Muỗi luôn tồn tại ở khắp mọi nơi và chúng sẽ hoàn toàn vô hại nếu như không mang lại các chứng bệnh nguy hại đến tính mạng con người như bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, sốt vàng da. Thực tế cho thấy những vết muỗi đốt sưng to gây ngứa ngáy khó chịu, muỗi đốt ngứa nhiều ngày, thậm chí còn khiến cơ thể có những dấu diệu phát ban đỏ, chóng mặt, nôn ói hoặc đau nhức, nặng hơn có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị đúng cách.
Nhiều người vẫn thắc mắc rằng bị muỗi đốt nhiều có sao không ? Câu trả lời không nằm bất kỳ ai, và chỉ nằm ở loại muỗi gây nên những vết đốt ấy. Nếu muỗi mang virus Dengue gây bệnh, khi đốt vào da con người sẽ từ đường máu truyền dịch bệnh đó vào trong cơ thể, khiến ta cũng bị nhiễm phải bệnh sốt xuất huyết, mức độ nặng hoặc nhẹ tùy thuộc vào từng cơ địa mỗi ngày.
Bị muỗi đốt nên làm gì ?
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Có nhiều cách chữa vết muỗi độc đốt, chúng tôi giới thiệu đến bạn một số cách làm hết nốt đỏ muỗi đốt nhanh chóng lành.
1. Hạn chế gãi
Phản ứng tự nhiên của con người là khi ngứa sẽ gãi và càng ngứa, gãi càng nhiều để thỏa mãn cơ thể, nhưng đối với các nốt đỏ muỗi đốt, nếu gãi nhiều sẽ càng khó lành hơn, gây tổn thương đến vùng da và dễ dàng trầy xước, chảy máu. Do đó, hãy dùng tay xoa nhẹ nhàng kết hợp với việc thoa nha đam làm dịu vết đốt.
2.Tận dụng thực phẩm ở bếp
- Nha đam luôn là ưu tiên hàng đầu. Chất gel trong nha đam có tính năng làm dịu mát vết thương, chống viêm tức thì, cực kỳ phù hợp khi dùng sau khi bị muỗi đốt
- Hành tây có tác dụng thần kỳ từ sự cay nồng của mình làm giảm sưng đỏ cho vết cắn, giúp vết cắn mau lành hơn
- Mật ong là một trong những thực phẩm có đặc tính kháng khuẩn cao, lấy một ít mật ong và bôi lên chỗ vết muỗi đốt sẽ giúp bạn dễ chịu hơn, kháng khuẩn hiệu quả.
- Axit từ chanh rất cần thiết cho bạn để hạn chế sự nhiễm trùng, giúp vết đốt nhanh lành và không còn sưng đỏ.
- Tỏi là sự lựa chọn thông minh dành cho các bà nội trợ, khi bản thân tỏi đã có tính chống muỗi tự nhiên, nay được dùng để giảm sát thương do muỗi cắn, tỏi còn hỗ trợ giảm ngứa ngáy khó chịu.
- Muối có tính sát khuẩn cao, lưu ý nên pha loãng ra và tan trong nước, sau đó rửa vết thương, hạn chế cho muối trực tiếp chà sát lên da rất dễ khiến da bị tổn thương, trầy xước, đồng thời cũng làm bạn quên đi cơn ngứa khó chịu.
- Pha loãng Dấm cùng nước có thể làm giảm sưng hiệu quả, ngăn ngứa ngáy khó chịu đến vùng da.
3.Dùng đá lạnh
Nhiệt độ lạnh hoặc đá lạnh có thể giúp giảm viêm, sưng tức thì, làm tê da, giúp bạn hạn chết cảm giác ngứa. Cách hay được áp dụng dùng nhất là chườm đá để làm giảm tình trạng ngứa của vết đốt nhưng lưu ý không nên để quá 5 phút để tránh gây tổn thương lên vùng da mỏng.
4.Trà hoa cúc
Hoa cúc được xem là phương thuốc tự nhiên của người xưa trị bá bệnh, đối với các vết muỗi đốt, hoa cúc giúp giảm sưng tấy, giảm tình trạng viêm kích ứng da , mau lành. Cách dùng vô cùng đơn giản, chỉ cần ngâm túi trà trong nước rồi cho vào tủ lạnh khoảng 30 phút, sau đó vắt hết nước, lấy phần cái xác trà ngâm lên vùng da bị đốt khoảng 10 phút rồi lau sạch lại bằng khăn.
5. Nước cây phỉ
Một toner nước cây phỉ luôn được các tín đồ làm đẹp săn đón do độ lành tính và làm dịu da tức thì. Nước cây phỉ là chất làm se da tự nhiên do chứa tannin. Cho nước cây phỉ lên da – vùng nhiều muỗi đốt, giúp các vết đỏ mau lặn đi, làm dịu vết rát, cứ thực hiện 2 lần liên tục và làm đều đặn 5 ngày, chắc chắn sẽ trả lại làn da ban đầu không khuyết điểm cho bạn.
6. Dùng thuốc bôi muỗi đốt hiệu quả
Một trong những cách quen thuộc của người dân là khi trẻ bị muỗi đốt, dùng kem giảm sưng đỏ, sát trùng mua ở nhà thuốc, bôi lên vùng da bị đốt. Đây cũng là cách hữu hiệu nhanh gọn dành cho các bạn.
Bên cạnh việc áp dụng tất cả biện pháp chữa trị sau khi bị muỗi đốt, cũng không bằng việc đề phòng muỗi có thể đốt lại và nặng nề hơn là nhiễm bệnh sốt xuất huyết. Vì thế, hãy luôn cảnh giác, phòng bệnh hơn chữa bệnh để các thành viên trong gia đình luôn khỏe mạnh và sống hạnh phúc.
Mời bạn đọc xem thêm tại : Bệnh sốt xuất huyết do muỗi gây ra nguy hiểm hơn những gì bạn nghĩ