhắc nhớ về một Đức Chúa Trời thành tín và tối lành. Sự đoán phạt cuối cùng của thế gian cũng sẽ được đi kèm bởi các sự kiện thiên văn liên quan đến các vì sao (Ê-sai 13:9-10; Giô-ên 3:15; Ma-thi-ơ 26:29).

Thuật chiêm tinh là “lời giải thích” về ảnh hưởng giả định của các ngôi sao (và các hành tinh) tác động lên vận mệnh con người. Đây là một niềm tin sai lạc. Các thuật sĩ của hoàng gia Ba-by-lôn đã phải hổ thẹn bởi tiên tri Đa-ni-ên (Đa-ni-ên 1:20) và không thể nào giải thích được giấc mộng của vua (Đa-ni-ên 2:27). Đức Chúa Trời cũng định các thuật sĩ chiêm tinh là một trong những người phải bị thiêu đốt như rơm trong sự phán xét của Chúa (Ê-sai 47:13-14). Thuật chiêm tinh là một hình thức bói toán bị cấm trong Kinh Thánh (Phục truyền 18:10-14). Đức Chúa Trời cũng cấm con dân Do Thái thờ phượng và hầu việc “toàn cả thiên binh” (Phục truyền 18:19). Tuy nhiên, rất nhiều lần trong suốt lịch sử, dân Do Thái lại phạm phải tội này rất nặng (II Các vua 17:16 là một ví dụ). Đức Chúa Trời đoán phạt họ mỗi khi họ thờ lạy các vì sao trên trời.

Các vì sao bày tỏ kì quan trong năng quyền, sự khôn ngoan, và vô hạn của Đức Chúa. Chúng ta nên dùng các tinh tú để theo dõi thời gian nơi chốn và nhắc cho chúng ta về sự thành tín của Đức, và bản chất giao ước được lưu giữ của Ngài. Trong đó, chúng ta nhận biết Đức Tạo Hóa của các từng trời. Sự khôn ngoan của chúng ta đến từ Đức Chúa Trời, chứ không phải từ các vì sao (Gia-cơ 1:5). Lời của Đức Chúa Trời, tức Kinh Thánh, là kim chỉ nam của cuộc đời chúng ta (Thi thiên 119:105)

English


Trở lại trang chủ tiếng Việt

Kinh Thánh nói gì về thuật chiêm tinh hay cung hoàng đạo? Có phải thuật chiêm tinh là điều mà Cơ Đốc nhân nên học biết không?

Có nhiều chỗ trong Kinh Thánh nói về những ngôi sao. Sự hiểu biết cơ bản nhất của chúng ta về các ngôi sao chính là Đức Chúa Trời tạo dựng nên chúng. Chúng bày tỏ năng quyền và sự oai nghiêm của Ngài. Các bầu trời là “công việc tay Chúa làm” (Thi thiên 8:3; 19:1). “Ngài đếm số các vì sao, Gọi từng tên hết thảy các vì ấy” (Thi thiên 147:4).Kinh Thánh cũng dạy rằng Thiên Chúa sắp xếp các ngôi sao thành các nhóm dễ nhận biết mà chúng ta gọi là chòm sao. Kinh Thánh đề cập đến 3 trong số các chòm sao đó: Sao cày (chòm sao O-ri-on), Bắc đẩu (chòm đại hùng tinh) và chòm sao con rẳn (nghe có vẻ là chòm sao Thiên vương) trong Gióp 9:9; 26:13; 38:31-32, và A-mốt 5:8. Những phân tương tự cũng nói về những ngôi sao tạo thành chòm sao Rua (nhóm bảy ngôi sao). Đức Chúa Trời là Đấng duy nhất “riết các dây chằng” của những chòm sao; Ngài là Đấng duy nhất tách chúng ra, “tùy theo mùa của chúng”. Trong Gióp 38:32, Gióp cũng nói về “các cung hoàng đạo” thường được dịch là “các chòm sao”. Điều này được nhiều người hiểu là mười hai chòm sao trong cung hoàng đạo.Các chòm sao đã được theo dõi và nghiên cứu hàng thiên niên kỷ nay. Người Ai Cập và người Hy Lạp biết về cung hoàn đạo và dùng nó để đo lường sự khởi đầu của mùa xuân hàng thế kỉ trước khi Chúa ra đời. Có nhiều văn bản viết về ý nghĩa cung hoàng đạo của các chòm sao, bao gồm các giả thuyết cho rằng các chòm sao đó bao hàm sự trình bày từ thời cổ xưa về kế hoạch cứu chuộc của Đức Chúa Trời. Chẳng hạn, chòm sao Sư tử được xem như là một mô tả của thiên đàng về Sư tử của chi phái Giu-đa (Khải huyền 5:5), và Xử nữ có thể làm người ta liên tưởng đến nữ đồng trinh sẽ hạ sinh Đức Chúa Giê-xu. Tuy nhiên, Kinh Thánh không nói bất kì điều gì về “ý nghĩa ẩn giấu” cho những chòm sao này hay những chòm sao khác.Kinh Thánh chép rằng những ngôi sao, cùng với mặt trời và mặt trăng được xem là “các dấu hiệu” và “các mùa” (Sáng thế kí 1:14), các ngôi sao mang ý nghĩa đánh dấu thời gian cho chúng ta. Chúng cũng là “dấu hiệu” của các chỉ số định hướng, và trong suốt lịch sử nhận loại, người ta dùng các ngôi sao để làm biểu đồ cho các chuyến đi của họ trên khắp địa cầu.Đức Chúa Trời dùng những ngôi sao để minh chứng cho lời hứa của Ngài đối với Áp-ra-ham dòng dõi không thể đếm được (Sáng thế kí 15:5). Vì thế, mỗi khi Áp-ra-ham nhìn lên bầu trời đêm, ông được nhắc nhớ về một Đức Chúa Trời thành tín và tối lành. Sự đoán phạt cuối cùng của thế gian cũng sẽ được đi kèm bởi các sự kiện thiên văn liên quan đến các vì sao (Ê-sai 13:9-10; Giô-ên 3:15; Ma-thi-ơ 26:29).Thuật chiêm tinh là “lời giải thích” về ảnh hưởng giả định của các ngôi sao (và các hành tinh) tác động lên vận mệnh con người. Đây là một niềm tin sai lạc. Các thuật sĩ của hoàng gia Ba-by-lôn đã phải hổ thẹn bởi tiên tri Đa-ni-ên (Đa-ni-ên 1:20) và không thể nào giải thích được giấc mộng của vua (Đa-ni-ên 2:27). Đức Chúa Trời cũng định các thuật sĩ chiêm tinh là một trong những người phải bị thiêu đốt như rơm trong sự phán xét của Chúa (Ê-sai 47:13-14). Thuật chiêm tinh là một hình thức bói toán bị cấm trong Kinh Thánh (Phục truyền 18:10-14). Đức Chúa Trời cũng cấm con dân Do Thái thờ phượng và hầu việc “toàn cả thiên binh” (Phục truyền 18:19). Tuy nhiên, rất nhiều lần trong suốt lịch sử, dân Do Thái lại phạm phải tội này rất nặng (II Các vua 17:16 là một ví dụ). Đức Chúa Trời đoán phạt họ mỗi khi họ thờ lạy các vì sao trên trời.Các vì sao bày tỏ kì quan trong năng quyền, sự khôn ngoan, và vô hạn của Đức Chúa. Chúng ta nên dùng các tinh tú để theo dõi thời gian nơi chốn và nhắc cho chúng ta về sự thành tín của Đức, và bản chất giao ước được lưu giữ của Ngài. Trong đó, chúng ta nhận biết Đức Tạo Hóa của các từng trời. Sự khôn ngoan của chúng ta đến từ Đức Chúa Trời, chứ không phải từ các vì sao (Gia-cơ 1:5). Lời của Đức Chúa Trời, tức Kinh Thánh, là kim chỉ nam của cuộc đời chúng ta (Thi thiên 119:105)

Rate this post

Viết một bình luận