Chàm sữa là bệnh lý về da phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh. Tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, chàm sữa tiến triển sang thể nặng làm tăng nguy cơ bội nhiễm. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cha mẹ cách xử lý khi bé bị chàm sữa thể nặng một cách an toàn, hiệu quả.
Dấu hiệu nhận biết chàm sữa nặng ở bé
Chàm sữa hay còn được gọi là lác sữa, thường xảy ra ở trẻ em trong giai đoạn bú mẹ hoặc bú bình. Khi bị chàm sữa, da bé xuất hiện các mảng đỏ hồng kèm theo các mụn nước li ti, sờ da thấy thô ráp. Bé có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu nên có xu hướng gãi nhiều. Nếu bé không được chữa trị kịp thời hoặc mẹ áp dụng các phương pháp điều trị không phù hợp khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn với các dấu hiệu cụ thể như sau:
- Bé có cảm giác ngứa ngáy ngày một nhiều thêm, dùng hai tay gãi nhiều lên vùng da bị chàm sữa.
- Vùng da bị chàm sữa xuất hiện vài vết lở loét hay tình trạng bong tróc da để lộ lớp da bóng nhẵn bên trong.
- Trên đỉnh của vùng da bị chàm có lớp vỏ màu nâu nhạt hoặc xuất hiện mụn nước. Khi gãi mụn nước vỡ ra tạo thành lớp hóa sừng bì cứng.
- Bé biếng ăn, thường xuyên quấy khóc khiến cha mẹ rất lo lắng.
Vùng da của bé bị chàm sữa nặng có thể lở loét, bong tróc.
Chàm sữa dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về da khác ở trẻ. Tuy nhiên, chúng ta có thể phân biệt được bằng cách quan sát. Những mảng chàm sữa có màu đỏ đậm hơn kèm theo vảy da trắng đục, đôi khi có chứa nước lỏng.
Xem thêm chi tiết: Hướng dẫn mẹ phân biệt chàm sữa và mụn sữa
Nguyên nhân gây chàm sữa thể nặng
Có khá nhiều nguyên nhân khiến bé bị chàm sữa thể nặng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Bé gãi nhiều: Chàm sữa gây ngứa ngáy khó chịu khiến bé dùng tay cào gãi da hoặc dụi mắt, dụi vết chàm vào chăn gối cho đỡ ngứa. Điều này vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào da gây hại khiến chàm sữa càng nặng hơn.
- Chữa chàm sữa mãi không khỏi, tái đi tái lại nhiều lần: Nếu được điều trị đúng cách chàm sữa sẽ khỏi sau khoảng 1 -2 tuần. Nhưng nhiều trường hợp chàm sữa tái đi tái lại nhiều lần khiến tình trạng bệnh lần sau lại nặng hơn lần trước. Lâu dài tiến triển xấu thành chàm sữa thể nặng.
- Cha mẹ xử lý sai cách: Nhiều trường hợp khi bé bị chàm sữa nhưng cha mẹ xử lý chưa đúng cách hoặc sử dụng các sản phẩm điều trị có chứa thành phần không phù hợp với làn da của bé khiến chàm sữa lan rộng và ngày càng tiến triển nặng hơn.
- Cha mẹ lạm dụng lá dân gian tắm cho bé: Một số lá dân gian có tác dụng hỗ trợ cải thiện chàm sữa ở thể nhẹ. Nhưng khi áp dụng mẹ không xử lý sạch hoàn toàn hoặc sử dụng số lượng lá quá nhiều khiến da bé bị bội nhiễm gây ra chàm sữa thể nặng điều trị gặp nhiều khó khăn.
- Chế độ ăn: Khi mẹ ăn các loại đồ ăn hải sản, đồ tanh hay đồ ăn giàu đạm khiến sữa mẹ chứa những nguồn protein lạ có thể là nguyên nhân khiến bé bị chàm sữa nặng.
- Yếu tố môi trường: Khi môi trường sống có chứa các yếu tố gây kích thích như lông động vật, bụi bẩn, phấn hoa…cũng có thể khiến chàm sữa tiến triển nặng hơn.
Sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp có thể khiến chàm sữa ở bé nặng hơn.
Chàm sữa nặng có nguy hiểm không?
Chàm sữa thể nặng rất nguy hiểm, chữa trị kéo dài thậm chí có thể gây ra những biến chứng nặng nề đối với sức khỏe cũng như làn da của bé. Không chỉ khiến bé ăn không ngon, ngủ không yên mà còn gây ra biến chứng nguy hiểm như:
Trẻ chậm phát triển: Chàm sữa khiến da bé luôn ngứa ngáy, khó chịu nên biếng ăn, mất ngủ. Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất cũng như tinh thần của bé.
Da bé bị nhiễm trùng, bội nhiễm: Ngứa ngáy khiến bé dùng tay để gãi da khiến vi khuẩn tụ cầu vàng xâm nhập, nhiễm nấm da…gây chàm bội nhiễm. Chàm bội nhiễm khiến hệ miễn dịch suy giảm khiến da sưng đỏ, mụn nhọt, rỉ nước, lở loét…khiến da bị nhiễm trùng, nhiễm trùng máu khiến bé bị sốt cao rất nguy hiểm.
Suy thận: Cha mẹ thấy bé bị chàm sữa nên sử dụng thuốc chứa Corticoid giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, nếu lạm dụng nhóm thuốc này khiến hệ miễn dịch của bé bị suy giảm, thậm chí teo da, mỏng da, suy giảm tuyến thượng thận.
Xem chi tiết: Chàm sữa có để lại sẹo không?
Cần làm gì khi trẻ bị chàm sữa nặng?
Khi bé bị chàm sữa thể nặng, cha mẹ không nên quá lo lắng mà hãy tham khảo một số mẹo sau đây để cải thiện căn bệnh này cho bé. Sau đây là một số cách cải thiện chàm sữa nặng mà phụ huynh nên làm theo:
Dùng sản phẩm sát trùng vết chàm sữa
Vùng da bị chàm sữa có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn. Do đó, cha mẹ đừng quên bước sát khuẩn vết chàm cho bé để giúp quá trình điều trị chàm sữa mang lại hiệu quả tốt hơn.
Thoa kem dưỡng ẩm
Khi bé bị chàm sữa nặng, vùng da xuất hiện nhiều tổn thương, bong tróc da khiến làn da bị thô ráp. Bên cạnh đó, cấu trúc da của bé mềm mỏng nên khi bị chàm sữa sẽ rất dễ khô. Bởi vậy mà mẹ cần lưu ý giữ ẩm cho bé mỗi ngày. Thời điểm thoa kem dưỡng ẩm hợp lý là sau khi trẻ tắm xong. Bởi lúc này bề mặt da sạch sẽ, độ ẩm cao nên rất dễ thẩm thấu.
Bạn có thể thoa cho bé nhiều lần và nên thoa vào buổi tối trước khi đi ngủ. Kem dưỡng ẩm không những làm mềm da mà còn giúp khôi phục hàng rào bảo vệ da một cách nhanh chóng.
Hãy chắc chắn rằng loại kem dưỡng ẩm mà bạn dùng cho bé có xuất xứ rõ ràng, không có mùi, không dầu và dành riêng cho bé sơ sinh. Để chắc chắn, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành thoa cho bé.
Xem chi tiết: Chàm sữa bôi thuốc gì cải thiện?
Tắm cho bé bằng nước ấm
Làn da của bé vốn vô cùng nhạy cảm nên khi bị chàm sữa nặng cần được chăm sóc kỹ hơn. Khi tắm cho bé bạn nên pha nước ấm cùng chút tinh dầu tràm trà để giảm ngứa, làm sạch da cho bé. Hãy dùng cặp nhiệt độ để thử nước trước khi cho bé vào tắm. Không nên tắm cho bé quá lâu (< 10 phút), không dùng tay hay khăn bông chà xát vào những vùng da đang bị chàm sữa của bé. Khi tắm xong mẹ lấy khăn bông mềm thấm nước và lau khô nhẹ nhàng cho bé.
Quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi
Chàm sữa nặng khiến bé bị ngứa ngáy nhiều. Bởi vậy mẹ hãy lựa chọn những bộ đồ rộng rãi, thoáng mát cho bé mặc nhằm tránh cọ xát quần áo vào da gây đau rát. Ưu tiên chọn quần áo từ chất liệu tự nhiên, cotton thấm hút tốt, tránh len sợi khiến da bé bị trầy xước và cảm thấy khó chịu hơn. Đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ nên đeo bao tay hoặc cắt móng tay cho bé để tránh cào gãi lên da khiến chàm sữa càng bị nặng hơn.
Giữ không gian sống sạch sẽ
Bụi bẩn là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến chàm sữa ở bé tiến triển nặng hơn. Vì vậy, cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ của bé, giữ nhiệt độ phòng mát mẻ với độ ẩm thích hợp giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn đồng thời giảm nguy cơ bé bị chàm sữa nặng.
Tránh xa các tác nhân gây dị ứng
Cần giữ trẻ không tiếp xúc với các yếu tố kích hoạt bệnh chàm sữa cũng như khiến bệnh nặng hơn như xà phòng, chất tẩy rửa, nước hoa, lông thú cưng, tránh để bé đổ mồ hôi quá nhiều…
Chế độ ăn của mẹ
Một trong những nguyên nhân khiến bé bị chàm sữa nặng do chế độ ăn của mẹ có chứa các protein lạ từ hải sản. Bởi vậy khi bé bị chàm sữa mẹ đang cho con bú cần tránh sử dụng các thực phẩm đó. Hãy bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết giúp sữa mẹ đủ dưỡng chất, kháng thể cho bé mỗi ngày.
Đưa trẻ gặp bác sĩ
Nếu đã áp dụng các mẹo trên mà tình trạng của bé không cải thiện. Cha mẹ cần cân nhắc đưa bé đi khám ở những cơ sở uy tín để có hướng điều trị phù hợp. Cha mẹ cần ghi nhớ làm theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời tái khám đúng hẹn (nếu có), uống thuốc đủ và đúng liều lượng.
Cách phòng ngừa chàm sữa nặng cho bé
Để phòng ngừa chàm sữa tiến triển sang thể nặng, cha mẹ cần có biện pháp xử lý kịp thời và đúng như sau:
- Hãy chăm sóc da của bé hàng ngày đúng cách, tránh để bé gãi lên da. Không nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có nhiều bọt, có chứa các thành phần hóa chất có thể gây kích ứng da bé.
- Mẹ cần tránh những thực phẩm có thể gây dị ứng như sữa đặc, sữa bò, trứng, thịt bò, hản sản, đồ ăn lên men…
- Không tự ý mua thuốc bôi cho bé hoặc lạm dụng các bài thuốc dân gian để tắm cho bé.
Chàm sữa nặng cũng như chàm sữa thông thường đều không lây nhiễm. Tuy nhiên, chúng gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho bé nên các mẹ không nên chủ quan.
Trên đây là những thông tin giúp cha mẹ xử trí khi bé bị chàm sữa thể nặng giúp giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy và khó chịu đồng thời ngăn ngừa da bé bị nhiễm trùng. Chúc các bé yêu luôn khỏe mạnh!
Fons Care Baby – Sữa tắm cho bé được bác sĩ da liễu khuyên dùng
Các bé yêu có làn da non nớt và nhạy cảm nên cần một loại sữa tắm đủ dịu nhẹ, đủ an toàn để dùng hằng ngày, nhất là với những trẻ gặp vấn đề về da như rôm sảy, mụn nhọt, thủy đậu, viêm da cơ địa,..
Fons Care Baby là dòng sữa tắm thảo dược thiên nhiên hàng đầu để mang lại cho bé làn da khỏe mạnh. Sản phẩm không sử dụng chất tẩy rửa hóa học, chất tạo bọt hóa học, không hương liệu nhân tạo, không dưỡng da hóa chất, rất an toàn cho bé.
Fons Care Baby mang lại:
- Sạch sẽ, mềm mịn cho da và tóc của bé.
- Khả năng ngăn ngừa các bệnh viêm da, giúp tổn thương trên da nhanh lành.
- Khả năng ngăn ngừa sự tấn công của côn trùng.
- Phòng trừ mạo cảm, ốm vặt khi thời tiết giao mùa.
- Cho bé có giấc ngủ ngon hơn, thư giãn hơn.
– Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY
Name
Đặt mua – Fons Care Baby
Ghi chú