LÀM GÌ KHI TRẺ BỊ ĐẦY BỤNG VÀ SỐT?

LÀM GÌ KHI TRẺ BỊ ĐẦY BỤNG VÀ SỐT?

Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa và sốt khiến trẻ khó hấp thụ dinh dưỡng, đầy bụng, mệt mỏi, chán ăn… Trong trường hợp này, bố mẹ cần tìm hiểu về tình trạng bệnh của trẻ để có cách xử lý phù hợp nhất. Một số thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích cho bạn.

1/ Đặc điểm của trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa có các biểu hiện cụ thể như đầy bụng, táo bón, tiêu chảy… Sốt có thể đi kèm nhưng không quá phổ biến. Trẻ bị sốt cao là dấu hiệu cảnh báo cơ quan nào đó trong cơ thể đang bị viêm và phản ứng chống viêm làm nhiệt độ cơ thể tăng cao.

Khi trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa, thường thì trẻ thấy mệt mỏi và mất nước do bị tiêu chảy. Tình trạng này kéo dài khiến trẻ xanh xao, gầy yếu.  Từ đó dẫn đến suy dinh dưỡng, hệ miễn dịch yếu đi, kém phát triển về thể chất. Lúc này, trẻ đứng trước nguy cơ dễ bị lây nhiễm khuẩn từ bên ngoài, nhất là nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

2/ Nguyên nhân

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ khiến bé bị đầy bụng, đi ngoài nhiều… thường bắt nguồn từ những nguyên nhân như:

Sức đề kháng yếu: Trẻ em thì sức đề kháng vẫn còn non nớt, là đối tượng bị dễ lây nhiễm từ các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng… xâm nhập và gây ra nhiều bệnh cho trẻ, trong đó có những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ khiến bé bị đầy bụng, đi ngoài nhiềuRối loạn tiêu hóa ở trẻ khiến bé bị đầy bụng, đi ngoài nhiều

Uống nhiều kháng sinh: Thuốc kháng sinh như dao hai lưỡi, sử dụng thuốc không chỉ tiêu diệt hại khuẩn mà còn diệt luôn cả lợi khuẩn. Lạm dụng kháng sinh làm mất cân bằng hệ sinh thái trong đường ruột, gây ra hội chứng rối loạn tiêu hóa.

Nhiễm khuẩn: Bắt nguồn từ môi trường sống kém vệ sinh, ô nhiễm nguồn nước, thức ăn bị nhiễm khuẩn, trẻ không có thói quen rửa tay trước khi ăn cũng là nguyên nhân gây nên các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ.

Dinh dưỡng thiếu hợp lý: Vì hệ thống men tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa được hoàn thiện do đó chế độ ăn uống không khoa học cũng làm cho trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa.

3/ Làm gì khi trẻ cơ sinh bị rối loạn tiêu hóa kèm sốt?

Với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn sơ sinh còn bú mẹ, nên tiếp tục cho trẻ bú mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu đời để phòng ngừa các trường hợp trẻ sơ sinh bị đầy bụng, khó tiêu, đi ngoài. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần có chế độ ăn uống khoa học và hợp lý. Nguồn dinh dưỡng đa dạng sẽ tăng chất lượng sữa mẹ.

Tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng kháng sinh, bởi chúng sẽ khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ mất đi các lợi khuẩn và làm tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

Khi trẻ có dấu hiệu sốt từ 38.5 độ trở lên kèm đầy bụng, khó chịu, bố mẹ có thể dùng thuốc giảm đau, hạ sốt Hapacol loại dành cho trẻ em. Phụ huynh có thể tham khảo sản phẩm Hapacol, thành phần có chứa paracetamol được bào chế dưới dạng bột sủi bọt, dùng hòa tan trong nước trước khi uống, thích hợp dùng để hạ sốt và giảm đau cho trẻ em.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao?Trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao?

Tập cho con thói quen rửa tay trước khi ăn. Với trẻ sơ sinh bú mẹ, mẹ cần vệ sinh kỹ đầu ti trước khi cho bé bú. Còn với trẻ bú bình cần tiệt trùng chai lọ pha sữa và bình sữa trước khi sử dụng.

Những món đồ chơi bé hay cầm trực tiếp cần được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, không cho trẻ ngậm đồ chơi cũng như hạn chế tiếp xúc nhiều với thú nuôi như chó, mèo.

Thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo lịch tiêm chủng để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm.

Khi trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa, để cân bằng môi trường lợi khuẩn trong đường ruột bạn cần bổ sung men vi sinh cho trẻ để giúp tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

TRẺ SƠ SINH BỊ SÔI BỤNG, ĐI NGOÀI: NGUYÊN NHÂN & CÁCH ĐIỀU TRỊ

Trẻ sơ sinh gần như chỉ bú sữa mẹ, nhưng không vì thế mà trẻ không gặp các vấn đề về tiêu hóa. Trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài là hiện tượng không hiếm gặp. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc…

Điều chỉnh chế độ ăn uống cho trẻ cần có những quy tắc sau:

  • Thực đơn hàng ngày phải có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
  • Chế biến thức ăn dễ tiêu, phù hợp với độ tuổi ăn dặm của trẻ.
  • Ưu tiên các nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất.
  • Điều chỉnh thời gian ăn giữa các bữa chính và bữa phụ, quà vặt… sao cho cân đối và phù hợp nhất. Bạn có thể chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày, lý tưởng nhất là 5-6 bữa/ngày.
  • Bổ sung thêm các sản phẩm có chứa men vi sinh (sữa chua) để củng cố hệ tiêu hóa cho bé.

Tóm lại, bạn không nên chủ quan khi thấy trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa. Nếu trẻ có những triệu chứng như đau bụng dai dẳng, nôn ói, khó tiêu, chán ăn, mệt mỏi, sốt cao… bố mẹ nên lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị nhanh chóng.

Nguồn tham khảo: https://healthbeautycare.com.vn/tin-tuc/nen-lam-gi-khi-tre-bi-roi-loan-tieu-hoa-kem-theo-sot-nhe-hoac-sot-cao.html

 

Rate this post

Viết một bình luận