Trong cuộc họp báo tại Hà Nội, sáng 31-7-2001, trước đông đảo các nhà báo trong nước và nước ngoài, Thứ trưởng Bộ Thủy sản VN, bà Nguyễn Thị Hồng Minh đã chính thức phản đối dự Luật 2439 của Mỹ, phản đối chiến dịch tuyên truyền bóp méo sự thật về cá da trơn VN ở Mỹ.
Hậu quả của việc tranh mua, tranh bán
Vụ kiện cáo này chưa đi tới đâu, phía VN sẽ có những việc làm thích hợp để bảo vệ sản phẩm của mình. Tuy nhiên, những người quan tâm đến vấn đề này không khỏi ngạc nhiên. Tại sao các doanh nghiệp xuất khẩu TS VN không bán đúng giá, vừa tăng lợi nhuận (cho cả nông dân và nhà xuất khẩu) vừa khỏi bị phiền toái? Chúng tôi đã nêu câu hỏi này với ông Ngô Phước Hậu, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu TS VN (VASEP). Theo ông Hậu, giá cá của VN rẻ do nhiều nguyên nhân. Cá tra nuôi bè rất rẻ. Cá giống lúc mới sanh chỉ có 2 đồng/con. Cá giống loại 3 phân cũng chỉ tới giá 800 – 1.000 đồng/con. Đó là thế mạnh của ngành nuôi cá VN. Thời hạn nuôi cá tra từ 4 đến 6 tháng, chi phí khoảng 8.000 đồng cho mỗi kg cá sản phẩm. Nếu bán được 14.000 đồng/kg, thì người chăn nuôi đã có lời 6.000 đồng/kg. Ông Hậu cũng thừa nhận một thực tế, VN hiện có khoảng 20 đầu mối xuất khẩu TS. Mặc dù sinh hoạt chung ở Hiệp hội VASEP, nhưng vẫn có tình trạng tranh mua tranh bán. Chính vì cách làm ăn bát nháo này đã gây thiệt hại và phiền toái cho chúng ta.
Tuân thủ thông lệ quốc tế
Qua vụ việc này, Bộ Thủy sản VN đã xem xét lại toàn bộ quy trình chăn nuôi, chế biến, xuất khẩu TS. Quy định mới, từ 1-8-2001, bắt buộc các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa phải thực hiện ghi tên thương mại trên bao bì. Cụ thể, cá tra có thể dùng một trong các tên sau: Basa Catfish, Mekong Catfish, Pangas Catfish. Cá basa dùng các tên sau: Basa, Bocourti, Basa Bocourti. Trên bao bì phải ghi Sản phẩm của VN (Product of Vietnam) hoặc Sản xuất tại VN (Made in Vietnam).
Theo ông Hậu, vụ kiện trên chúng ta có thể gặp gỡ phía Mỹ để giải quyết. Phần nào chưa phù
hợp thông lệ quốc tế, chúng ta điều chỉnh ngay. Hy vọng vụ việc sẽ giải quyết êm thắm để không ảnh hưởng đến việc xuất khẩu cá sang thị trường Mỹ.
Ông Hậu cũng cho hay, mới đây đại sứ Mỹ tại VN đã cử tùy viên nông nghiệp đến điều tra quy trình nuôi cá tra, cá basa tại Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp… Đoàn điều tra này đã kết luận: Môi trường nuôi cá tại VN bảo đảm vệ sinh. Thức ăn cho cá gồm hai loại tự chế và công nghiệp cũng đều bảo đảm vệ sinh, trong đó có cả thức ăn công nghiệp do Cargill, một công ty của Mỹ cung cấp.
Cuối cùng, nghị sĩ Roos đề nghị Quốc hội, Chính phủ Mỹ áp dụng Luật Chống phá giá đối với mặt hàng cá VN. Có nghĩa là, nếu dự luật này được thông qua, thì cá VN khi bán vào thị trường Mỹ sẽ phải áp dụng mức thuế chống phá giá (thuế rất cao).Trước đó, Hiệp hội Chủ trại nuôi cá nheo của Mỹ (CFA) đã mở một chiến dịch tuyên truyền khá rầm rộ để bóp méo sự thật, nhằm tẩy chay cá da trơn VN. Hiệp hội này tập trung nhiều ở 4 tiểu bang phía Nam nước Mỹ, nơi nuôi nhiều cá nheo. Họ tuyên truyền rằng môi trường nuôi cá ở VN bị ô nhiễm, thức ăn cho cá không bảo đảm vệ sinh. Cá của VN không bảo đảm vệ sinh thực phẩm, không có tên thương mại riêng biệt, có một số sản phẩm nhái theo nhãn hiệu cá nheo Mỹ để bán. Cuối cùng, điều quan trọng nhất là các nhà xuất khẩu TS VN đã bán cá với giá quá thấp, phá giá thị trường Mỹ, gây khó khăn cho những người nuôi cá nheo tại Mỹ: Cá VN bán rẻ hơn cá nheo của Mỹ khoảng 1 USD/1 pound (1 pound = 435 gr).Trong cuộc họp báo tại Hà Nội, sáng 31-7-2001, trước đông đảo các nhà báo trong nước và nước ngoài, Thứ trưởng Bộ Thủy sản VN, bà Nguyễn Thị Hồng Minh đã chính thức phản đối dự Luật 2439 của Mỹ, phản đối chiến dịch tuyên truyền bóp méo sự thật về cá da trơn VN ở Mỹ.Hậu quả của việc tranh mua, tranh bánVụ kiện cáo này chưa đi tới đâu, phía VN sẽ có những việc làm thích hợp để bảo vệ sản phẩm của mình. Tuy nhiên, những người quan tâm đến vấn đề này không khỏi ngạc nhiên. Tại sao các doanh nghiệp xuất khẩu TS VN không bán đúng giá, vừa tăng lợi nhuận (cho cả nông dân và nhà xuất khẩu) vừa khỏi bị phiền toái? Chúng tôi đã nêu câu hỏi này với ông Ngô Phước Hậu, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu TS VN (VASEP). Theo ông Hậu, giá cá của VN rẻ do nhiều nguyên nhân. Cá tra nuôi bè rất rẻ. Cá giống lúc mới sanh chỉ có 2 đồng/con. Cá giống loại 3 phân cũng chỉ tới giá 800 – 1.000 đồng/con. Đó là thế mạnh của ngành nuôi cá VN. Thời hạn nuôi cá tra từ 4 đến 6 tháng, chi phí khoảng 8.000 đồng cho mỗi kg cá sản phẩm. Nếu bán được 14.000 đồng/kg, thì người chăn nuôi đã có lời 6.000 đồng/kg. Ông Hậu cũng thừa nhận một thực tế, VN hiện có khoảng 20 đầu mối xuất khẩu TS. Mặc dù sinh hoạt chung ở Hiệp hội VASEP, nhưng vẫn có tình trạng tranh mua tranh bán. Chính vì cách làm ăn bát nháo này đã gây thiệt hại và phiền toái cho chúng ta.Tuân thủ thông lệ quốc tếQua vụ việc này, Bộ Thủy sản VN đã xem xét lại toàn bộ quy trình chăn nuôi, chế biến, xuất khẩu TS. Quy định mới, từ 1-8-2001, bắt buộc các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa phải thực hiện ghi tên thương mại trên bao bì. Cụ thể, cá tra có thể dùng một trong các tên sau: Basa Catfish, Mekong Catfish, Pangas Catfish. Cá basa dùng các tên sau: Basa, Bocourti, Basa Bocourti. Trên bao bì phải ghi Sản phẩm của VN (Product of Vietnam) hoặc Sản xuất tại VN (Made in Vietnam).Theo ông Hậu, vụ kiện trên chúng ta có thể gặp gỡ phía Mỹ để giải quyết. Phần nào chưa phùhợp thông lệ quốc tế, chúng ta điều chỉnh ngay. Hy vọng vụ việc sẽ giải quyết êm thắm để không ảnh hưởng đến việc xuất khẩu cá sang thị trường Mỹ.Ông Hậu cũng cho hay, mới đây đại sứ Mỹ tại VN đã cử tùy viên nông nghiệp đến điều tra quy trình nuôi cá tra, cá basa tại Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp… Đoàn điều tra này đã kết luận: Môi trường nuôi cá tại VN bảo đảm vệ sinh. Thức ăn cho cá gồm hai loại tự chế và công nghiệp cũng đều bảo đảm vệ sinh, trong đó có cả thức ăn công nghiệp do Cargill, một công ty của Mỹ cung cấp.