Giao tiếp hằng ngày khiến chúng ta phải đối mặt với nhiều loại cảm xúc từ vui vẻ, hạnh phúc đến tức giận. Nếu không biết cách kiềm chế cảm xúc rất dễ gây nên những thói quen tiêu cực. Chính vì thế, bài viết dưới đây chia sẻ kỹ năng giúp bạn kiểm soát cảm xúc để không gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.
1. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là gì?
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc không phải là loại bỏ hết cảm xúc của bản thân mà là cách để bạn kiểm soát hành vi, thái độ của bản thân dù trong bất kỳ tình huống tiêu cực nào. Nói một cách dễ hiểu, đây là cách giúp bạn trở về trạng thái cảm xúc cân bằng thông qua nhiều phương diện như ngôn ngữ, hình thể,…
Ngược lại, nếu không kiểm soát tốt cảm xúc rất dễ khiến bạn thất bại trong giao tiếp, đàm phán hay thậm chí hủy hoại các mối quan hệ. Chính vì thế, học cách kiềm chế cảm xúc sẽ giúp bạn giao tiếp khéo léo hơn, giúp bạn có những mối quan hệ tốt đẹp hơn, và thành công hơn trong công việc.
2. 5 cách giúp bạn rèn luyện kỹ năng kiềm chế cảm xúc
Kiềm chế cảm xúc không hề đơn giản. Tuy nhiên, áp dụng 5 cách dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể khả năng giao tiếp của mình:
Điều chỉnh hành động cơ thể
Một vài tình huống sẽ đẩy bạn rơi vào trạng thái tiêu cực, hãy nhanh chóng kiểm soát nó một cách tức thời. Bạn có thể điều chỉnh lại một số hành động cơ thể đơn giản như:
+ Thả lỏng cơ thể: điều này sẽ giúp bạn xoa dịu tâm trí, thư giãn và quản lý cảm xúc hiệu quả
+ Hít thở sâu: hít thở sâu để giữ bình tĩnh, giúp bạn giảm căng thẳng, lo lắng.
+ Mỉm cười
+ Thay đổi tư thế đứng, ngồi một cách thoải mái nhất
Chỉ một vài thay đổi hành động đơn giản, bạn có thể tập trung và suy nghĩ được hướng đi mới.
>> Làm thế nào để tạo động lực cho nhân viên
>> Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn bất kỳ ai cũng nên rèn luyện
Rèn luyện tư duy
Con người có khả năng điều khiển cảm xúc bằng trí tuệ. Trí tuệ cảm xúc giúp bạn quản lý cảm xúc để đưa ra hành động ứng xử.
Để rèn luyện được tư duy cảm xúc, bạn cần nhìn mọi việc theo hướng tích cực, hãy luôn mỉm cười dù cho bất kỳ chuyện gì xảy ra để hạn chế những cảm xúc tiêu cực nảy sinh. Thay vì chỉ chú ý đến nhược điểm của người khác, hãy nhìn vào ưu điểm của họ để học tập tích lũy cho bản thân.
Người có kỹ năng kiểm soát cảm xúc tốt chắc chắn sẽ bình tĩnh xử lý trong mọi tình huống, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, sẵn sàng tiếp thu và sửa chữa những nhược điểm của bản thân.
Khéo léo trong sử dụng ngôn từ
Nhiều người thường hay than vãn khi gặp vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, thói quen này vô tình lại đem đến suy nghĩ tiêu cực cho cả người đối diện.
Vì vậy, ngừng suy nghĩ tiêu cực, không than vãn, thay vào đó sử dụng những từ ngữ mang tính động viên, khích lệ cho đối phương. Đây là cách giúp bạn kiểm soát cảm xúc tốt hơn và nhìn nhận cuộc sống tích cực hơn.
>> Top 6 kỹ năng lãnh đạo giúp bạn thăng tiến trong công việc
Tự tin vào bản thân
Thiếu tự tin cũng chính là lí do đẩy bạn đến với những cảm xúc tiêu cực. Bạn cảm thấy mình yếu kém, không có đủ năng lực bằng người khác trong việc giải quyết vấn đề. Chính vì thế, bạn dễ cảm thấy tiêu cục, tức giận vô cớ. Nếu bạn đủ tự tin, bạn sẽ có khả năng đương đầu với khó khăn nên dễ kiểm soát được cảm xúc bản thân. Điều này cũng giúp bạn không bị ảnh hưởng bởi những lời phán xét của người khác, từ đó lạc quan và tràn đầy năng lượng.
Một số cách giúp bạn rèn luyện sự tự tin:
+ Dáng vẻ và ngôn ngữ cơ thể tự tin
+ Hãy nhìn thẳng vào mắt người khác khi giao tiếp để giúp bạn được tin tưởng và yêu mến hơn
+ Thử thách bản thân ở những điều mới lạ trong mọi tình huống và lĩnh vực
+ Nghĩ đến thành công chứ không phải thất bại khi làm bất cứ việc gì
Kiểm soát cảm xúc tiêu cực
Để có những cảm xúc tích cực, bạn có thể:
+ Không đổ lỗi cho người khác
+ Dám nhận sai và tìm cách giải quyết
+ Không so đo, tính toán thiệt hơn
+ Vứt bỏ những lời phàn nàn, mà thay vào đó là lời khen ngợi
+ Nghĩ tích cực về tất cả mọi việc
Rèn luyện kỹ năng kiềm chế cảm xúc là điều không hề dễ dàng. Hãy rèn luyện từng ngày để giúp bạn trở thành người tích cực, giúp cuộc sống trở nên vui vẻ, hạnh phúc hơn.