Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là gì và bật mí cách rèn luyện hiệu quả

Có bao giờ, bạn cảm thấy thất vọng, hối tiếc vì lỡ làm những người xung quanh mình bị tổn thương hay ảnh hưởng đến chất lượng công việc chỉ vì những lời nói và hành động trong phút nóng giận và mất bình tĩnh? Nếu có, điều đó đang thể hiện rằng, bạn đang thiếu đi một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất để sở hữu một cuộc sống có chất lượng và nhân tố cho một sự nghiệp thành công. Đó là kỹ năng kiểm soát cảm xúc. Nhưng bạn đã thực sự đã hiểu kỹ năng kiểm soát cảm xúc là gì ? Gồm những kỹ năng nào? và cách rèn luyện hiệu quả nhất? Chúng ta hãy cùng Lại Trang tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé.

Công ty tuyển dụng

1.  Bạn đã hiểu kỹ năng kiểm soát cảm xúc là gì?

Bạn đã hiểu kỹ năng kiểm soát cảm xúc là gì? Bạn đã hiểu kỹ năng kiểm soát cảm xúc là gì?

Friedrich Nietzsche, tác giả nổi tiếng người Đức từng phát biểu về cảm xúc thế này “ Người ta có thể hứa hẹn hành động, nhưng không thể hứa hẹn cảm xúc, bởi cảm xúc không thể tự chủ. Ai hứa hẹn sẽ yêu thương mãi mãi, hay căm thù mãi mãi, hay mãi mãi trung thành với người khác là đang hứa hẹn điều không nằm trong khả năng của anh ta”! 

Trong phát biểu đó, hẳn không khó để bạn nhận ra, chiêm nghiệm về đặc điểm của cảm xúc con người của triết gia người Pháp rằng cảm xúc là “đối tượng” rất khó chiều”. Trong khi với không ít tín đồ nghệ thuật, cảm xúc chính là thành tố không thể thiếu, trong khi với ông, cảm xúc là một thứ không đáng tin cậy. Đối với những ai đã vào đời và chịu những chi phối tiêu cực của cảm xúc trong công việc và những mối quan hệ, việc không đáng tin cậy này, hoàn toàn có căn cứ. Vì cớ đó, từ rất lâu trong cuộc sống và công việc đã xuất hiện nhiều nguyên tắc bất thành văn để “khống chế” sự vượt ra ngoài giới hạn của “con ngựa bất kham này”. Đó là những kỹ năng kiểm soát  cảm xúc. Vậy, kỹ năng kiểm soát cảm xúc là gì?

kỹ năng kiểm soát là gì kỹ năng kiểm soát cảm xúc không phải là loại bỏ hoàn toàn cảm xúc trong chúng ta mà là khả năng điều chỉnh và đưa cảm xúc về trạng thái cân bằng

Nhắc đến “kiểm soát” bao giờ chúng ta cũng nghĩ đến những khái niệm trói buộc và không thoải mái. Kiểm soát cảm xúc dễ làm chúng ta  liên tưởng đến hành động bắt buộc và trói cột đối với một thực thể vốn dĩ là một thành tố trong con người. Điều này là không khả thi. Cảm xúc với nhiều người cũng quan trọng như máu đi nuôi cơ thể và động lực để thực hiện những mục tiêu. Vậy chúng ta phải trói buộc nó như thế nào?

Thật ra, kỹ năng kiểm soát cảm xúc không phải là loại bỏ hoàn toàn cảm xúc trong chúng ta mà là khả năng điều chỉnh và đưa cảm xúc về trạng thái cân bằng trong mọi tình huống bằng phương tiện khác nhau, trong đó quan trọng nhất là là lời nói và hành động. Mục sư Joel Osteen từng phát biểu “ You can change your world by changing your words… Remember, death and life are in the power of the tongue”. Chúng ta có thể hiểu là, lời nói của chúng ta có thể thay đổi cả thế giới. Nhưng bạn có biết, lời nói hay hành động của mỗi người phụ thuộc sâu sắc vào cảm xúc. Mọi động thái tích cực hoặc tiêu cực của cảm xúc sẽ được biểu hiện ra ngoài hành động và lời nói. 

2. Vì sao chúng ta cần đến kỹ năng kiểm soát cảm xúc?

Vì sao chúng ta cần đến kỹ năng kiểm soát cảm xúc? Vì sao chúng ta cần đến kỹ năng kiểm soát cảm xúc?

Nếu ví cuộc sống của con người là một bản đàn thì cảm xúc chính là những thanh âm, giai điệu để làm cho bản đàn ấy hấp dẫn người nghe. Và vì thế, nó là một thức gia vị không thể tách rời cuộc sống. Cảm xúc chi phối cuộc sống đến nỗi nó là “ thần hứng” của Platon và là nguyên liệu để nảy sinh những sản phẩm bất tử với thời gian như những áng thơ văn nhưng đó chỉ là những cảm xúc tích cực. Cảm xúc là cội nguồn thăng hoa của những tác phẩm nghệ thuật. Tất cả chúng ta đều công nhận điều này. 

Thế nhưng đó chỉ là một đặc điểm trong tính hai mặt của cảm xúc. Bởi lẽ, cảm xúc cũng là “mồi lửa” để hitler nảy sinh âm mưu bá chủ thế giới, tội đồ của nhân loại gây ra thế chiến II, cũng một phút để cảm xúc, hơn nửa triệu người tại 2 thành phố quan trọng của Nhật trở thành hình nhân thế mạng cho “cảm giác” muốn thử sức mạnh của bom nguyên tử. 

Với một cá nhân, sự mất cảm xúc có thể là liều thuốc độc để giết chết các mối quan hệ và gây ra những khoảng trống trong nhân cách và chất lượng của công việc về con số không. Không ai có thể trốn tránh được sự thăng hoa của cảm xúc và dĩ nhiên, khó lòng lường trước những gì có thể xảy ra khi không thể “ghìm được con ngựa bất kham”. Chỉ có cách kiểm soát thật tốt, bạn mới thể chế ngự được những tiêu cực mà nó mang lại và thu về những thành công như mong đợi. 

Một người không thể đưa cảm xúc nóng giận nhất thời về trạng thái cân bằng có thể phải hối tiếc về những gì họ đã làm là vấn đề hầu hết ai cũng đã gặp phải. Nhưng xét về lâu về dài, những khoảng trống trong nhận thức sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công việc, chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu được giá trị của những kỹ năng kiểm soát cảm xúc dù cho bản thân họ nhận thức được vai trò của nó, cho đến khi trở thành nạn nhân cuối cùng của những tình huống giao tiếp hỏng, của những hợp đồng không đi đến đâu và quan trọng hơn là không thể nào tự chủ được bản thân để điều cuộc sống theo hướng đúng đắn. 

Việc làm bán hàng

 kỹ năng kiểm soát cảm xúc? Với một cá nhân, sự mất cảm xúc có thể là liều thuốc độc để giết chết các mối quan hệ 

Để thay đổi một thói quen không phải dễ dàng, để học được kỹ năng kiểm soát được cảm xúc không phải một sớm một chiều. Nhưng bắt buộc bạn phải thay đổi dần dần. Bởi lẽ, với những sự áy náy trong cảm xúc có thể xóa mờ nhưng những hậu quả trong công việc – sự nghiệp của chúng ta vẫn còn đó. Dân gian ta cũng có câu “ Nóng giận mất khôn”. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, cảm xúc có thể là tội đồ của những quyết định trong phút mất bình tĩnh.

 Trong khi đó, con người đang tổn tại trong cả biển những mối quan hệ chồng chéo. Bạn cần học những kỹ năng kiểm soát cảm xúc thật tốt ngay từ bây giờ. Đó không chỉ là để làm những người xung quanh bạn cảm thấy thoải mái dễ chịu mà còn là thành tố làm bạn tự nhận ra được giá trị của bản thân mình. Đồng thời, có thể phát huy tốt nhất khả năng của mình để đi đến thành công mà không còn những rào cản quá lớn. 

3. Để thành công, bạn bắt buộc phải nằm lòng những năng kiểm soát cảm soát này!

Để thành công, bạn bắt buộc phải nằm lòng những năng kiểm soát cảm soát này! Để thành công, bạn bắt buộc phải nằm lòng những năng kiểm soát cảm soát này!

Người Anh dùng cụm từ “Double edge of Sword” để nói về tính hai mặt của vấn để trong đó có nhấn mạnh đến tích cực và tiêu cực của khía cạnh cảm xúc. Không ai trong chúng ta có thể “kết án” cảm xúc rằng nó đúng hay sai, song tuy nhiên, chúng ta không ai khác, chính là những người phải lĩnh hậu quả từ những những sự cố “ sáng nắng chiều mưa” trong hành động xử lý cảm xúc. 

Cảm xúc là không cố định. Nhưng may mắn thay, chúng ta vẫn có thể áp những những kỹ năng kiểm soát cảm xúc – những kỹ thuật để đưa cảm xúc về trạng thái cân bằng và sử dụng cảm xúc đúng lúc đúng chỗ để tình thần trở nên nhẹ nhàng cũng như nâng cao hiệu quả công việc. Hãy áp dụng ngay những tip đơn giản ngay sau đây nhé.

3.1. Lắng nghe cơ thể bạn nói gì

Nhiều người nói rằng, để có thể kiểm soát điều gì đó, bạn cần hành động ngay và cảm xúc của con người cũng tương tự như vậy. Tuy nhiên, để có thể hành động đúng, bạn cần hiểu rõ vấn đề. Để kiểm soát được cảm xúc, bạn là người hơn ai hết hiểu được tinh thần, thể chất của bạn như thế nào? Chỉ khi nào bạn trả lời được về trạng thái của cơ thể thì quá trình nhận diện cảm xúc tích cực hay tiêu cực sẽ dễ dàng hơn. Việc nắm bắt cảm xúc của bạn chỉ thật sự chính xác nhất khi bạn tập trung, có ý thức và suy nghĩ sáng suốt. 

Cơ thể chúng ta phản ứng rất nhanh với những tác động từ bên ngoài và truyền vào cảm xúc ví dụ như tim đập nhanh, căng cơ, thở gấp về mặt thể chất. Trong khi đó, dấu hiệu về sự bất ổn tinh thần được nhìn nhận bằng sự mất tập trung, lo lắng…

Lắng nghe cơ thể bạn nói gì Lắng nghe cơ thể bạn nói gì

Khi nhận định được tình hình này, bạn có thể đưa ra phán xét rằng, trạng thái cảm xúc đó có tốt cho bạn và đối phương hay không. Lắng nghe cơ thể là bước là bước cực kỳ quan trọng song không phải ai cũng biết kỹ năng này. Họ bắt tay vào khâu hành động ngay và việc chưa nhận diện rõ được cảm xúc làm họ điều chỉnh cơ thể một cách lóng ngóng.

3.2. Điều chỉnh hành động cơ thể

Cảm xúc tích cực sẽ là mang lại cho bạn sự khỏe khoắn trong khi đó, cảm xúc tiêu cực sẽ mang lại cho bạn sự lười biếng, suy nhược về tinh thần. Trong trường hợp này, bạn cần phải can thiệp ngay bằng những hành động thiết thực bao gồm: Hít thở sâu, thả lỏng cơ thể và mỉm cười để đưa cơ thể về trạng thái giống lúc tích cực. Bạn cũng có thể thay đổi tư thế sao cho thoải mái nhất…để có thể tập trung 100% và nảy ra những hướng giải quyết mới, chính xác.

3.3. Rèn luyện tư duy của bạn

Rèn luyện tư duy của bạn Rèn luyện tư duy của bạn

Ngạn ngữ Đức có câu “Gieo suy nghĩ, gặt hành động; Gieo hành động, gặt thói quen; Gieo thói quen, gặt tính cách; Gieo tính cách, gặt số phận”. Mọi sự việc diễn ra đều có nguyên nhân của nó. Nếu bạn ươm mầm những suy nghĩ, tích cực…hành động của bạn cũng sẽ tích cực. Vì vậy thay vì để ý quá sâu vào những những khuyết điểm của người khác, bạn nên nhìn vào mặt tích cực của họ để ý ngay những kỹ thuật sau đây để kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn. Bên cạnh đó, đôi khi, cần nhìn vào mặt tích cực những lầm lỗi của bản thân và rút ra kinh nghiệm thay vì dằn vặt để mang lại cảm giác tiêu cực. 

3.4. Rèn luyện sự tư tin

Bạn có cảm giác rằng, khi bạn không bằng người khác, cả lời nói và hành động của bạn đều mất đi sức nặng và không đủ động lực không? Chỉ khi nào thấy, tâm lý thoải mái và tự tin bạn mới có thể hoạt ngôn, trò chuyện với mọi người xung quanh mà không phải lo lắng hay sợ hãi gì, đồng thời câu chuyện của bạn bạn, cách bạn kết nối với người khác tự nhiên hơn, khả năng kiểm soát cảm xúc sẽ tốt hơn. Để rèn luyện được sự tự tin bạn có thể bắt đầu với cách luyện nói cử chỉ, điệu bộ trước gương hoặc những người bạn, người thân cho quen cảm giác, sau đó cố gắng tìm cơ hội để rèn luyện như đứng trước đám đông nhé.

Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi “ Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là gì” cũng như là những gợi ý về cách rèn luyện khả năng kiểm soát cảm xúc hiệu quả của timviec365.vn hi vọng chúng sẽ thật sự hữu ích với bạn. 

Việc làm telesales

Chia sẻ:

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Rate this post

Viết một bình luận