Kon Tum Đón Đợi Mùa Hoa Pơ Lang Là Hoa Gì, Cây Pơ Lang Và Tây Nguyên

Cây Pơ-lang là loại cây biểu trưng của núi rừng Tây Nguyên. Ở miền Bắc, cây được gọi là cây Gạo còn người Hoa gọi là cây Hồng miên hay Mộc miên.

Bạn đang xem: Hoa pơ lang là hoa gì

Bạn đang xem: Hoa pơ lang là hoa gì

*

Đặc tính thực vật

Cây Pơ-lang có tên khoa học là Bombax ceiba L (B.malabaricum DC). Thuộc họ Gạo-Bombacaceae. Cây có thể cao hơn 15m, thân có gai và có bạnh vè ở góc. Lá kép chân vịt mọc so le. Hoa màu đỏ kết thành chùm, có đặc điểm là nở trước khi ra lá. Quả nang to. Hạt có nhiều lông như sợi bông.

Ngoài hoa đẹp, cây này còn có dược tính cao. Theo sách “Cây cỏ Việt Nam” thì từ hoa đến vỏ cây, rễ và vỏ rễ đều có thể dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần, có đặc tính thanh nhiệt, giải độc, cầm máu… chữa được các bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, băng huyết, viêm loét…

*

Sự tích cây Pơ-lang

Thuở xưa có đôi trai gái yêu nhau tha thiết và trong ngày nhà trai mang lễ vật sang cầu hôn nhà gái thì bất ngờ có cơn mưa lớn cuốn trôi đi tất cả khiến việc nên duyên của đôi trẻ không thành. Quá uất ức, họ cùng dựng cây nêu để chàng trai lên trời tìm Yàng hỏi rõ nguyên cớ. Trước khi đi chàng có buộc vào tay cô gái một dải lụa đỏ thay lời thề nguyện. Khi lên gặp được Yàng, Yàng đã giữ chàng ở lại làm thần vì thấy sự tài năng và đức độ của chàng trai. Kể từ đó chàng trai không bao giờ được trở lại hạ giới để gặp cô gái nữa.

Xem thêm: Cách Vẽ Biểu Đồ Tròn Bằng Thước Đo Độ, Cách Vẽ Biểu Đồ Tròn Bằng Thước Đo Độ

Ở nhà, cô gái hàng ngày mong ngóng nhưng bóng dáng người thương vẫn biền biệt. Quá đau buồn cô tìm đến cây nêu năm để đi lên trời tìm gặp người yêu. Nhưng cây nêu cao quá, đường lên trời lại xa mà cô thì mỏng manh yếu ớt. Cuối cùng cô chết đi, hoá thân thành loài cây bên cạnh cây nêu và dải lụa đỏ trên tay cô đã hóa thành những bông hoa pơ- lang rực rỡ tươi thắm…

Cây Pơ-lang trong văn hoá Tây Nguyên

Cây pơ-lang đã gắn liền với lễ hội, đời sống của người Tây Nguyên. Hằng năm, trong các dịp tổ chức lễ hội, đồng bào thường dựng cây nêu giữa sân nhà rông và luôn trồng bên cạnh một cây pơ-lang non. Kết thúc lễ hội, cây pơ-lang non đó sẽ được di dời trồng sang một vị trí khác. Theo quan niệm, cây pơ-lang non đó nếu phát triển tốt tươi thì chắc chắn những lời nguyện cầu của dân làng năm đó sẽ thành hiện thực.

Cũng theo quan niệm của đồng bào Tây Nguyên, khi đến một thôn, một làng nào muốn biết nơi đó giàu mạnh như thế nào chỉ cần đếm số lượng pơ-lang được trồng ở sân trước nhà rông. Nếu cây pơ-lang càng nhiều chứng tỏ thôn làng đó đã từng tổ chức nhiều lễ hội và cũng minh chứng rõ ràng nhất về khả năng kinh tế của cộng đồng dân làng…

Hoa pơ-lang Tây Nguyên nở vào trước Tết Nguyên đán (tầm tháng 11 âm lịch). Người Bahnar có câu: “Hơgâm ploong plang rang noh dĩ sơ năm nao xang truh”, hoặc: “Pơ yan hơ-le”! (Thấy pơ-lang nở biết “mùa mới” đã về!). “Mùa mới” tức mùa xuân, mùa Tết, mùa chuẩn bị cho vụ rẫy nương năm mới.

Xem thêm: Cái Gì Càng Bị Đấm Gì Càng Đấm Càng Thích ? Chán Việc Thì Làm Gì

Hoa Pơ-lang trong âm nhạc thơ ca

Hoa Pơ-lang là biểu trưng cho vùng đất Tây Nguyên, đã đi vào trong âm nhạc thơ ca.

Nhà thơ Vũ Hùng – hội viên Hội Nhà văn Việt Nam cũng có chùm thơ 4 câu rất đẹp: “Hạt sương sa ướt bờ mi/Đóa hoa thảo nguyên hoang dã/Pơ-lang ửng hồng đôi má/Em cao nguyên mùa xuân về”; hay “Con trăng nghiên theo nóc làng/Em như pơ-lang chờ mong/Đêm anh cầu hôn trao vòng/Chạm tay sơn cước theo lòng cao nguyên”…

Bài hát “Em là hoa pơ-lang” của nhạc sĩ Đức Minh đã đi vào cảm thức mọi người: “Tây Nguyên ơi, hoa rừng bao nhiêu thứ, cánh hoa nào đẹp nhất rừng Tây Nguyên? Ơi… Anh có nhớ buôn làng, nhớ người con gái, nhớ cánh hoa pơ-lang đẹp nhất rừng Tây Nguyên?”

Rate this post

Viết một bình luận