Housekeeping nói chung và Laundry nói riêng đều ít nhất một lần từng nghe qua thuật ngữ “Detergent”. Vậy bạn có biết detergent trong máy giặt là gì? Những vấn đề liên quan đến detergent trong máy giặt là gì? Tham khảo bài viết dưới đây của plovdent.com nếu vẫn chưa tìm được lời giải
Nội dung chính
- Detergent trong máy giặt là gì?
- Những điều cần biết về Detergent trong máy giặt
- – Thao tác Detergent trong máy giặt đúng cách
- - Vệ sinh Detergent trong máy giặt đúng cách
- Những sai lầm thường mắc phải khi làm sạch đồ vải bằng máy giặt
- Laundry Detergent là gì?
- Công việc của nhân viên bộ phận Laundry
- Phân loại đồ
- Thực hiện giặt giũ bằng tay và máy
- Là/ủi tươm tất quần áo, vật dụng
- Vệ sinh, lau chùi các dụng cụ trong phòng giặt
- Mức lương của nhân viên bộ phận Laundry
- Video liên quan
Là nhân viên giặt là (Laundry) trong khách sạn, bạn chắc chắn sẽ hằng ngày tiếp xúc và thao tác với các loại máy giặt công nghiệp. Do đó, sẽ hiển nhiên khi bạn bắt gặp hoặc nghe thấy cụm “detergent trong máy giặt”. Vậy detergent trong máy giặt là gì?
Detergent trong máy giặt là gì?
Để hiểu được Detergent trong máy giặt là gì, trước hết, bạn phải hiểu được Detergent là gì?
Detergent dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “chất tẩy vết bẩn trên quần áo”.Đây là một thuật ngữ chuyên ngành giặt là phổ biến, nên còn được dùng là laundry detergent – hóa chất/ dung dịch làm sạch quần áo, đồ vải trong khách sạn như xà phòng, nước xả, nước tẩy… được gọi chung là hóa chất giặt tẩy hay chất tẩy rửa.
Bạn đang xem: Detergent là gì
Như vậy, Detergent trong máy giặt chính là khay đựng hóa chất giặt tẩy được sử dụng trong quá trình máy giặt hoạt động để làm sạch các loại đồ vải. Thông thường, 1 detergent trong máy giặt sẽ có 3 ngăn cách đều nhau gồm ngăn bột giặt (powder detergent) – nước giặt riêng (liquid detergent) – nước xả (softener). Tùy vào tính chất của từng loại và nhu cầu sử dụng để lựa chọn và tính toán liều lượng từng ngăn cho phù hợp, tránh làm hỏng quần áo hay các vật dụng làm bằng vải của khách sạn và khách hàng.
Những điều cần biết về Detergent trong máy giặt
Cần thiết phải lưu ý một số vấn đề cơ bản khi thao tác, sử dụng detergent trong máy giặt để đảm bảo công năng làm sạch đồ vải, vừa duy trì và kéo dài tuổi thọ cho máy giặt. Cụ thể:
– Thao tác Detergent trong máy giặt đúng cách
Rất đơn giản, Laundry chỉ cần cho lần lượt các loại bột giặt, nước giặt, nước xả vào đúng vị trí trong khay detergent trước khi chọn chế độ giặt cho máy. Tuy nhiên, việc cho hóa chất giặt tẩy vào khay detergent trong máy giặt cần lưu ý một số vấn đề sau:
+ Tùy thuộc vào từng loại máy giặt và nhu cầu sử dụng cũng như yêu cầu giặt tẩy từ những ký hiệu giặt làtrên quần áo, laundry cân nhắc lựa chọn bột giặt hay nước giặt tương ứng phù hợp.
+ Cho từng loại riêng biệt vào đúng ngăn đựng tương ứng được mặc định trên khay.
+ Chỉ cho một lượng bột/ nướcgiặt vừa đủ vào khay powder/ liquiddetergent trong máy giặt; lượng bột/ nướcgiặt này phải phù hợp với số lượng quần áo trong máy. Trường hợp cho quá nhiều bột/ nướcgiặt sẽ gây lãng phí, đồng thời khiến quần áo không được xả sạch. Ngược lại, cho quá ít thì đồ sẽ không được giặt sạch và cặn bẩn sẽ đọng lại trong máy.
+ Ngăn nước xả chứa nước xả vảicó tác dụng giúp làm mềm vải, vì vậy chỉ cần cho 1 lượng vừa đủ để làm thơm quần áo (tối đa khoảng 1 nắp đầynước xả vải) vào đúng ngăn đựng trên khay detergent trong máy giặt (ngăn softener). Lượng nước xả vải này sẽ tự động được thêm vào quần áo ở cuối quy trình giặt là. Trường hợp máy giặt không thiết kế ngăn softener thì có thể cho nước xả vải bằng tay vào trước chu trình xả cuối cùng là được. Tuyệt đối không được cho nước xả vải trực tiếp lên quần áo vì sẽ gây ra các vết nhờn, bám dính màu lên trên quần áo (nhất là đồvải màu trắng). Hãy hòa tan cùng với nước rồi mới cho vào máy giặt.
- Vệ sinh Detergent trong máy giặt đúng cách
Cặn bẩn đọng lại trong khay đựng bột giặt qua các lần sử dụng là điều không tránh khỏi. Ngoài ra, khu vực nước giặt cũng là nơi rất dễ xuất hiện ẩm mốc. Vì vậy, vệ sinh máy giặt nói chung và vệ sinh khay detergent trong máy giặt nói riêng thường xuyên và đúng cách giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, đảm bảo chất lượng giặt luôn tốt, quần áo không bị nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn đồng thời tăng tuổi thọ cho máy giặt.
Laundry có thể tham khảo các cách vệ sinh detergent trong máy giặt được chia sẻ sau đây:
>Cách 1:
+ Tháo rời khay detergent ra khỏi máy giặt để dễ dàng cho việc vệ sinh và lau chùi. Hãy nhấn chốt phía dưới rồi rút ra.
+ Thực hiện rửa sạch ngăn detergent dưới vòi nước để loại bỏ các vết bột giặt bị đóng cặn nếu có
+ Vệ sinh bên trong hốc ngăn chứa bột giặt, nước xả vải; dùng bàn chải nhỏ vệ sinh phần trên và phần dưới của hốc
+ Vệ sinh sạch sẽ các lỗ thông nước của khay đựng
+ Lắp khay sạch vào đúng vị trí quy định
>Cách 2:
+ Ngược lại với cách 1, thay vì lau chùi trực tiếp, bạn có thể cho máy giặt hoạt động, điều chỉnh chế độ giặt phù hợp và cọ rửa hộc đựng nước giặt và nước xả vải đồng thời
+ Để máy giặt luôn hoạt động tốt, hãy vệ sinh hộc detergent 1 tháng 1 lần; đồng thời, thực hiện bảo trì máy định kỳ 6 tháng 1 lần.
Những sai lầm thường mắc phải khi làm sạch đồ vải bằng máy giặt
Rõ ràng, so vớilàm sạch thủ công bằng tay tốn sức, lượng đồ giặt sạch ít lại không đảm bảo sạch hoàn toàn thìlàm sạch bằng máy đơn giản, nhanh chóng, cho chất lượng sạch – mềm – thơm hoàn hảo, lượng đồ giặt sạch lại cực kỳ nhiều luôn được ưu tiên, nhất là môi trường kinh doanh dịch vụ có khối lượng đồ vải cần làm sạchlớn như khách sạn. Tuy nhiên, việc sử dụng máy giặt để làm sạch đồ vải cần lưu ý tránh mắc phải một số sai lầm cơ bản sau đây nếu không muốn kết quả thu về là đồ vải không được tẩy sạch vết bẩn, nhàu nhăn, thậm chí giảm tuổi thọ,hỏng máy:
– Cho vàomột lượng đồ giặt quá tải so với tải trọng khuyến cáo tối ưu của máy từ nhà sản xuất
– Xác định sai, không xác định được loại và lượng bột giặt/ nước giặt phù hợp với từng loại đồ vải riêng biệt, giảm hiệu quả làm sạch, thậm chí làm hỏng vải.
– Chỉ sử dụng một chế độ, chu kỳ giặt cho mọi loại đồ vải, thay vì linh hoạt thiết lập chế độ giặt hay điều chỉnh nhiệt độ phù hợp, tăng hiệu quả làm sạch, duy trì tuổi thọ cho máy
– Không thường xuyên kiểm tra và làm sạch các ngăn detergent trong máy giặt, nhất là khay đựng bột giặt/ nước giặt
– Không thường xuyên vệ sinh, bảo trì bảo dưỡng máy giặt
– …
Xem thêm: Viết Đoạn Văn Bằng Tiếng Anh Về Bảo Vệ Môi Trường Bằng Tiếng Anh
Hy vọng những thông tin mà plovdent.com chia sẻ trên đây sẽ giúp Laundry hiểu được detergent là gì? detergent trong máy giặt là gì? những vấn đề liên quan đến detergent trong máy giặt là gì?… từ đó bổ sung những kiến thức hữu ích cho công việc, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Bạn muốn tìm việc buồng phòng hay nhân viên giặt là, truy cập ngay plovdent.com để cập nhật những tin tuyển dụng mới và hot nhất!
Laundry Detergent là một thuật ngữ thường xuyên được sử dụng trong ngành Nhà hàng – Khách sạn, đặc biệt là bộ phận Housekeeping nói chung và bộ phận Laundry nói riêng. Vậy Laundry Detergent là gì? Hãy cùng Cet.edu.vn tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Những vật dụng như chăn, drap, gối, đệm hay rèm cửa, thảm… sử dụng trong nhà hàng, khách sạn đều phải được làm sạch để tạo nên không gian thoải mái, sạch sẽ cho khách lưu trú. Ngoài ra, dịch vụ giặt quần áo cũng cũng xuất hiện ngày càng phổ biến trong nhiều khách sạn hiện nay. Do đó, bộ phận Laundry đã ra đời và đảm nhận những công việc này.
Laundry Detergent là gì?
Laundry Detergent chính là thuật ngữ dùng để chỉ những dung dịch hay hóa chất có tác dụng làm sạch quần áo, vải vóc trong khách sạn. Nó bao gồm nước tẩy, nước xả, xà bông… Tùy thuộc vào công dụng của từng loại mà chúng có cách sử dụng và bảo quản khác nhau. Nhân viên Laundry cũng dựa vào từng công dụng này mà ước lượng liều lượng phù hợp để tránh làm hư hỏng quần áo, vật dụng bằng vải của khách hàng và khách sạn.
Laundry Detergent là dung dịch dùng để làm sạch quần áo, vải vóc (Ảnh: Internet)
Laundry Detergent được xem là những dụng cụ không thể thiếu của nhân viên Laundry. Laundry là bộ phận Giặt ủi trong khách sạn, có nhiệm vụ giặt ủi sạch sẽ, tươm tất các loại quần áo theo yêu cầu khách và các vật dụng theo đúng tiêu chuẩn của khách sạn. Laundry có vai trò quan trọng trong việc đóng góp và xây dựng chất lượng dịch vụ cũng như thương hiệu của khách sạn.
Công việc của nhân viên bộ phận Laundry
Phân loại đồ
– Kiểm tra trang phục, vật dụng trước khi giặt.
– Phân loại quần áo, vật dụng màu tách biệt với quần áo, vật dụng màu.
– Phân loại quần áo, vải giặt máy và giặt tay.
– Phân loại những loại quần áo, vải bẩn cần giặt riêng với thuốc tẩy.
Thực hiện giặt giũ bằng tay và máy
– Tuân thủ các thao tác giặt giũ theo đúng tiêu chuẩn của khách sạn đối với từng loại vải hay trang phục.
– Đảm bảo cho máy giặt vận hành đúng với chế độ, lượng bột giặt tương ứng với số lượng trang phục.
– Sử dụng các Laundry Detergent với liều lượng phù hợp.
– Nếu trang phục của khách còn vết bẩn, nhân viên Laundry tiến hành giặt giũ lại cho thật sạch.
Là/ủi tươm tất quần áo, vật dụng
Lưu ý nhiệt độ là/ủi theo từng chất liệu vải (Ảnh: Internet)
– Là/ủi các trang phục, đồ vải cần thiết theo đúng tiêu chuẩn của khách sạn.
– Không để trang phục bị cháy.
– Đảm bảo tất cả luôn luôn thẳng nếp.
– Gấp các đồ vải theo kích thước tương ứng và mang trang phục đến cho khách khi đã ủi xong.
Vệ sinh, lau chùi các dụng cụ trong phòng giặt
– Thường xuyên lau chùi máy giặt, bàn ủi, máy sấy để đảm bảo chúng luôn hoạt động tốt và sạch.
– Báo cho bộ phận bảo trì khi máy móc gặp sự cố để kịp thời sửa chữa.
Gấp các đồ vải theo đúng tiêu chuẩn (Ảnh: Internet)
Mức lương của nhân viên bộ phận Laundry
Tại các khách sạn 4 – 5 sao, mức lương của nhân viên Laundry dao động trong khoảng từ 4 – 5 triệu/tháng. Tuy nhiên, mức lương sẽ có sự chênh lệch phụ thuộc vào kinh nghiệm, tay nghề và thâm niên làm việc. Bên cạnh mức lương cơ bản, nhân viên Laundry còn được nhận tiền tip từ khách hàng, tiền trợ cấp từ đơn vị cùng những chế độ đãi ngộ khác như bảo hiểm y tế, xã hội…
Ngoài ra, nhân viên Laundry còn có lộ trình thăng tiến mở rộng nếu có nhiều năm kinh nghiệm như:
– Giám sát buồng (có kinh nghiệm từ 2 – 3 năm): Vị trí này có mức thu nhập dao động khoảng 10 – 12 triệu/ tháng tùy theo khối lượng công việc và quy mô khách sạn. Đối với các khách sạn 4 – 5 sao quốc tế, mức lương có thể cao hơn nữa và có nhiều cơ hội thăng tiến hơn.
– Trưởng phòng buồng (có kinh nghiệm từ 5 – 6 năm): Vị trí này có mức lương trung bình khoảng 12 – 20 triệu/tháng, chưa kể tiền tip và chế độ đãi ngộ.
– Giám đốc buồng (có kinh nghiệm từ 7 – 8 năm): Đây là vị trí mà bất kỳ ứng viên Nhà hàng – Khách sạn nào cũng mong muốn chinh phục. Mức lương của vị trí này dao động từ 15 – 22 triệu đồng/tháng tùy theo quy mô của từng khách sạn.
Với những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ Laundry Detergent là gì cũng như biết thêm về công việc của nhân viên Laundry đúng không nào? Đây quả thật là công việc tuyệt vời dành cho những ai ham học hỏi và muốn trau dồi kỹ năng nghề của bản thân. Nếu yêu thích công việc này, đừng ngần ngại hãy theo đuổi đến cùng bạn nhé! Và cũng đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo trên Cet.edu.vn nhé!