Lá lồm là lá gì và lá lồm có tác dụng gì?

Lá lồm là lá gì và lá lồm có tác dụng gì?

Nhiều người băn khoăn lá lồm là loại lá gì, theo tìm hiểu đây là một loại lá rừng, khi ăn có vị chua mát. Vì vậy, lá được nhiều người dân địa phương hái về để nấu nhiều món ăn.

21/06/2018 17:16

Đặc điểm của lá lồm

Lá lồm hay còn gọi là lá thồm lồm, cây phần bố ở nhiều nước như: Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Nhật Bản, Thái…Ở nước ta, thồm lồm hay mọc ở những các bờ ruộng, rào bụi hay những vìa rừng. Người dân thường thu hái loại cây này quanh năm và có thể dùng tươi hoặc phơi khô.

Empty

Lá lồm là lá gì và lá lồm có tác dụng gì? Lá lồm có nhiều tác dụng

Những đặc điểm của cây lộm cụ thể: Thân cây thảo mọc hoặc có thể leo, có chiều dài từ 2-3m. Thân cây thường nhẵn, có những rãnh dọc và có màu đỏ nâu. Lá của cây mọc so le, lá nguyên, hình bầu dục hơi thuôn dài với chiều dài 4-7cm, rộng 3-5cm, ngọn lá hẹp nhọn. Các lá càng về trên thường nhỏ hơn và gần như không có cuống, mọc ôm vào thân. Bẹ của cây mỏng, ôm lấy 2/3 đốt.

Những cụm hoa của cây nở thành từng chùm xim,  ở đầu cành dài 5-7cm, có nhiều nhụy. Hoa có kích thước nhỏ cà màu trắng. Quả nhỏ 3 cạnh và thuôn dài, khi chín có màu đen có hạch cứng ở giữa.

Những tác dụng của cây thồm lộm

Làm những món ăn ngon

Khi nói đến cái tên lá lộm người ta sẽ nghĩ ngay đến món thịt trâu hòa quyện với lá lộm thơm lừng. Đã từ lâu, khi người dân phát hiện ra lá lộm mang về kết hợp với thịt trâu, vô tình đã tạo ra sự kết hợp hoàn hảo và từ đó thịt trâu không thể thiếu lá lợm.

Cách chế biến cũng rất đơn giản, vị ngai ngái của thịt trâu được kết hợp với vị thanh chua mát của lá lồm sẽ tạo nên một hương vị hấp dẫn và quyễn rũ khiến bạn không thể cưỡng lại được mà phải thưởng thức một cách nhanh chóng. Vị lá cùng với thịt trâu sẽ kích thích vị giác và khiến khứu giác “điên đẻo” bởi mùi thơm của lá và mùi thịt trâu béo ngậy.

Empty

Lá lồm là lá gì và lá lồm có tác dụng gì? Lá lồm làm nhiều vị thuốc

Bên cạnh đó, nhờ tính chua của lá mà người dân òn dùng lá nấu canh chua và nấu lẩu để khi ăn người dùng không bị ngấy và không thể cưỡng lại với mùi thơm ngon. Một gợi ý cho bạn là món gà nấu canh lá lộm hay cá kèo nấu canh chua sẽ tạo ra hương vị rất mới lạ và độc đáo.

Bài thuốc quý

Có nhiều bài thuốc dân gian từ lá lồm dùng để chữa những chứng mất ăn hay khó tiêu, ợ hơi, đầy bụng, đau dạ dày hay đau nhức xương khớp.

Ngoài ra, lá lòm có tính kháng khuẩn giúp bạn trọ mụn nhọt, lở loét, ngứa ngoài da. Thân của cây lồm có thể làm bài thuốc chữa viêm thạn kinh niên, viêm đường tiế niệu, chữa sỏi thận…Tác dụng chữa viêm ruột, sưng tấy, phong thấp được nhiều người biết đến và sử dụng nhất.

Về lĩnh vực sinh học, cây thồm lồm có thể làm cao lỏng mà không gây độc tính, tác dụng giup ức chế 9 loại vi khuẩn và tiêu viêm cấp tính khi tiêm và uống trực tiếp.

Bên cạnh đó, có nhiều nghiên cứu đã cho thấy thân, rễ, lá của thồm lồm dùng làm thuốc chữa bệnh hữu hiệu. Cụ thể, trong mỗi 100g lá lồm bao gồm: 85,3 g nước, 3,5 g protein, 3,5 g glucid, 0,6 mg carotein, 26 mg vitamin C. Nhờ những thành phần hóa học này mà lá lộm là cây có dược tính cao. Ngoài ra, cây còn có chứa saponin kháng sinh với những loại chủng khuẩn Klebsiella và Salmonella typhi. Một số nơi, học sử dụng lá lồm với lá khoai lang pha với nước để chống ngộ độc do rắn cắn.

Lá lồm không chỉ là gia vị cho những món ăn mà còn là nguyên liệu cho những phương thuốc dân gian hiệu quả. Nếu như bạn muốn thử loại lá này hoàn toàn có thể mua hoặc trồng trong chính khu vườn của gia đình mình.

Rate this post

Viết một bình luận