KỸ THUẬT NUÔI CÁ LÓC THƯƠNG PHẨM
1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ LÓC
Đặc điểm sinh học của
Đặc điểm sinh học của cá lóc (cá quả) thường gặp và phân bố rộng có 2 loài là: Ophiocephalus maculatus và Ophiocephalus arbus, nhưng đối tượng nuôi quan trọng nhất là loài O.maculatus thuộc bộ cá quả, họ cá quả, giống cá quả.
Bạn cần biết gì về đặc điểm sinh học của cá lóc?
– Ðặc điểm hình thái:
Vây lưng có 40 – 46 vây; vây hậu môn có 28 – 30 tia vây, vảy đường bên 41 – 55 cái. Ðầu cá quả O.maculatus có đường vân giống như chữ “nhất” và 2 chữ bát còn đầu cá O.arbus tương đối nhọn và dài giống như đầu rắn.
Bạn cần biết gì về đặc điểm sinh học của cá lóc
– Tập tính sinh học:
Thích sống ở vùng nước đục có nhiều rong cỏ, thường nằm phục ở dưới đáy vùng nước nông có nhiều cỏ. Tính thích nghi với môi trường xung quanh rất mạnh, nhờ có cơ quan hô hấp phụ nên nó có thể hít thở được O2 trong không khí. ở vùng nước hàm lượng O2 thấp cũng vẫn sống được, có khi không cần nước chỉ cần da và mang cá có độ ẩm nhất định vẫn có thể sống được thời gian khá lâu.
– Tính ăn:
+ Cá lóc thuộc loại cá dữ. Thức ăn là chân chèo và râu ngành; thân dài 3 – 8cm ăn côn trùng, cá con và tôm con; thân dài trên 8cm ăn cá con. Khi trọng lượng nặng 0,5 kg có thể ăn 100 – g cá. Trong điều kiện nuôi nó cũng ăn thức ăn chế biến. Mùa đông không bắt mồi.
+ Cá lóc (Channa striata) là đối tượng được nuôi phổ biến và quan trọng đang phát triển mạnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và Miền Trung. Đây là loài cá dễ nuôi, mau lớn, thịt ngon và là nguồn dinh dưỡng tốt cho con người.
+Thức ăn viên công nghiệp cho cá lóc ra đời là bước đột phá thực sự cho người nuôi cá lóc. Nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp có ưu điểm ít ô nhiễm môi trường, cá ít bệnh, có thể nuôi với qui mô lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ nuôi. Sau đây, công ty SANDO xin giới thiệu kỹ thuật nuôi trên cá lóc thương phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao, như sau:
Bạn cần biết gì về đặc điểm sinh học của cá lóc?
2. THIẾT KẾ VÀ CHUẨN BỊ AO NUÔI
– Cá lóc sống và phát triển tốt ở vùng đất nước ngọt. Ao nuôi cá lóc có diện tích đa dạng nhưng tốt nhất thiết kế theo hình chủ nhật, độ sau 2 – 3m, với diện tích 1000 – 5000m2 để dể chăm sóc quản lý và thu hoạch.
– Ao bờ phải chắc chắn tránh ngập nước vào mùa lũ. Vệ sinh sạch sẽ xung quanh bờ ao và lấp hết các hang mọi trong ao. Nếu bờ ao thấp thì dùng lưới chắn xung quanh ao.
– Sau khi thu cá xong tiến hành xịt rửa đáy ao, rải vôi CALCIBEST từ 5-7 kg/100m2, phơi đáy ao 3-5 ngày. Bơm nước mới 1,2 – 1,5 m.
– Nếu ao bị phèn nên bón vôi kết hợp với TOXIN POND hoặc ETADO để xử lý phèn và kim loại nặng trong ao.
– Đối với ao cũ, dùng GUARSA (hòa 1kg với 100-200 lít nước rồi phun hoặc tạt đều cho 5000 m2) để diệt sạch mầm bệnh như vius, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng và tảo độc trong ao . Phơi ao 3-5 ngày.
– Sau đó tiến hành cấp nước vào và xử lý sát khuẩn, diệt mầm bệnh bằng sản phẩm GUARSA. Sau xử lý sát khuẩn 72 giờ tiến hành cấy vi sinh bằng BON ONE hay VS-STAR giúp làm sạch đáy ao, ổn định chất lượng nước và tăng cường oxy hòa tan trong ao.
* Trường hợp ao bị nhiễm phèn tiến hành xử lý khử phèn như sau:
– Buổi sáng: Dùng BON KP liều 250 g/ 1000 m3 giúp phân cắt và giải phóng phèn nhanh chóng, ổn định độ pH.
– Buổi chiều: Dùng TOXIN POND liều 2 lít/ 1000 m3 giúp khử kim loại nặng, dễ gây màu nước.
– Sau khi cấy vi sinh, gây màu nước, tiến hành thả cá giống.
3. CHỌN GIỐNG VÀ THẢ GIỐNG
– Con giống đạt chất lượng tốt sạch bệnh có vai trò quan trọng quyết định sự thành công trong vụ nuôi.
– Hiện nay đa số người nuôi đều thả con giống mua từ các trại ương do đó cần phải chọn nơi uy tín đáng tin cậy để có được con giống tốt.
– Con giống tốt là phải đạt những yêu cầu như sau: giống khoẻ mạnh, sạch bệnh, kích cỡ đồng đều, tránh mua giống đã qua lọc nhiều lần, nhiều bầy gom lại.
– Chọn con giống thả nuôi kích cỡ từ lồng 6 đến lồng 8 đã chuyển mồi qua thức ăn viên là tốt nhất.
– Thả mật độ nuôi phù hợp.
* Quá trình vận chuyển cá giống về thả: phải nhẹ nhàng không làm cá bị xây xát, bị stress, không nên vận chuyển với mật độ dày để đảm bảo cá được khỏe mạnh và hạn chế nhiễm bệnh sau khi thả.
– Ngày thứ 1:
-
Sáng: Thả cá vào lúc trời mát, tốt nhất là sáng sớm. Tạt SAN ANTI SHOCK (liều 1kg/3000m3 nước) trước 30 phút giúp cá chống sốc và tăng cường sức đề kháng. -
Chiều 16-18h: tắm cá bằng SANDIN 267 hoặc OXYTETRACYCLIN 20% dạng nước để chống nhiễm khuẩn.
– Ngày thứ 3: xử lý bằng dung dịch OXYTETRACYCLIN 20% dạng nước (1 lít/ 2500 m3 nước) xử lý xây xát và phòng bệnh lở loét, thối đuôi cho cá.
4. CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ, PHÒNG BỆNH
– Thức ăn cho cá lóc đòi hỏi có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Do đó khi nuôi chúng ta cần chọn loại thức ăn viên đạt chất lượng cao.
– Cá mới thả những ngày đầu cho ăn ít sau đó tăng dần, tiến hành trộn PROCOM (liều 5 – 10 gr/kg thức ăn) hoặc DOSAL liều 3-5ml/kg thức ăn để giúp cá tăng sức đề kháng, tăng khả năng trao đổi chất, ăn mạnh, mau. Cá nhỏ cho ăn 4 lần trong ngày và giảm dần còn 2 lần trong ngày khi cá lớn.
*Tùy thuộc vào cỡ cá mà ta chọn kích cỡ viên thức ăn và độ đạm thích hợp như sau:
Hàm lượng
đạm
Kích cỡ
viên thức ăn
Kích cỡ cá
41%
1 ly-1,5ly
2g-5g
2 ly
5g-10g
40%
4 ly
10g-100g
6 ly
100g-300g
8 ly
>300g
*Tỷ lệ sử dụng thức ăn của cá trong suốt quá trình nuôi như sau:
-
Cá lóc dưới 50g cho ăn 3,5 – 4,5% trọng lượng cơ thể trong ngày.
-
Cá lóc từ 50 – 100g cho ăn 3 – 4% trọng lượng cơ thể trong ngày.
-
Cá lóc từ 100 – 200g cho ăn 2,5 – 3% trọng lượng cơ thể trong ngày.
-
Cá lóc từ 200 – 400g cho ăn 2 – 2,5% trọng lượng cơ thể trong ngày.
-
Cá lóc trên 400g cho ăn 1,8 – 2% trọng lượng cơ thể trong ngày.
* Quản lý thức ăn: Khi cho ăn nên rải thức ăn từ từ tránh thức ăn dư thừa. Theo dõi quá trình ăn của cá để biết cá ăn mạnh hay yếu mà điều chỉnh lượng thức ăn cho cân đối phù hợp, tránh trường hợp thức ăn dư thừa, ao bị ô nhiễm. Dẫn đến cá dễ nhiễm bệnh, chi phí nuôi cao.
* Bổ sung dinh dưỡng thiết yếu: Định kỳ 3 – 4 ngày trên tuần bổ sung dinh dưỡng như: LACTOZYM hoặc BIO AV, VILEC 405 FS, SANSORIN+B12 (hoặc HEPAVIROL plus), CALCIPHORUS (hay PREMIX 100) để tăng cường sức đề kháng, giúp cá hấp thu tối đa các dinh dưỡng có trong thức ăn và phòng bệnh đường ruột, phòng bệnh gan, gù lưng, dị tật….
* Quản lý chất lượng nước: Trong điều kiện nuôi với mật độ cao thì vấn đề quản lý chất lượng nước trong ao là rất quan trọng tùy theo kích cỡ cá mà ta có chế độ thay nước thích hợp.
-
Cá nhỏ thay nước ít 5 – 7 ngày/ lần. Lượng nước thay là 20% nước trong ao.
-
Cá lớn thay nước nhiều 2 – 3 ngày/ lần, lượng nước thay là 20 – 30% nước trong ao. Giai đoạn cuối vụ, cá trên 3,5 tháng thay nước mỗi ngày 20 – 40% tuỳ vào mật độ thả cá và mức độ ô nhiễm của môi trường nước.
**Lưu ý: Vị trí đầu ra của đường nước nên bố trí gần vị trí cho cá ăn, giúp cá tập trung, hạn chế phân đàn. Khi cho cá ăn tắt máy bơm.
– Cá trên 1 tháng tuổi đáy ao bắt đầu dơ do phân cá thải xuống ta cần có biện pháp xử lý để không ảnh hưởng đến sự phát triển, sức khỏe cá và hạn chế bệnh xảy ra.
– Ta có thể sử dụng biện pháp xi phông đáy ao.
– Dùng vi sinh xử lý định kỳ để quản lý chất thải, khí độc: Định kỳ 7-10 ngày dùng men vi sinh BON ONE hay VS-STAR. Khi ao dơ quá nặng hay nước đen có mùi hôi thối hay cá nổi đầu có thể sử dụng YUCADO Natural 100% (500ml/ 3000 m3 nước) hoặc DEOSAN (1kg/3000 – 4000m3
*Quản lý vi khuẩn và ngoại ký sinh trùng để phòng: định kỳ 7 – 10 ngày dùng OSCILL ALGA để phòng nấm, ngoại ký sinh. Và BIOXIDE 150 hoặc GUARSA để diệt khuẩn.
– Phòng ngừa nội ký sinh trùng:
+ Giai đoạn từ cá giống đến 2 tháng: dùng DOBEN định kỳ 10-15 ngày xổ 1 lần.
+ Giai đoạn từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 4: dùng DOBEN định kỳ 30 ngày xổ 1 lần.
+ Tháng thứ 4 trở đi thì tùy vào tình hình thực tế mà cho dùng.
* Tùy theo mật độ giun, loài giun và tình trạng cá mà điều chỉnh liều. DOBEN 1 lít cho 3-5 tấn cá. Cá trên 30 ngày tuổi có thể kết hợp LESOL để tăng hiệu quả xổ giun.
*Thường xuyên theo dõi hoạt động của cá trong ao để phát hiện sớm nhất các trường hợp: cá kém ăn, ao bị dơ, có dấu hiệu bệnh xảy ra. Từ đó chúng ta có biện pháp xử lý kịp thời sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
*Để rút ngắn thời gian nuôi, giảm FCR, cá đẹp,..: trong quá trình nuôi nên bổ sung DOSAL liều 500ml/10 tấn cá, 1 lần/ngày, cho ăn 3 ngày/tuần.
5. THU HOẠCH
Đến thời điểm thu hoạch:
-
Cá lóc đầu nhím 4,5 – 5 tháng, thu hoạch: 0,5 – 1,2kg/con.
-
Người nuôi cá lóc cần lưu ý trước khi thu hoạch cá 1 ngày sử dụng SAN ANTI SHOCK (liều 1kg/ 3000m3 nước) để cá khỏe, giảm sốc và ngừng cho cá ăn. Vì cho ăn khi thu hoạch cá sẽ dễ bị chết.
Thực hiện bởi:
KS. Bùi Văn Thu.