Yếu tố tâm linh luôn được người phương Đông rất xem trọng khi làm bất cứ một việc lớn nào. Người Việt Nam cũng không ngoại lệ, nhất là trong việc xây dựng nhà, các công trình kiến trúc đều phải cúng kiến thờ bái nhằm mong sự phù hộ, êm ấm và phát tài. Trong các nghi thức tâm linh đó, lễ khởi công và lễ động thổ là nổi bật nhất.
Ngày nay, để tiết kiệm công sức, thời gian thì khá nhiều người có xu hướng cùng lúc tổ chức cả hai nghi lễ này luôn. Đây cũng là lý do nhiều người cho rằng hai nghi lễ chỉ là một. Nhưng thực tế hai lễ này có sự khác biệt về nghi thức cũng như ý nghĩa. Bên dưới Vietlink Event sẽ chia sẻ các thông tin chi tiết để các bạn hiểu và phân biệt được đâu là lễ khởi công, lễ động thổ.
1. Lễ khởi công là gì?
Lễ khởi công là nghi lễ để dâng lên báo cáo với Tổ nghề, Thổ Thần và cả vong linh tổ tiên của từng đơn vị thi công. Với mục đích chính là mong họ chứng giám, phù hộ độ trì để công trình có thể xây dựng thuận lợi, suôn sẻ và kinh doanh, phát triển thành công.
Không chỉ vậy, đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp thông báo về việc chính thức khởi động dự án mới cho các đơn vị liên quan. Từ đó, thu hút sự quan tâm của giới đầu tư và góp phần quảng bá hình ảnh cũng như tên tuổi của đơn vị một cách hiệu quả.
2. So sánh lễ khởi công và lễ động thổ
Lễ khởi công và động thổ là hai nghi lễ khác nhau nhưng lại rất hay bị nhầm lẫn là một. Việc tìm hiểu kỹ sẽ giúp việc phân biệt hai nghi lễ này trở nên dễ dàng hơn. Trước hết, sự giống nhau của hai nghi lễ này đó chính là đều mang ý nghĩa tâm linh với hy vọng mang đến cho công trình điềm lành, sự may mắn và thuận lợi phát triển.
Tiếp theo, hai sự kiện này về mặt truyền thông được đánh giá là bước đệm vô cùng hiệu quả trong việc quảng bá, xây dựng thương hiệu hình ảnh cho công trình và doanh nghiệp đến gần hơn với các đối tác, khách hàng tiềm năng cùng các đối tượng liên quan khác.
Vậy làm sao để nhận biết được hai nghi lễ khởi công và động thổ? Thời gian tổ chức sự kiện chính là yếu tố quan trọng giúp dễ dàng nhận biết được đó là nghi lễ nào.
Công trình ngay khi được cấp giấy phép và mảnh đất chính thức được chủ đầu tư tiếp nhận để xây dựng, lễ động thổ sẽ được diễn ra. Nghi lễ động thổ được ví như lễ ra mắt các vị thần ở nơi đó cho phép đơn vị thi công được phép bước vào mảnh đất này mặc dù chưa làm gì hay xây dựng gì cả. Có khá nhiều gia chủ tiến hành lễ động thổ ngay sau khi mua đất để dễ dàng đi lại, đo đạc. Tuy nhiên, vài tháng sau mới tiến hành thi công thì khi đó lễ khởi công xây dựng mới được tổ chức. Từ đó, có thể thấy rằng lễ khởi công được tổ chức sau lễ động thổ.
Khi dự án, công trình chính thức đi vào giai đoạn xây dựng thì lễ khởi công sẽ được tổ chức. Nghi lễ tâm linh này được thực hiện nhằm báo với các thần nơi đó rằng sẽ bắt đầu xây dựng công trình từ thời điểm này và xin phép họ để được thi công, xây dựng. Hiện nay, phần lớn mọi người muốn tiết kiệm thời gian nên thường tổ chức chung một ngày cả lễ động thổ và lễ khởi công.
3. Lưu ý khi tổ chức lễ khởi công
Trong việc làm nhà, xây dựng các công trình thì theo tín ngưỡng dân gian được lưu truyền bao đời này của người Việt thì tổ chức lễ động thổ là một nghi lễ quan trọng và không thể thiếu. Sự kiện khởi công quan trọng như vậy tuy nhiên không phải ai cũng biết cách tổ chức một cách đúng đắn. Chính vì vậy, Vietlink Event sẽ gợi ý một số lưu ý quan trọng ở lễ khởi công dưới đây.
Cách xem ngày tốt
Các quan niệm về thời gian cũng như địa điểm theo thuyết Ngũ Hành chúng có tác động lớn đến nghi thức mang ý nghĩa tâm linh. Do đó, việc chọn ngày giờ cúng động thổ trước khi bắt đầu bước đầu tiên cực kỳ quan trọng. Các doanh nghiệp nên chú ý đến các ngày tốt như Sinh Khí, Giải thần, Hoàng đạo, Lộc mã.
Tuyệt đối tránh lựa chọn các ngày xấu như Sát chủ, Hùng phụ, Hắc đạo, Trùng tang, Thổ cấm. Đồng thời, cần phải cân nhắc kỹ càng để chọn giờ tốt nhất để tiến hành cúng động thổ nhằm giúp việc khởi công được suôn sẻ, thuận lợi nhất có thể.
Cách xem tuổi
Tuổi tác cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức sự kiện. Những ai có tuổi phạm vào năm Hoang Ốc và Kim Lâu thì tuyệt đối không nên làm nhà. Nếu vào thời điểm hiện tại, gia chủ có tuổi không phù hợp để xây nhà nhưng bắt buộc phải xây thì cần tiến hành làm thủ tục mượn tuổi.
Thủ tục mượn tuổi
Chủ nhà sẽ tiến hành làm giấy bán nhà tượng trưng cho người mượn tuổi và khấn cầu. Người được mượn tuổi khi động thổ, sẽ làm lễ khấn vái và động thổ. (ở hướng đẹp sẽ tiến hành cuốc 5 hay 7 cái tượng trưng).
Gia chủ nên tránh đi nơi khác trong thời gian làm lễ và có thể về, làm các công việc bình thường sau khi làm lễ xong. Chủ nhà sẽ tiến hành làm lễ nhập trạch. Đây là lễ để dọn vào nhà mới của doanh nghiệp tự xây hay mua lại. Theo quan niệm tín ngưỡng dân gian từ xưa đến nay của người Việt thì đây là một nghi lễ rất quan trọng.
Trình tự lễ cúng động thổ
Gia chủ là người cầm cuốc bổ những nhát đầu tiên, khi lễ vật đã chuẩn bị đầy đủ thì trình với Thổ thần xin được động thổ. Tiếp đến, mới tới thợ đào.Trước khi khấn doanh nghiệp cần chú ý phải thắp nhang vái bốn phương, tám hướng rồi sau đó quay mặt vào mâm lễ để khấn.
Sau khi cúng xong, nhang gần tàn thì gia chủ sẽ đốt giấy vàng và rải muối gạo. Tự tay cuốc mấy nhát vào nơi định đào móng để động thổ. Nhóm thợ đào móng ngay sau đó có thể tiến hành công việc. Lưu ý, 3 hũ muối-gạo-nước thì đặc biệt cất lại thật kỹ. Để đến khi nào tiến hành nhập trạch thì mang để nơi Bếp, nơi thờ cúng Táo Quân.
Trong trường hợp doanh nghiệp mượn tuổi để xây nhà thì khi nhập trạch người được mượn tuổi phải tiến hành làm tất cả các thủ tục dâng hương; khấn thành lời bàn giao nhà cho gia chủ.
Bên cạnh đó, trong lúc làm lễ động thổ quý doanh nghiệp tuyệt đối phải lánh khỏi nơi làm nhà xa từ 50m trở lên và chỉ trở về sau khi hoàn tất lễ động thổ xong. Vì lễ nghi thức quan trọng nên thực hiện lễ động thổ cần tuân thủ theo đúng các nguyên tắc sẵn có nhằm giúp quá trình xây dựng sau này được thuận lợi, suôn sẻ hơn.
Xem thêm: Các lập kế hoạch tổ chức lễ khởi công
4. Dịch vụ lễ khởi công tại Vietlink Event
Lễ khởi công là sự kiện quan trọng và mang ý nghĩa lớn do đó luôn phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo đúng quy trình tổ chức để sự kiện diễn ra đúng trình tự, suôn sẻ và hạn chế được tối đa các phát sinh, rủi ro làm ảnh hướng đến sự kiện. Do đó, việc tìm đến dịch vụ tổ chức lễ khởi công xây dựng chuyên nghiệp là một lựa chọn hoàn hảo.
Bởi dịch vụ sẽ cam kết, đảm bảo sự kiện của doanh nghiệp diễn ra thành công, tốt đẹp. Các công ty cung cấp dịch vụ lễ khởi công cũng ngày càng xuất hiện nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Giữa rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ lễ khởi công thì vì sao bạn nên chọn Vietlink Event?
Vietlink Event sở hữu đội ngũ nhân sự phục vụ sự kiện cùng các kỹ thuật viên ánh sáng, âm thanh giàu kinh nghiệm, đào tạo bài bản tác phong làm việc chuyên nghiệp. Luôn biết cách xử lý tốt mọi tình huống
Hệ thống các thiết bị âm thanh, ánh sáng sân khấu hiện đại nhất, được nhập khẩu từ các thương hiệu lớn uy tín nhất. Các ý tưởng kịch bản lễ khởi công luôn sáng tạo, nhanh nhạy bắt kịp xu hướng thời đại và đặc biệt làm nổi bật lên được cá tính của doanh nghiệp.
Đặc biệt, Vietlink Event với kinh nghiệm hơn 10 năm trong nghề đã tổ chức thành công rất nhiều sự kiện lễ khởi công cho các doanh nghiệp, tổ chức,…và được đánh giá rất cao. Có thể kể đến lễ khởi công xây dựng nhà máy Huy Việt Nam Food; Lễ khởi công dự án cải tạo xây dựng bệnh viện An Bình hay Lễ khởi công dự án Xây dựng mới Trung tâm Xét nghiệm Y khoa tại Bình Chánh,…
Chính vì thế, nếu khách hàng có nhu cầu tổ chức lễ khởi công thì hãy liên hệ ngay với Vietlink Event để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời nhất nhé.
Xem thêm nhiều bài viết tại: https://vietlinkevent.vn/khoi-cong-dong-tho/