Làm mẹ 5: Sau khi sinh bà đẻ ăn được cá gì

Cá là một nguồn omega-3 tuyệt vời cho mẹ và em bé, và được khuyên dùng cho các bà mẹ đang cho con bú. Nhưng hãy giới hạn số lượng hải sản bạn ăn mỗi tuần và chọn các lựa chọn các loại cá chứa ít thủy ngân sẽ tốt hơn. Vậy bà đẻ ăn được cá gì, dưới đây là danh sách các loài cá phù hợp ăn sau khi sinh cho bà đẻ.

Sau khi sinh ba de an duoc ca giSau khi sinh ba de an duoc ca gi

Sau sinh bà đẻ ăn cá được không

Hải sản nói chung, cá nói riêng là một phần quan trọng của chế độ ăn cho con bú, cân bằng tốt cho sức khỏe, vì nó chứa các chất dinh dưỡng quan trọng cho cả mẹ đang cho con bú và sức khỏe của em bé. Cá có ít chất béo bão hòa và nhiều protein, nó chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm một số chất không có trong nhiều loại thực phẩm khác, chẳng hạn như iốt, một loại axit béo omega-3, vitamin D và axit docosahexaenoic (DHA).

Một số chất dinh dưỡng trong cá có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim và góp phần mang lại sức khỏe tốt. Ngoài ra, khi truyền chất dinh dưỡng cho bé qua sữa mẹ , các chất dinh dưỡng như DHA rất cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh, não và mắt của bé.

Sau sinh ba de an ca duoc khongSau sinh ba de an ca duoc khong

Sau khi sinh bà đẻ ăn được cá gì

Cá là một thực phẩm giàu nguồn dinh dưỡng, cá chứa omega 3 tốt cho thị lực và nhận thức của trẻ nhỏ. Ăn một số loại cá dưới đây cung cấp nguồn omega 3 cho sữa mẹ rất tốt:

Cá chép

Thịt cá chép có thể trục sản dịch sau sinh, Protid trong cá chép có tác dụng nâng cao sức co bóp của cơ tử cung và thúc đẩy tử cung co bóp. Từ đó đóng các mạch máu dẫn đến lượng máu chảy ra ngoài giảm xuống.

Theo Đông y, cá chép tốt cho phụ nữ sau khi sinh không có sữa, có tác dụng thúc đẩy sự tiết sữa. Có vị ngọt tính bình rất tốt cho tiểu tiện, có tác dụng giải độc, hỗ trợ điều trị các bệnh bụng trướng, phụ nữ băng huyết và xơ gan.

Ngoài ra để điều trị chứng ứ máu tử cung bạn dùng một con cá chép tươi khoảng 500g, nấu chín với rượu vang. Ngoài ra mổ cá chép bỏ nội tạng, mang đi sấy khô và nghiền thành bột, dùng hàng ngày với rượu vang.

Cá diêu hồng

Bà bầu sau sinh ăn cá diêu hồng được không, thịt cá diêu hồng không độc, tác dụng lợi ngũ tạng, bổ khí huyết, ích tỳ vị,… Dùng bổ dưỡng cho nhiều bệnh chứng hư nhược của bà đẻ sau khi sinh, trẻ em còi cọc và người già suy nhược. Ngoài tác dụng hỗ trợ chữa bệnh, ăn cá diêu hồng bổ sung giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, B, D, protein và chất khoáng như iot, photpho và ít chất béo hơn thịt nên dễ tiêu hóa cho bà đẻ.

Ba de an ca dieu hong duoc khongBa de an ca dieu hong duoc khong

Cá bống

Theo Đông y, cá bống tính bình, vào tỳ vị, can thận, có vị ngọt mặn, ít chất béo, giàu protein, sở hữu các sinh tố E, PP, B2, D, và chất khoáng Ca, Fe, S, Fe, P.. Tác dụng kiện tỳ ích khí, hoà vị, an thai, bổ can thận, cường kiện cân cốt, tiêu tích trệ, lợi thuỷ, hành huyết mạch. Cá bống cũng là một trong nhiều loại cá trả lời cho câu hỏi bà đẻ ăn được cá gì vừa tốt cho mẹ mà bổ cho con.

Cá hồi

Có hàm lượng thủy ngân thấp, cung cấp nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, trong đó là Omega 3 (DHA). Bà đẻ ăn cá hồi hỗ trợ tăng omega 3 trong nguồn sữa mẹ tăng lên, giúp phát triển não bé, từ đó con nhanh nhẹn và thông minh hơn.

Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết DHA trong cá hồi còn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giảm phiền muộn sau sinh, bớt đi cảm giác lo lắng, căng thẳng hay trầm cảm sau sinh.

Cá cơm

Điều cần thiết để sửa chữa các mô tế bào liên kết và tăng trưởng chính là Protein trong cá cơm. Một nguồn các axit béo không bão hòa có lợi cho sức khỏe tim mạch trong cá cơm.

Cá cơm cũng là đáp án cho thắc mắc bà đẻ ăn được cá gì, ăn cá cơm có thể làm giảm nguy cơ của các vấn đề tim mạch nghiêm trọng và làm giảm mức độ cholesterol xấu trong máu. Ngoài tốt cho tim mach, ăn cá cơm còn tốt cho mắt, cho da giúp xương và răng chắc khỏe.

Cá mè

Cũng giống như cá diêu hồng, cá mè không độc có tính ấm, vị ngọt thích hợp đối với phụ nữ sau đẻ thiếu sữa. Có tác dụng giảm đau đầu do phong hàn, hoa mắt, chóng mặt, nhiều đờm, tỳ vị hư hàn, gân cốt yếu hay chán ăn, tiêu hoá kém,… Thịt cá mè có nhiều protid, mật cá chứa sterol, mỡ cá thì có nhiều acid béo không no tốt bổ não tuỷ, ích tỳ vị, nhuận phế và khỏe gân cốt.

Ca me tot cho ba de bi tieu hoa kemCa me tot cho ba de bi tieu hoa kem

Cá mòi

Cũng là loại cá chứa ít hàm lượng thủy ngân, cá mòi có chứa nhiều axit béo omega 3 và omega 6, là các chất chống oxy hóa mạnh mẽ tốt cho bà đẻ. Đặc biệt, omega 3 có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, tăng đường huyết, ung thư thận… Cá mòi cũng chứa nhiều vitamin D, có tác dụng quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình hấp thu canxi vào cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe xương và tốt cho hệ miễn dịch. Ngoài ra cá mòi ăn ngon, cung cấp một lượng lớn vitamin và khoáng chất cho cơ thể như vitamin B2, B12, niacin, giúp hỗ trợ hệ thống thần kinh. Ngoài ra đáp án cho câu hỏi sau khi sinh bà đẻ có ăn được cá trôi không là hoàn toàn ăn được.

Đọc thêm: Khi mang thai bà bầu ăn lươn có tốt không

Mẹ sau sinh nên không nên ăn cá gì

Một số loại cá chứa làm lượng thủy ngân cao, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, methyl thủy ngân có thể gây hại cho hệ thần kinh và não đang phát triển của bé. Ảnh hưởng có thể từ nhẹ tới nặng tùy vào hàm lượng thủy ngân. Thủy ngân có thể nhiễm vào sữa mẹ, và trẻ sẽ hấp thụ được khi đang bú. Cực kỳ quan trọng trong thời gian trẻ chịu ảnh hưởng của thủy ngân.

5 loại cá sau đây được liệt kê vào những loại cá không nên ăn cho bà đẻ vì chứa hàm lượng thủy ngân cao:

  • Cá mập
  • Cá kiếm
  • Cá kình
  • Cá ngừ
  • Cá thu

Sau sinh có ăn được cá thu không, cá thu là loại cá giàu chất dưỡng chất cho người bình thường, nhưng vì sở hữu hàm lượng thủy ngân khá cao, nên không tốt cho bà mẹ và em bé. Vì vậy bà đẻ nên thay thế cá thu bằng một số loại cá kể trên, chứa ít thủy ngân mà vẫn đảm bảo đủ chất cho mẹ và bé.

Sau sinh co an duoc ca thu khongSau sinh co an duoc ca thu khong

Cũng như câu hỏi về cá thu, sau sinh ăn cá ngừ được không, cá ngừ cũng chứa một lượng không nhỏ thủy ngân. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hay khi đang còn trong thai nhi trong tử cung rất dễ bị tổn thương do methyl thủy ngân gây ra. Do đó phụ nữ đang cho con bú hoặc đang mang thai cần chú ý đến các loại cá mình ăn. Tránh ăn nhiều các loại cá có chứa thủy ngân cao.

Lời khuyên khi mẹ sau sinh muốn ăn cá

Bà bầu ăn cá rất tốt cho con trong thời gian bú, tuy nhiên, bạn cần phải chú ý khi lựa chọn. Một số loại cá có hàm lượng thủy ngân cao không tốt, hoặc ký sinh trùng trong các loại cá sống… rất có hại cho sức khỏe

  • Không nên ăn cá ươn, chỉ chọn loại cá còn tươi. Đặc điểm nhận dạng cá ươn như: bề mặt da cá nhớt, mắt cá đục, thịt nhão nhợt nhạt, mang thâm.
  • Trong cơ thịt các loài cá thịt đỏ như cá ngừ, cá thu, cá nục, cá hồi, cá trích… có chứa chất Histidine cao, Histidine chuyển hóa thành Histamine khi cá đã chết. Nếu không may ăn nhiều phải chất này dễ gây ngộ độc hoặc dị ứng.
  • Trong cá biển sống chứa rất nhiều ký sinh trùng, vừa không tốt mà lại rất nguy hiểm cho cả con nhỏ và mẹ. Nên nấu và chế biến cá chín thật kỹ để đảm bảo sự an toàn cho hai mẹ con.
  • Hạn chế ăn thực phẩm đóng hộp, không được khuyến khích trước và sau mang thai. Cá đóng hộp hoặc để đông lạnh cũng không ngoại lệ. Cung cấp ít chất dinh dưỡng hơn cá tươi mà đôi khi còn có cả chất bảo quản.
  • Bà bầu sau khi sinh cũng không nên ăn quá mặn, trong cá biển chứa hàm lượng iốt nhất định vì vậy chỉ nêm nếm cho vừa tay khi chế biến.

Sau sinh có ăn được cá rô phi không

Bà đẻ ăn được cá rô phi không? Câu trả lời là được, cá rô phi cũng là một loại thực phẩm rất tốt đối với phụ nữ trước và sau khi sinh.Cung cấp lượng omega 3, protein và axit béo dồi dào, một trong nhiều dưỡng chất quan trọng đối với cơ thể. Tuy nhiên, để cơ thể có đầy đủ dưỡng chất bà đẻ chỉ nên ăn 2 lần một tuần và nên bổ sung đa dạng các thực phẩm khác. Đây cũng là đáp án cho câu hỏi sau sinh có ăn được cá rô đồng không.

Sau sinh ăn cá biển được không

Tùy vào từng loại cá như kể ở trên, nhưng tuyệt đối không được ăn cá biển sống. Thực phẩm sống luôn chứa nhiều ký sinh trùng, cá cũng vậy. Rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé vì vậy khi ăn phải ăn chín, và tránh ăn những loại cá dễ gây dị ứng cho bà đẻ. Tránh ăn cá ngừ và cá thu vì chứa hàm lượng thủy ngân cao, nên ăn cá hố, cá mó, cá đục, cá đổng, cá liệt, cá ngân,… Đây là những loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp, ít gây dị ứng, mà vẫn giàu dinh dưỡng thích hợp để bồi bổ sau khi sinh

Sau sinh an ca bien duoc khongSau sinh an ca bien duoc khong

Trên đây là giải đáp thắc mắc bà đẻ ăn được cá gì, nếu bạn ăn cá thường xuyên hơn bình thường, hãy nói chuyện với các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn hợp lý cho mẹ và bé. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

0

0

votes

Article Rating

Tin liên quan

Rate this post

Viết một bình luận