Kỳ tuyển sinh Early Decision: 10 câu hỏi thường gặp

  1. Early Decision là gì?

Early Decision (ED) là một đợt tuyển sinh đại học của 1 số trường đại học. Thông thường thời hạn nộp đơn của Early Decision khoảng từ giữa tháng 10 tới tháng 11 và học sinh sẽ nhận được kết quả vào tháng 12.

Nếu học sinh được nhận theo ED, học sinh phải cam kết nhập học tại trường đại học đó và phải rút tất cả hồ sơ xin học ở các trường đại học khác (nếu có).

Học sinh chỉ được phép nộp ED tới 1 trường duy nhất. Vì vậy, trường đại học này nên là lựa chọn ưu tiên và đầu tiên của học sinh.

So sánh với đợt tuyển sinh thông thường (Regular decision – RD), học sinh có thể nộp đơn theo thời hạn quy định, thông thường là đầu mùa đông và sẽ nhận kết quả khoảng cuối tháng 3 – đầu tháng 4.

  1. Sự khác nhau giữa Early Decision (ED) và Early Action (EA) là gì?

Tương tự như ED, EA cho phép học sinh nộp đơn và nhận thư mời học sớm hơn so với học sinh nộp đơn theo RD. Tuy nhiên, EA thường không bị ràng buộc bởi 1 trường đại học.

  1. ED có làm tăng tỷ lệ trúng tuyển của học sinh không?

Các ứng viên ED đủ điều kiện xin học thường có lợi thế hơn bởi họ thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ nhất có thể tới trường đại học. Tuy nhiên, điều này thay đổi tổng thể và phụ thuộc vào một số yếu tố.

Theo dữ liệu của U.S.News, tỷ lệ chấp thuận ED ở các trường National Liberal Arts top 20 là 38.8% ở kỳ nhập học mùa thu năm 2016, so với tỷ lệ chấp thuận thông thường (Regular Decision) là 18.8%.

Các chuyên gia cho rằng học sinh nộp hồ sơ theo đợt ED thường có hồ sơ tương tự nhau. Tuy nhiên, số lượng ứng viên là không nhiều.

  1. Những trường đại học nào có đợt tuyển sinh ED?

ED phổ biến ở các trường đại học tư thục, tuy nhiên, một số trường đại học công lập vẫn cung cấp lựa chọn này cho ứng viên.

  1. Điều gì sẽ xảy ra khi học sinh rút lại lời đề nghị nhập học ED?

Mặc dù hiếm khi xảy ra, các chuyên gia khuyên rằng, học sinh chỉ nên rút lại thư mời học ED nếu không đủ khả năng chi trả học phí hoặc mức hỗ trợ tài chính của trường không đủ hoặc tình hình tài chính của gia đình thay đổi. Học sinh phải đưa ra bằng chứng để chứng minh về việc này.

Trường học có thể chia sẻ danh sách học sinh ED trúng tuyển với các trường đại học khác, điều này sẽ gây khó khăn cho bạn khi nộp hồ sơ vào những trường đại học đó. Ngoài ra, cố vấn học tập của bạn có thể từ chối gửi bảng điểm của bạn tới những trường đại học đó.

  1. Tôi có thể rút hồ sơ xin học trước khi có trường đưa ra quyết định nhập học?

Câu trả lời là có, điều này sẽ cho thấy học sinh không còn có sự hứng thú với trường học nữa và có thể sẽ làm giảm tỷ lệ chấp thuận vào trường nếu bạn nộp hồ sơ theo diện thông thường (Regular Decision).

  1. Nộp hồ sơ theo diện ED sẽ ảnh hưởng đến hỗ trợ tài chính như thế nào?

Một nhược điểm khi học sinh nộp hồ sơ xin học theo diện ED là không thể so sánh mức hỗ trợ tài chính giữa các trường với nhau. Học sinh nộp hồ sơ theo diện ED cũng có thể sẽ bỏ lỡ một số cơ hội xin học bổng nhất định.

Tuy nhiên, học sinh và phụ huynh có thể sử dụng công cụ tính để dự kiến mức hỗ trợ tài chính có thể nhận được từ trường đại học.

  1. Học sinh nằm trong danh sách chờ của đợt tuyển sinh ED?

Nằm trong danh sách chờ, trái ngược với chấp nhận hoặc từ chối, nghĩa là trường học vẫn quan tâm tới học sinh và sẽ xem xét lại hồ sơ xin học thêm 1 lần nữa vào kỳ học mùa thu, mặc dù tỷ lệ trúng tuyển có thể rất mong manh. Nói chung, nhận được thông báo nằm trong danh sách chờ có nghĩa là cán bộ tuyển sinh cần thêm thông tin về hồ sơ của học sinh, có thể là điểm của học kỳ mùa thu, trước khi đưa ra một quyết định cuối cùng.

  1. ED II là gì?

Một vài trường đại học có đợt tuyển sinh ED II với hạn nộp hồ sơ thông thường là vào đầu tháng 1 và nhận được quyết định vào tháng 2. Đây có thể là 1 lựa chọn tốt cho học sinh bị từ chối hoặc nằm trong danh sách chờ đợt tuyến sinh ED/ED I của các trường đại học khác. Và cũng có thể dành cho các học sinh chưa có điểm SAT/ACT kịp thời để đáp ứng hạn nộp ED I hoặc học sinh chưa sẵn sàng cam kết với 1 trường học nhất định.

  1. Điểm năm lớp 12 có được xem xét không?

Cán bộ tuyển sinh thường xem các điểm ở học kỳ 1 lớp 12 nếu được cung cấp, nhưng không phải trường học nào cũng yêu cầu.

Nếu được chấp nhận qua ED, học sinh không nên để điểm lớp 12 giảm nhiều. Có thể một số trường đại học sẽ hủy thư mời học nếu điểm lớp 12 quá kém.

Thông thường, các trường đại học sẽ yêu cầu học sinh bổ sung điểm lớp 12 khi học sinh có bảng điểm chính thức.

Nguồn: Usnews.com; Delta lược lịch

Rate this post

Viết một bình luận