Lá cơm kìa – thảo dược đặc trưng Tây bắc

1.Tên gọi

Tên khác: cây rau đắng, lá kìa đắng, cây khôm kìa, lá mật vịt…

2.Mô tả về dược liệu

-Thân: Là dạng cây thân thảo sống lâu năm, mọc thấp dưới mặt đất – cây thường chỉ cao khoảng 30cm, mọc dưới những tán cây, lùm cây ven đồi.

-Lá: Lá cây cơm kìa là dạng cây lá kép hình lông chim với những cặp lá mọc so le nhau trên cuống lá. Mỗi lá kép là một cặp gồm 7 lá mọc so le nhau. Cuống lá vuốt nhọn, mép lá có nhiều răng cưa lớn hiện rõ, gân lá nổi rõ trên cả mặt trên và mặt dưới.

-Rễ: Dạng rễ chùm.

-Cây có mọc ở hầu hết các vùng đồi núi nước ta, nhiều nhất ở những khu vực ven suối nơi có đất ẩm thường có nhiều cây cơm kìa mọc.

-Loài cây này thường có nhiều nhất ở các tỉnh như Yên Bái, Cao Bằng.

3.Lá cơm kìa có tác dụng gì trong việc điều trị bệnh Gút

Áp dụng những kinh nghiệm dân gian trong điều chế thuốc nam. Lá cơm kìa trong Đông y Hà Thống Phong có tác dụng: mát gan, lợi mật, giúp tăng cường chức năng gan mật giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn; Bổ mát, tăng cường sức khỏe: Người dùng canh cơm kìa thường thấy sức khỏe được cải thiện và giảm mệt mỏi sau khi sử dụng.Bạn có thể tham khảo thêm ở đây: https://www.thuocgout.com/

Rate this post

Viết một bình luận