LỄ NẠP TÀI LÀ GÌ? TIỀN NẠP TÀI BAO NHIÊU LÀ ĐỦ?

Trong phong tục cưới hỏi Việt Nam, lễ nạp tài là một nghi lễ không thể thiếu. Vậy lễ nạp tài là lễ gì? Nghi lễ này mang ý nghĩa gì? Hãy để KNT giúp cặp đôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Lễ nạp tài là gì?

Lễ nạp tài còn được gọi là lễ đen, lễ nát. Tên gọi này sẽ tùy thuộc vào từng vùng miền khác nhau. Trong lễ này là nhà trai sẽ trao cho nhà gái một khoản tiền, gọi là tiền nạp tài. 

Lễ nạp tài thường được diễn ra trong ngày tổ chức lễ đính hôn hoăc lễ rước dâu. Vì thế, ngoài tiền nạp tài còn có cả sính lễ cưới.

>> Quy trình tổ chức lễ ăn hỏi – Trình tự từ A – Z 

Ý nghĩa của lễ nạp tài

Lễ nạp tài mang ý nghĩa về lời cảm ơn của nhà trai đối với nhà gái đã sinh thành và nuôi dưỡng cô dâu và tin tưởng chàng rể sẽ là người mang lại hạnh phúc cho con gái mình. 

Tiền nạp tài sẽ là một khoản tiền nhà trai đóng góp cùng nhà gái để lo chi phí cho tổ chức cưới hỏi. Tiền nạp tài sẽ được để trong bao lì xì màu đỏ để thể hiện sự chỉnh chu, tôn trọng nhà gái. Những sính lễ trang sức nhà trai tặng cô dâu sẽ là vốn liếng dành cho cặp vợ chồng trong cuộc sống hôn nhân sau này.

Ngày xưa, lễ nạp tài tượng trưng cho sự thách cưới của nhà gái đối với nhà trai, nếu muốn cưới cô gái làm vợ. Nhà trai sẽ chuẩn bị tất cả những sính lễ và tiền thách cưới theo yêu cầu thì nhà gái sẽ gã con gái. Ngày nay, sự thách cưới không còn phù hợp. Tùy theo điều kiện của nhà trai mà số tiền và sính lễ sẽ được thống nhất giữa hai bên gia đình.

Lễ nạp tài là gì

Lễ nạp tài mang ý nghĩa về lời cảm ơn của nhà trai đối với nhà gái

Tiền nạp tài bao nhiêu là đủ

Tiền nạp tài bao nhiêu là đủ? Đây là câu hỏi được trả lời giữa hai bên gia đình, thường thì sẽ được sự thống nhất giữa hai bên thông gia. Cùng theo truyền thống, như người miền Bắc thì bắt buộc là đầu số lẻ ví dụ 3 triệu, 5 triệu, 7 triệu,… Còn miền nam thì ngược lại, họ quan điểm tiền nạp tài nên chọn đầu số chẳn 4 triệu, 6 triệu,…

Để tránh xảy ra xung đột giữa hai bên gia đình, tùy theo điều kiện của nhà trai mà nhà gái có thể đưa ra số tiền nạp tại hợp lý. Cả hai bên gia đình nên thống nhất để giữ hòa khí cũng như giữ hạnh phúc trọn vẹn cho vợ chồng son. Quan trọng vẫn là một đám cưới trọn vẹn và một cuộc hôn nhân đủ đầy.

Lễ nạp tài là gì

Tùy theo điều kiện của gia đình nhà trai mà tiền nạp tài là hợp lý

Sính lễ cần chuẩn bị những gì?

Lễ nạp tài thường được thực hiện trong lễ đính hôn hoặc lễ rước dâu (nếu tổ chức đám hỏi và đám cưới chung một ngày). Vì thế tiền nạp tài được xem là một mâm lễ vật riêng. Tùy theo điều điều kiện của nhà trai cũng như sự thống nhất giữa hai bên gia đình mà quyết định về số lượng tráp, lễ vật tráp. 

Lễ nạp tài là gì

 Mâm quả cưới hỏi

Những mâm quả nhà trai chuẩn bị: 

– Mâm Trầu Cau

Theo tích xưa của ông bà ta, trầu cau là biểu tượng của hôn nhân viên mãn, thủy chung, gắn bó dài lâu trong cuộc sống hôn nhân sau này. Ý nghĩa này được thể hiện qua biểu tượng quấn lấy nhau như trầu với cau. 

Mâm Trầu Cau theo truyền thống xưa nay được chuẩn bị 105 quả hay 60 quả tượng trưng cho 60 năm son sắc, mặn nồng với nhau. Trầu xanh, cau tươi sẽ được lựa chọn kỹ trong mâm quả cưới vì ý nghĩa thiêng liêng của chúng.

– Mâm Bánh Phu Thê

Mâm quả cưới thứ hai đó chính là mâm bánh phu thê. Tùy theo văn hóa từng vùng miền và sự đồng thuận của các hai bên gia đình. Bánh phu thê (hay còn gọi là bánh su sê) sẽ là bánh đậu xanh, bánh pía, bánh in, bánh cốm đậu xanh. Mâm bánh tượng trưng cho tình yêu ngọt ngào của đôi vợ chồng son như vị ngọt của từng chiếc bánh. 

– Mâm Trà – Rượu – Nến

Mâm quả cưới tiếp theo là mâm Trà – Rượu – Nến. Mâm sính lễ quan trọng được dâng lên bàn thờ mong sự chứng giám của ông bà tổ tiên cho tình yêu của đôi lứa. Cũng như là một lời xin phép được rước cô gái này về làm vợ trước sự chứng kiến của đôi bên. Những vị đắng, chát, ánh sáng từ trà, rượu, nến trong mâm quả với niềm tin về một cuộc sống tốt đẹp dù trải qua nhiều khó khăn.

mâm quả cưới hỏi

Cần có những mâm quả quan trọng

– Mâm trái cây

Mâm trái cây với những loại quả tươi ngon như quả táo, lê, nho, cam, xoài,… là một phần không thể thiếu trong mâm quả cưới truyền thống của người Việt Nam. Mâm quả với biểu tượng tình yêu của hai vợ chồng đã đi một cái kết thật đẹp, hạnh phúc và ngọt ngào như những quả trái ngọt. Tình yêu và hôn nhân ấy sẽ sớm “đơm hoa kết trái” với đứa con đầu lòng thật đáng yêu

– Mâm xôi gấc – gà luộc

Màu đỏ của xôi gấc ngụ ý sự may mắn và hạnh phúc. Xôi gấc hình trái tim, in bên trên chữ hỷ biểu trưng cho hỷ sự trong tình yêu của cặp đôi uyên ương. Xôi dẹo còn mang một ý nghĩa đặc sắc về sự thủy chung, bền chặt không thể chia lìa trong hôn nhân. Gà luộc hay heo quay (tùy theo văn hóa vùng miền hay sự bàn bạc của hai bên thông gia) tượng trưng cho sự sung túc và phát tài hay mong muốn sớm sinh con đầu lòng dành cho các cặp đôi uyên ương.

– Trang sức cưới

Bộ trang sức cưới gồm bông tai, dây chuyền, lắc tay. Nếu nhà trai có điều kiện thì trang sức cưới tặng cô dâu có thể nhiều hơn.  

Để giúp cặp đôi uyên ương có thể chuẩn bị đầy đủ và trọn vẹn ngày cưới. Kim Ngọc Thủy đã viết nên một cuốn “Sổ Tay Kế Hoạch Cưới”. Cuốn sổ này sẽ bao gồm tất tần tật những gì cần thiết cho một đám cưới. Cuốn sổ giúp cặp đôi lên kế hoạch cưới một cách chi tiết, đầy đủ nhất nhằm mang đến một đám cưới hoàn hảo như mơ. 

Hãy để Sổ Tay Cưới giúp bạn vẽ nên một đám cưới đầy mơ ước!

Rate this post

Viết một bình luận