Làm sao để có kinh nguyệt trở lại? 5 cách chữa mất kinh nguyệt

Kinh nguyệt đột ngột biến mất dù không mang thai khiến bạn vô cùng lo lắng. Vậy làm sao để có kinh nguyệt trở lại? Hãy cùng khám phá 5 cách chữa mất kinh nguyệt vô cùng hiệu quả trong bài viết sau.

1. Bạn đã hiểu đúng về chu kỳ kinh nguyệt?

Chu kỳ kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý diễn ra có tính lặp đi lặp lại, từ thời điểm dậy thì cho đến khi mãn kinh, dưới sự điều khiển của hormone sinh dục và đánh dấu cột mốc chức năng sinh sản ở người phụ nữ được hoàn thiện. Theo chu kỳ mỗi tháng, niêm mạc tử cung sẽ dày lên để đón trứng được thụ tinh. Nếu không có trứng nào được thụ tinh, lớp niêm mạc này sẽ bong ra. Dưới tác dụng co bóp của tử cung, lớp niêm mạc này sẽ bị đẩy ra ngoài cùng với một ít chất dịch lẫn máu –  đây chính là giai đoạn hành kinh.

 

làm sao để có kinh nguyệt trở lại

 

Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn là tín hiệu cho thấy sức khỏe của phụ nữ đang ổn định

 

Vậy một chu kỳ kinh nguyệt bình thường diễn ra trong bao nhiêu ngày?

 

Một chu kỳ kinh nguyệt ở chị em được tính từ ngày có kinh đầu tiên trong tháng và kéo dài từ 28 đến 35 ngày với 4 giai đoạn: giai đoạn hành kinh, giai đoạn trước rụng trứng, giai đoạn rụng trứng và giai đoạn sau rụng trứng. Thực tế, thời gian giữa các kỳ kinh nguyệt có thể xê dịch (sớm hoặc trễ) một vài ngày. Ví dụ, nếu so với kỳ trước, kỳ kinh lần này của bạn chỉ mới trễ 3 ngày thì thì được coi là bình thường. Mất kinh nguyệt xảy ra khi phụ nữ đã trễ kinh hơn 3 tháng liên tiếp.

2. Mất kinh nguyệt dù không mang thai – Đâu là nguyên nhân?

Bước vào thời kỳ tiền mãn kinh 

Từ tuổi 30 trở đi, dưới tác động quá trình lão hóa tự nhiên, hoạt động của hệ trục “vàng” của Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng dần suy yếu dẫn đến sự mất cân bằng của các nội tiết tố, nhất là Estrogen, Progesterone và Testosterone. Do bộ 3 nội tiết tố này giữ vai trò chỉ huy chu kỳ kinh nguyệt đều đặn mỗi tháng nên sự mất cân bằng này là nguyên nhân sâu xa làm xuất hiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ

Phụ nữ cho con bú

Tình trạng mất kinh nguyệt sau sinh là một hiện tượng bình thường. Nguyên do là nội tiết tố Prolactin (giúp sản xuất ra sữa) sẽ làm chậm lại chu kỳ kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt không đều . Thời gian kinh nguyệt trở lại đối với phụ nữ sau sinh sẽ khác nhau tùy mỗi người, có thể là vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí vài năm.

Thay đổi cân nặng đột ngột

Thay đổi cân nặng đột ngột gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tâm lý và cả kinh nguyệt. Điển hình có thể thấy chị em rất dễ bị chậm hoặc mất kinh nguyệt nếu giảm cân quá nhanh. điều này khiến cho cơ thể không kịp thích ứng, vì thế không sản xuất đủ Estrogen cần thiết cho kỳ kinh nguyệt và dẫn đến chậm kinh hoặc mất kinh. 

Căng thẳng kéo dài

Các hormone gây ra bởi stress, chẳng hạn như Adrenaline và Cortisol làm ảnh hưởng đến vùng dưới đồi (nơi liên quan đến quá trình tạo ra Estrogen). Lúc này, chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể dày hơn hoặc thưa hơn. Hơn thế nữ, kỳ kinh của bạn có thể ngừng hoàn toàn hoặc những cơn đau bụng kinh có thể trở nên tồi tệ hơn. 

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Buồng trứng đa nang là một hội chứng gây ra do rối loạn cân bằng hormone. Theo đó, hội chứng này gây ra sự gia tăng bất thường về nồng độ Androgen và khiến quá trình phát triển của nang noãn bị gián đoạn. Từ đó buồng trứng xuất hiện nhiều nang nhỏ, không phát triển được. Lúc này, trứng không thể trưởng thành nên không có hiện tượng rụng trứng và hiện tượng phóng noãn cũng không xảy ra.

Rối loạn ăn uống

Rối loạn ăn uống là bệnh liên quan đến tâm lý. Người bị bệnh có thể tự ép buộc mình phải ăn hoặc từ chối ăn mà không căn cứ theo nhu cầu tự nhiên của cơ thể. Vì thế, người bị bệnh này thường xuyên thay đổi cân nặng đột ngột và ảnh hưởng đến sự cân bằng của các nội tiết tố trong cơ thể.

3. Chớ chủ quan khi mất, chậm kinh nguyệt

Rối loạn hoặc mất kinh nguyệt gây ra rất nhiều hậu quả nguy hiểm như:

  • Khó thụ thai.
  • Ảnh hưởng tới tâm lý.
  • Da nổi mụn, xỉn màu…

căng thẳng dẫn đến mất kinh

 

Khi càng căng thẳng, tình trạng mất kinh càng trở nên tồi tệ hơn

4. Làm sao để có kinh nguyệt trở lại? Bỏ túi ngay 5 cách chữa mất kinh nguyệt

Tùy theo mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân mất kinh mà bạn có thể áp dụng những cách chữa mất kinh nguyệt sau:

Cân chỉnh nội tiết tố theo nhu cầu của cơ thể

Lão hóa là một quy luật tất yếu, không thể tránh khỏi. Tuy nhiên nếu biết chủ động chăm sóc tốt hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng, duy trì ổn định bộ 3 nội tiết tố Estrogen, Progesterone và Testosterone, các vấn đề trong giai đoạn tiền mãn kinh, bao gồm cả chậm và mất kinh nguyệt sẽ được cải thiện đáng kể.

 

Hiện nay, rất nhiều sản phẩm viên uống giúp điều hòa kinh nguyệt vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên chị em cần chọn sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc và thương hiệu rõ ràng để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi sử dụng. 

Giảm cân hoặc tăng cân khoa học

Sở hữu vóc dáng cân đối, quyến rũ là ước mơ của nhiều phụ nữ. Thế nhưng không phải vì thế mà chị em nhịn ăn hoặc ăn vô tội vạ. Thay vào đó, chị em nên điều chỉnh cân nặng khoa học, vẫn cần ăn uống đủ 4 nhóm chất (bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất), tăng cường rau xanh và trái cây tươi, hạn chế chât kích thích, thức ăn nhiều đường, dầu mỡ, thức ăn nhanh… kết hợp với tập luyện để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Hạn chế căng thẳng

Giữ cho tâm trạng thoải mái là cách chữa mất kinh nguyệt và giữ gìn sức khỏe hiệu quả. Ngoài nghe những bản nhạc yêu thích, bạn còn có thể giảm căng thẳng bằng cách chơi đùa với thú cưng, trò chuyện cùng bạn bè, ngồi thiền/yoga… 

Điều trị bệnh lý

Khi tình trạng mất kinh kéo dài và nghi ngờ bị bệnh lý như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), rối loạn ăn uống, căng thẳng kéo dài… bạn cần thăm khám, chẩn đoán sớm để có phương pháp điều trị. Tránh tình trạng để lâu dài có thể khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn. 

Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Tập thể thao đều đặn, ngủ đủ giấc, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, giải tỏa những căng thẳng và biết cách cân bằng cuộc sống… không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn giúp cải thiện các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt. Bạn cần đảm bảo tuân thủ và kiên trì thực hiện để đảm bảo đạt được hiệu quả rõ rệt. 

 

Tên

 

Yoga không chỉ giúp nâng cao sự dẻo dai, sức khỏe mà còn giúp giảm căng thẳng hiệu quả 

5. Điều hòa kinh nguyệt cùng Angela Gold

Hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng là hệ trục thần kinh – nội tiết giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và hoạt động sinh dục ở nữ giới, kiểm soát phần lớn sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ. Vì thế, khi hoạt động của hệ trục não bộ suy yếu, không chỉ gây rối loạn kinh nguyệt mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân và vẻ đẹp làn da. Vì vậy, thúc đẩy hoạt động của hệ trục vàng được xem là giải pháp tận gốc được các chuyên gia khuyến nghị.

 

Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra Lepidium Meyenii là loại thảo dược sinh trưởng ở độ cao hơn 4.000 mét trên dãy núi Andes (Nam Mỹ) vô cùng quý giá. Các dưỡng chất quý của loại thảo dược này tập trung nhiều ở củ, rễ, bao gồm hàng chục Amino Acid, nhóm Glucosinat, nhóm Alkaloid, nhóm axit béo và chất xơ… rất tốt và cần thiết cho sức khỏe phụ nữ. Theo các nghiên cứu khoa học tại Mỹ và Úc cho thấy, các hoạt chất có trong Lepidium Meyenii, đặc biệt là các Sterols quý, có khả năng tăng cường hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng. 

 

Lepidium Meyenii là một trong những thành phần chính của Angela Gold mang đến rất nhiều lợi ích như:

  • Cải thiện tốt các vấn đề bất ổn của thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh, bao gồm cả rối loạn kinh nguyệt
  • Tăng ham muốn, giảm khô âm đạo…
  • Làm chậm mãn kinh, chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ. Đồng thời hỗ trợ cải thiện các bệnh lý tim mạch, đau nhức xương khớp, hỗ trợ giảm cholesterol và ổn định huyết áp.

Angela Gold giúp cải thiện sức khỏe, sắc đẹp và cả sinh lý nữ

Angela Gold giúp cải thiện sức khỏe, sắc đẹp và cả sinh lý nữ

 

Mất kinh nguyệt là hiện tượng thường thấy đang trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Tuy nhiên, đây cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó để có được cách chữa mất kinh nguyệt hiệu quả nhất, bạn nên đến gặp bác sĩ để xác định đúng nguyên nhân gây ra hiện tượng này. 

Rate this post

Viết một bình luận