Làm sao để hết buồn nôn mệt mỏi khi mang thai?

(15/07/2022)

Hầu hết phụ nữ mang thai đều cảm thấy buồn nôn và mệt mỏi nhiều hơn, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Đây không phải là biểu hiện nghiêm trọng hay ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ bầu mà chỉ là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể. Vậy làm sao để hết buồn nôn mệt mỏi khi mang thai?

Rate this post

Nguyên nhân khiến mẹ bầu buồn nôn và mệt mỏi

Thông thường, triệu chứng buồn nôn mệt mỏi khi mang thai hay gặp ở giai đoạn 3 tháng đầu tiên với các biểu hiện ốm nghén phổ biến. Tuy nhiên mẹ cũng có thể bị buồn nôn ở một vài thời điểm là bởi:

Buồn nôn mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu

Làm sao để hết buồn nôn mệt mỏi khi mang thai

Ốm nghén là triệu chứng thường thấy trong 3 tháng đầu với dấu hiệu buồn nôn, mệt mỏi

Có khoảng 80% phụ nữ mang thai bị buồn nôn và ốm nghén trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Các dấu hiệu sẽ giảm dần vào khoảng tuần 16-18 và sau đó hết hẳn. Ngoài triệu chứng buồn nôn, nhiều mẹ bầu còn cảm thấy buồn ngủ, ăn không ngon miệng, mệt mỏi, kiệt sức, tiểu nhiều lần.. Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng với những mẹ buồn nôn khi mang thai 3 tháng đầu thì khả năng sảy thai và thai lưu sẽ thấp hơn so với những mẹ không có các triệu chứng này.

Hầu hết phụ nữ mang thai sẽ bị nôn và sút cân trong thời gian đầu, sau đó sinh hoạt bình thường khi hết nghén, những mẹ bị nghén nặng thì khả năng hấp thu dinh dưỡng và ăn uống kém hơn. Bởi vậy nếu mẹ bầu đang rơi vào tình trạng ốm nghén khi mang thai nặng, mệt mỏi lả người thì cần đến viện để được khám sớm.

Buồn nôn mệt mỏi khi mang thai 3 tháng giữa

Thời điểm mang thai 3 tháng giữa đa số mẹ bầu đã giảm các triệu chứng ốm nghén và buồn nôn. Tuy nhiên một số mẹ vẫn tiếp tục bị nghén kéo dài cho tới hết thai kỳ. Nguyên nhân mẹ buồn nôn mệt mỏi khi mang thai vẫn chủ yếu do tác động của các cơn ốm nghén.

Buồn nôn mệt mỏi khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ

Làm sao để hết buồn nôn mệt mỏi khi mang thai

Tình trạng buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt có thể do mẹ bị thiếu sắt, tụt huyết áp

Nhiều mẹ tới tận 3 tháng cuối thai kỳ vẫn cảm thấy mệt mỏi và buồn nôn rất khó chịu. Lúc này nguyên nhân thường do:

  • Thai nhi đã phát triển lớn hơn trong tử cung, chèn lên dạ dày của mẹ bầu gây buồn nôn.
  • Buồn nôn và chóng mặt có thể do bị thiếu máu do thiếu sắt, tụt huyết áp.
  • Nằm sai tư thế khi ngủ cũng khiến máu không được lưu thông, khi đứng dậy dễ bị choáng và có thể cảm thấy hơi buồn nôn.
  • Buồn nôn mệt mỏi khi mang thai cũng là dấu hiệu báo sắp sinh bên cạnh những biểu hiện phổ biến như bụng sa, mệt mỏi, có cơn gò.. Bởi những cơn nôn khan, bụng cồn cào cho thấy mẹ sắp chuyển dạ khi thai nhi chèn lên hệ tiêu hóa.

Làm sao để hết buồn nôn mệt mỏi khi mang thai?

Để khắc phục tình trạng buồn nôn mệt mỏi khi mang thai, mẹ bầu hãy tham khảo một số biện pháp hiệu quả dưới đây.

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt và ăn uống hàng ngày một cách khoa học

Làm sao để hết buồn nôn mệt mỏi khi mang thai

Chia nhỏ các bữa ăn giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn

Mẹ bầu cần điều chỉnh thói quen ăn uống, ngủ nghỉ khoa học hơn để giảm các cơn buồn nôn, nôn ói qua những hành động như:

  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, khẩu phần ăn đủ chất với lượng ít, giúp cơ thể chuyển hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Không dồn ăn quá nhiều trong một bữa có thể khiến dạ dày quá tải và gây nôn ói.
  • Ăn thực phẩm mẹ yêu thích khi bị ốm nghén quá nặng, chú ý dùng những thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh.
  • Tránh ăn những thực phẩm giàu chất béo và carbohydrates gây ra cảm giác tức bụng và buồn nôn, khó tiêu, chướng bụng.
  • Ngủ đủ giấc ít nhất 7-10 tiếng mỗi ngày để nạp năng lượng cho cơ thể.

Xây dựng thực đơn dinh dưỡng đủ chất cho mẹ bầu trong thai kỳ

 Làm sao để hết buồn nôn mệt mỏi khi mang thai

Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để tăng cường vitamin, khoáng chất cần thiết

Trong suốt quá trình bầu bí, thực đơn cho bà bầu cần đảm bảo các nhóm chất quan trọng cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi:

  • Tăng cường lượng rau xanh và hoa quả tươi để cung cấp vitamin và khoáng chất cho mẹ và bé. Lựa chọn những loại quả mẹ ưa thích, giàu vitamin C để nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể, giảm nghén hiệu quả.
  • Ăn nhiều thịt nạc, cá, trứng cùng các loại đậu để bổ sung hàm lượng protein trong bữa. Đặc biệt nên ăn cá hồi bởi đây là loại cá béo dinh dưỡng, chứa hàm lượng Omega-3 phong phú.
  • Trong các bữa phụ, mẹ có thể ăn thêm sữa chua, váng sữa để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn và đẩy lùi những cơn ợ hơi, buồn nôn khó chịu.
  • Không nên ăn những thực phẩm chiên xào, cay nóng, đồ ăn đóng hộp hoặc có gia vị nặng mùi bởi có thể gây ra những cơn buồn nôn cho mẹ bầu.
  • Không nên ăn thực phẩm muối chua, nếu quá thèm đồ chua, mẹ chỉ nên ăn một lượng nhỏ cho đỡ thèm.

Bổ sung vitamin và khoáng chất đầy đủ hàng ngày

Bổ sung sắt, tăng đề kháng nâng cao sức khỏe cho bà bầu

Bổ sung sắt cho bà bầu – hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho bà bầu15

Tăng cường chất sắt rất quan trọng và cần thiết ngay từ những tháng đầu mang thai. Sắt là vi chất đóng vai trò sản sinh các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, đưa oxy đi nuôi cơ thể. Nhiều mẹ bầu bị buồn nôn, chóng mặt, choáng váng và mệt mỏi cũng bởi thiếu máu do thiếu sắt. Vì vậy, việc uống sắt đều đặn hàng ngày là điều mẹ cần ghi nhớ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Duy trì uống sắt cùng nhiều vi chất khác như canxi, DHA, vitamin và khoáng chất.. sẽ giúp mẹ khỏe mạnh hơn, vượt qua thai kỳ an toàn suôn sẻ.

Nếu mẹ đang băn khoăn về vấn đề bà bầu nên uống sắt nước hay viên? Hãy tìm hiểu kỹ hơn về hai dạng bào chế này, lựa chọn sản phẩm có độ phù hợp cao với cơ địa bản thân để sử dụng cho đúng. Tìm kiếm các sản phẩm chất lượng cao, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và hàm lượng tiêu chuẩn để bổ sung hàng ngày. Tuy nhiên, với mẹ bầu thường xuyên bịu buồn nôn, sắt viên thường là lựa chọn tối ưu hơn bởi sắt viên hạn chế được tình trạng tanh, khó uống ít gây buồn nôn hơn cho mẹ bầu hơn sắt nước.

Dùng gừng tươi làm giảm nhanh các cơn buồn nôn

Làm sao để hết buồn nôn mệt mỏi khi mang thai

Giảm tình trạng nôn nghén nhanh chóng với gừng tươi

Nếu tình trạng buồn nôn mệt mỏi khi mang thai quá khó chịu, mẹ có thể sử dụng phương pháp dùng gừng tươi để giảm cảm giác muốn nôn ói theo dân gian. Một ly trà gừng với miếng bánh quy sẽ rất tốt cho những cơn buồn nôn bất chợt của mẹ bầu. Gừng cũng là nguyên liệu có tính chống viêm, làm ấm cơ thể và được sử dụng nhiều trong thời gian mẹ nôn nghén.

Qua bài viết trên, chắc hẳn mẹ đã hiểu rõ hơn về những cách làm giảm buồn nôn mệt mỏi khi mang thai rồi. Giữ gìn sức khỏe thật tốt, chăm sóc bản thân với chế độ sinh hoạt ăn ngủ đúng giờ, đồng thời bổ sung sắt và acid folic cho bà bầu đều đặn là điều mẹ nên làm.

Rate this post

Viết một bình luận