Làm gì khi trẻ nhõng nhẽo, quấy khóc?

Dạo gần đây con bạn rất hay quấy khóc và nhõng nhẽo. Những lúc đi làm về mệt mỏi, mà con lại quấy khóc bạn như muốn stress.

Nguyên nhân vì sao trẻ lại quấy khóc? Làm gì khi trẻ cư xử như vậy? Có nên sử dụng những biện pháp cứng rắn với trẻ không?

Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ cư xử như vậy?

Trẻ hay nhõng nhẽo, quấy khóc, mè nheo là biểu hiện trẻ đang rất muốn được cha mẹ quan tâm hơn, chú ý nhiều hơn. Đặc biệt, đối với những trẻ dưới 3 tuổi thì mức độ nhõng nhẽo thường xuyên xảy ra hơn. Trong giai đoạn phát triển này, trẻ vẫn chưa học được cách làm chủ cảm xúc tiêu cực hoặc cách thể hiện ra những mong muốn, những cảm xúc hợp lý với một sự việc nào đó.

Bên cạnh đó, lý do khiến trẻ cư xử một cách khó chiều là do tính cách của trẻ, có một số trẻ trở nên khó chiều hơn những trẻ khác. Đồng thời, nếu trẻ bị ốm hoặc có quá nhiều tác động đến hệ thần kinh của bé thì cũng khiến bé trở nên quấy khóc, cáu bẳn. Và còn một nguyên nhân khác khiến trẻ như vậy đó là do trẻ được chiều chuộng quá mức bởi ông bà hoặc bố mẹ. Mỗi khi trẻ nhõng nhẽo, quấy khóc đều được đáp ứng theo ý trẻ cho dù đó có là điều nên hay không nên. Như vậy sẽ trở thành thói quen của trẻ.

Những lưu ý cho bố mẹ đang ở trong tình trạng này

– Tất cả các thành viên trong gia đình kể cả ông bà nên thống nhất với nhau cách dạy bé để tránh trường hợp bé nhõng nhẽo, dựa hơi người nào chiều chuộng bé nhất.

– Không nên quát mắng bé khi bé nhõng nhẽo, quấy khóc, đòi hỏi vô cớ. Bạn chỉ cần nói chuyện một cách bình tĩnh với bé, nói rằng bé như vậy là không ngoan.

– Nếu bé vẫn tiếp tục không ngoan ngoãn thì nên kiên quyết không đồng tính với cách cư xử của bé để tránh tạo thành thói quen. Lúc này bạn cần một thái độ nghiêm khắc hơn. Mỗi khi trẻ cư xử như vậy để đòi hỏi một thứ gì đó mà không đáp ứng được thì cần một thái độ nghiêm khắc hơn từ bố mẹ. Hãy để trẻ biết được bạn sẽ không xem xét đến yêu cầu của bé nếu bé không ngừng quấy khóc. Bạn không nên mềm lòng trong những lúc này, chỉ cần 1, 2 lần bé sẽ tự quen với nguyên tắc do bạn đặt ra đấy.

– Hãy đặt ra nguyên tắc “không” nghĩa là “không” chứ không phải là “có thể”.

–  Dành thời gian chơi với bé nhiều hơn. Cho dù bạn có bận rộn công việc tới mấy cũng phải cố gắng sắp xếp để chơi đùa, trò chuyện với bé. Những lúc bạn làm việc nhà, nấu ăn, tắm cho bé, đánh răng cho bé… đều là những thời điểm trò chuyện với bé rất hiệu quả, giúp bé hiểu hơn về cách cư xử của mình cũng như việc bạn sẽ hiểu bé hơn.

– Trờ chuyện với bé là một cách giúp hình thành phương pháp dạy con phù hợp với tính cách của bé nhà bạn nhất.

– Tuyệt đối không được đánh đòn bé và bỏ bé lại một mình, như vậy sẽ khiến bé có cảm giác bản thân bị bỏ rơi, nghĩ bố mẹ không thương bé nữa. Vì vậy, bé sẽ trở nên quấy khóc nhiều hơn, dai hơn, khó dạy dỗ hơn.

– Bạn hãy ở lại bên bé và giải thích một cách dễ hiểu nhất từng tình huống, tình sự việc với bé, dứt điểm tình huống tại lúc đó để bé không còn cơ hội nhõng nhẽo, quấy khóc nữa.

Qua mỗi tình huống, mỗi cách cư xử của con, hãy học cách lắng nghe con nói, bạn sẽ có thêm được những kỹ năng nuôi dạy con tốt hơn từng ngày.

Chúc các bạn thành công!

Thanh Quế

Theo tạp chí Sống Khỏe

Rate this post

Viết một bình luận