Kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân hiệu quả – Kỹ Năng Tư Duy Logic | TuDuy.Edu.Vn

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là gì? Tầm quan trọng của việc kiểm soát cảm xúc như thế nào? Làm sao để kiểm soát cảm xúc? Là những câu hỏi thường gặp của những đối tượng đang quan tâm đến kỹ năng mềm này, bài viết dưới đây có thể là thông tin bạn tìm kiếm.

Chắc hẳn ai cũng ít nhất một lần trong đời cảm thấy hối hận bởi những điều mình đã nói trong lúc tức giận. Hành vi này chính là một biểu hiện phổ biến của việc không kiểm soát cảm xúc. Dù vô tình hay cố ý hay không thì sự nóng giận sẽ khiến ít nhiều tổn thương đến người đối diện.

kỹ năng kiểm soát cảm xúc

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc chính là nhân tố góp phần nâng cao chỉ số EQ của bạn. Rèn luyện tốt kỹ năng trên sẽ giúp bạn tinh tế hơn về mặt giao tiếp cũng như ứng xử trước nhiều tình huống đòi hỏi sự bình tĩnh.

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là gì?

Kỹ năng kiềm chế cảm xúc là học cách làm chủ được hành vi, thái độ của bản thân trong tình huống có tính tiêu cực dễ làm con người nóng giận. Nói một cách đơn giản, kỹ năng kiểm soát cảm xúc là điều khiển cảm từ trạng thái cảm xúc mạnh về trung hoà thông qua nhiều phương thức khác nhau như cử chỉ, lời nói. Điều này không có nghĩa là bạn phải tìm mọi cách để loại bỏ, khống chế hay kìm hãm cảm xúc của bản thân.

kiem soat cam 3

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường xuyên đối diện với những tình huống giao tiếp với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Những lúc giao tiếp như thế này, nếu bạn không quản lý được thái độ, cảm xúc của mình thì bạn sẽ dễ mắc vào chiếc bẫy tâm lý luôn ở trạng thái tiêu cực.

Trường hợp không kiểm soát cảm xúc của mình, bạn sẽ dễ mắc vào các lỗi giao tiếp, đàm phán hoặc các cảm xúc tiêu cực sẽ là tác nhân khiến các mối quan hệ của bạn bị hủy hoại. Ngược lại, nếu bạn kiểm soát được, bạn sẽ tìm được định hướng mới, có những lời nói, hành động khéo léo và dễ thành công hơn trong cuộc sống và công việc.

Trên khảo sát  thực tế, những người thành đạt thường có chỉ số EQ (chỉ số cảm xúc) cao và kỹ năng kiểm soát cảm xúc tốt. Những đối tượng này họ luôn đánh giá cao tầm quan trọng của việc kiểm soát cảm xúc và giữ cho mình thái độ tích cực. Dưới đây là một số điều được rút ra từ kinh nghiệm của những người trên choa sẻ.

20201123 giai dap thac mac chi so eq co y nghia gi 4

Một số cách để rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc

  1. Điều chỉnh cảm xúc bằng hành động cơ thể như hít thở sâu, thả lỏng các cơ, mỉm cười khi tức giận, đi lại nhiều lần,… khi cảm thấy căng thẳng với cảm xúc tiêu cực xâm chiếm tâm lý. Các hoạt động trên sẽ giúp căng thẳng, bức xúc của bạn được giải toả phần nào. Bình tâm sẽ dẫn lối cho bạn ra những hướng đi đúng đắn hơn.
  2. Rèn luyện cho mình luôn có suy nghĩ tích cực, nhìn nhận mọi việc theo nhiều chiều hướng giải quyết. Tâm thế bình tĩnh sẽ đưa ra quyết định sáng suốt hơn bao giờ hết. Thay vì chỉ chăm chăm vào những điểm hạn chế của người khác, hãy nhìn nhận và học hỏi những ưu điểm của mọi người xung quanh. Khi bị la mắng, hầu hết chúng ta sẽ trở nên uất giận nhưng điều này không nên. Tiếp nhận với thái độ thoải mái sẽ giúp bạn được đánh giá cao.
  3. Lựa chọn cách sử dụng ngôn từ giao tiếp phù hợp. Ngôn ngữ chính là phương tiện truyền tải thông tin, thái độ con người nên cần chọn lọc khi nói. Ưu tiên nói những điều tích cực và lời động viên. Sử dụng ngôn từ phù hợp là chìa khoá thành công trong việc kiểm soát cảm xúc cá nhân.
  4. Tự tin vào bản thân. Thiếu tự tin sẽ sinh ra cảm xúc tiêu cực như hờn giận, đố kỵ hay cảm giác sợ hãi khi đối diện vấn đề rối rắm. Vì vậy, có lòng tin ở bản thân cũng là cách để rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc.
  5. Luôn để ý đến cảm xúc bản thân để kịp thời điều chỉnh hành vi của bản thân để kiểm soát cảm xúc. Nóng giận nhất thời sẽ làm người đối diện tổn thương hoặc tệ hơn là gây ra mâu thuẫn. Điều này vô tình gây ra sự đứt gãy trong các mối quan hệ, nguy cơ cao sẽ khó để bắt chuyện sau đó.
  6. Dành nhiều thời gian để chăm sóc cảm xúc và nuôi dưỡng tâm hồn cá nhân để đời sống tinh thần của mình lành mạnh. Đây là việc làm chứng minh bạn đang có trách nhiệm với bản thân.
  7. Can đảm nhận lỗi khi mắc lỗi, nhìn nhận về những khuyết điểm cá nhân để cải thiện thay vì trốn tránh
  8. Nhìn nhận sự việc nhiều khía cạnh, không đổ lỗi cho người khác
  9. Hãy tập nói nhiều lời khen thay vì những lời chê trách và phàn nàn. Vứt bỏ những lời mang tính tiêu cực trong giao tiếp.

Kiểm soát cảm xúc là một kỹ năng khó đòi hỏi quá trình lâu dài. Hãy rèn luyện bản thân từ bây giờ để kiểm soát được cảm xúc của chính mình góp phần cho cuộc sống chúng ta ngày càng hạnh phúc và gặt hái được nhiều thành công trong mọi mặt.

5/5 – (1 bình chọn)

Rate this post

Viết một bình luận