Lão giáo/Đạo giáo là gì?

Câu hỏi

Lão giáo/Đạo giáo là gì?

Trả lời

Lão giáo (hay Đạo giáo) là một tôn giáo mà những người ủng hộ nó chủ yếu được tìm thấy ở các nước Viễn Đông như Trung Quốc, Mã Lai, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Xinh-ga-po. Ước tính hiện tại là có hàng trăm triệu người thực hành một số hình thức của Lão giáo, với 20 đến 30 triệu người trong số họ thuộc Trung Quốc đại lục. Điều này khá đáng chú ý vì Trung Quốc đại lục là một quốc gia cộng sản và cấm nhiều hình thức tôn giáo. Nguồn gốc của Lão giáo có thể được bắt nguồn từ thế kỷ thứ 3 hoặc thứ 4 trước Công Nguyên. Giống như nhiều tôn giáo khác, Lão giáo có bộ kinh thánh riêng, bộ chính chỉ được nói đến như là “Đạo”. Các bản văn khác được bao gồm, và toàn bộ các quy tắc của người theo theo Lão giáo được gọi là Kinh điển. Từ “Đạo” xuất phát từ chữ trong bảng chữ cái Trung Hoa có cùng tên. Từ này có nghĩa là “đường đi” hoặc “con đường”.

Lão giáo chưa bao giờ là một tôn giáo thống nhất, và một số học giả đặt nó theo ba loại: triết học, tôn giáo, và tôn giáo dân gian Trung Quốc. Tập hợp các niềm tin rộng lớn của nó khiến cho thật khó khăn để xác định chính xác Lão giáo là gì. Nói chung, Đạo đề cập đến dòng chảy của vũ trụ hoặc lực lượng đằng sau trật tự tự nhiên mà giữ mọi thứ cân bằng và theo thứ tự. Đạo được coi là nguồn của sự tồn tại và “không tồn tại”. Một số tôn giáo phương Đông nhắc đến điều này như là “âm và dương” của vũ trụ, là điều mà cũng có thể bày tỏ chính nó như là các lực lượng bình đẳng của “thiện” và “ác”.

Một số người theo Lão giáo tin vào đa thần giáo (tin vào nhiều vị thần); những người khác thực hành thờ cúng tổ tiên. Những người theo Lão giáo có xu hướng thờ cúng chủ yếu vào các ngày lễ trong lịch của họ khi mà thức ăn được bày ra như là một của tế lễ cho các vị thần hoặc tinh thần của những tổ tiên đã qua đời. Các hình thức của tế lễ khác bao gồm đốt tiền giấy – những người theo Lão giáo tin rằng nó sẽ vật chất hóa lại trong thế giới thần linh để cho tổ tiên đã qua đời sử dụng. Một số phương pháp rèn luyện võ thuật như Thái Cực Quyền và Bát quái chưởng có nguồn gốc từ Lão giáo. Rất ít người ở thế giới phương Tây thực hành Lão giáo, và một số đã nhầm lẫn Đạo với phái Thiền, được chứng minh bởi các cuốn sách The Tao of Physics của Fritjof Capra hoặc The Tao of Pooh của Benjamin Hoff.

Mặc dù từ “Đạo” có nghĩa là “đường lối”, nhưng nó không phải là Đường lối thật sự. Có rất nhiều tôn giáo tuyên bố họ là một trong những cách để đến với Đức Chúa Trời. Nhưng Chúa Giê-xu Christ đã nói rằng Ngài là con đường duy nhất để đến với Đức Chúa Trời (Giăng 14:6). Vì Lão giáo chối bỏ điều này, nên nó không giải quyết được bản chất tội lỗi của nhân loại. Mọi người (ngoại trừ Chúa Giê-xu) đã bước vào thế gian với bản chất tội lỗi được thừa hưởng từ A-đam, và đó là tội đã chia cách chúng ta khỏi Đức Chúa Trời. Một Đức Chúa Trời thánh khiết và công bình không thể chấp nhận bất cứ điều gì tội lỗi trong cách nhìn của Ngài (Ha-ba-cức 1:13). Nhưng bởi sự thương xót của Ngài, Ngài đã sai Con của Ngài là Chúa Giê-xu (là Đức Chúa Trời trong xác thịt) vào thế gian này để chết trên thập giá và trao đổi sự công bình của Ngài cho tội lỗi của chúng ta (II Cô-rinh-tô 5:21). Chỉ bằng cách chấp nhận sự chết đền bù này và tin vào Đấng Christ mà chúng ta có thể thoát khỏi sự phán xét của Đức Chúa Trời và nhận được sự sống đời đời (Ê-phê-sô 2:8-9; Giăng 10:27-28). Đấng Christ, chứ không phải Đạo, là con đường dẫn đến sự sống đời đời.

English


Trở lại trang chủ tiếng Việt

Lão giáo/Đạo giáo là gì?

Lão giáo (hay Đạo giáo) là một tôn giáo mà những người ủng hộ nó chủ yếu được tìm thấy ở các nước Viễn Đông như Trung Quốc, Mã Lai, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Xinh-ga-po. Ước tính hiện tại là có hàng trăm triệu người thực hành một số hình thức của Lão giáo, với 20 đến 30 triệu người trong số họ thuộc Trung Quốc đại lục. Điều này khá đáng chú ý vì Trung Quốc đại lục là một quốc gia cộng sản và cấm nhiều hình thức tôn giáo. Nguồn gốc của Lão giáo có thể được bắt nguồn từ thế kỷ thứ 3 hoặc thứ 4 trước Công Nguyên. Giống như nhiều tôn giáo khác, Lão giáo có bộ kinh thánh riêng, bộ chính chỉ được nói đến như là “Đạo”. Các bản văn khác được bao gồm, và toàn bộ các quy tắc của người theo theo Lão giáo được gọi là Kinh điển. Từ “Đạo” xuất phát từ chữ trong bảng chữ cái Trung Hoa có cùng tên. Từ này có nghĩa là “đường đi” hoặc “con đường”.Lão giáo chưa bao giờ là một tôn giáo thống nhất, và một số học giả đặt nó theo ba loại: triết học, tôn giáo, và tôn giáo dân gian Trung Quốc. Tập hợp các niềm tin rộng lớn của nó khiến cho thật khó khăn để xác định chính xác Lão giáo là gì. Nói chung, Đạo đề cập đến dòng chảy của vũ trụ hoặc lực lượng đằng sau trật tự tự nhiên mà giữ mọi thứ cân bằng và theo thứ tự. Đạo được coi là nguồn của sự tồn tại và “không tồn tại”. Một số tôn giáo phương Đông nhắc đến điều này như là “âm và dương” của vũ trụ, là điều mà cũng có thể bày tỏ chính nó như là các lực lượng bình đẳng của “thiện” và “ác”.Một số người theo Lão giáo tin vào đa thần giáo (tin vào nhiều vị thần); những người khác thực hành thờ cúng tổ tiên. Những người theo Lão giáo có xu hướng thờ cúng chủ yếu vào các ngày lễ trong lịch của họ khi mà thức ăn được bày ra như là một của tế lễ cho các vị thần hoặc tinh thần của những tổ tiên đã qua đời. Các hình thức của tế lễ khác bao gồm đốt tiền giấy – những người theo Lão giáo tin rằng nó sẽ vật chất hóa lại trong thế giới thần linh để cho tổ tiên đã qua đời sử dụng. Một số phương pháp rèn luyện võ thuật như Thái Cực Quyền và Bát quái chưởng có nguồn gốc từ Lão giáo. Rất ít người ở thế giới phương Tây thực hành Lão giáo, và một số đã nhầm lẫn Đạo với phái Thiền, được chứng minh bởi các cuốn sáchcủa Fritjof Capra hoặccủa Benjamin Hoff.Mặc dù từ “Đạo” có nghĩa là “đường lối”, nhưng nó không phải là Đường lối thật sự. Có rất nhiều tôn giáo tuyên bố họ là một trong những cách để đến với Đức Chúa Trời. Nhưng Chúa Giê-xu Christ đã nói rằng Ngài là con đường duy nhất để đến với Đức Chúa Trời (Giăng 14:6). Vì Lão giáo chối bỏ điều này, nên nó không giải quyết được bản chất tội lỗi của nhân loại. Mọi người (ngoại trừ Chúa Giê-xu) đã bước vào thế gian với bản chất tội lỗi được thừa hưởng từ A-đam, và đó là tội đã chia cách chúng ta khỏi Đức Chúa Trời. Một Đức Chúa Trời thánh khiết và công bình không thể chấp nhận bất cứ điều gì tội lỗi trong cách nhìn của Ngài (Ha-ba-cức 1:13). Nhưng bởi sự thương xót của Ngài, Ngài đã sai Con của Ngài là Chúa Giê-xu (là Đức Chúa Trời trong xác thịt) vào thế gian này để chết trên thập giá và trao đổi sự công bình của Ngài cho tội lỗi của chúng ta (II Cô-rinh-tô 5:21). Chỉ bằng cách chấp nhận sự chết đền bù này và tin vào Đấng Christ mà chúng ta có thể thoát khỏi sự phán xét của Đức Chúa Trời và nhận được sự sống đời đời (Ê-phê-sô 2:8-9; Giăng 10:27-28). Đấng Christ, chứ không phải Đạo, là con đường dẫn đến sự sống đời đời.

Rate this post

Viết một bình luận