Lễ nạp tài là gì? Tiền nạp tài đám cưới thường là bao nhiêu?

Lễ nạp tài là một hoạt động không thể thiếu trong lễ ăn hỏi hoặc lễ rước dâu trong phong tục cưới hỏi của người Việt. Vậy lễ nạp tài là gì? Tiền nạp tài là gì?  Cần chuẩn bị những gì để buổi lễ nạp tài hoàn hảo nhất? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây của Áo cưới Lucky Anh & Em nhé!

 

lễ nạp tài

 

1. Lễ nạp tài là gì?

Trước đám cưới, rất nhiều người nhắc đến lễ nạp tài? Vậy nạp tài là gì? Lễ nạp tài được xem như là lời cảm ơn của nhà trai đối với công lao sinh thành và dưỡng dục của bố mẹ nhà gái, cũng như đã tin tưởng để con mình mang đến hạnh phúc đến nửa đời sau cho cô dâu. 

 

lễ nạp tài là gì

 

Lễ nạp tài là một trong những phong tục cưới vô cùng quan trọng ở nước ta

 

Trong lễ nạp tài, nhà trai thường mang đến cho nhà gái rất nhiều lễ vật như trầu cau, rượu, trà,… Ngoài ra, nhà trai cũng cần chuẩn bị thêm một phần tiền để phụ vào chi phí cưới hỏi cho nhà gái.

Tùy vào từng địa phương cũng như tình hình tài chính của nhà chú rể mà tiền nạp tài sẽ khác nhau. Lễ nạp tài cũng được xem như thiện ý mong muốn được gắn bó của nhà chú rể đối với nhà cô dâu.

2. Ý nghĩa của nghi lễ nạp tài

Ngày xưa, lễ nạp tài tượng trưng cho sự thách cưới của nhà gái đối với nhà trai trong ngày ăn hỏi. Bên gái sẽ yêu cầu nhà trai chuẩn bị đầy đủ sính lễ và một phần tiền nếu muốn cưới con gái của họ. 

 

lễ nạp tài gồm những gì

 

Lễ nạp tài mang theo rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp

 

Tuy nhiên ngày nay, sính lễ sẽ do nhà trai chủ động chuẩn bị theo điều kiện để tặng cho nhà gái, chứ không thách cưới như thủ tục cưới hỏi trước đây nữa. Tiền nạp tài cũng là một khoản tiền mà nhà trai đóng góp cho nhà gái để cùng lo vào các chi phí chuẩn bị đám cưới người Việt

Ngoài ra, những món đồ trang sức mà họ hàng nhà trai tặng cũng sẽ được cô dâu chú rể giữ lại dùng làm vốn liếng cho cuộc sống sau này.

3. Lễ cần chuẩn bị những gì?

Lễ nạp tài gồm những gì? Một số lễ vật mà nhà trai cần chuẩn bị cho lễ nạp tài bao gồm:

3.1 Trầu Cau

Trầu cau là đại diện cho tình cảm phu thê. Vì thế, đây được xem là lễ vật không thể thiếu trong mâm lễ nạp tài người Việt. 

 

mâm lễ nạp tài

 

Trầu cau là lễ vật không thể thiếu trong lễ nạp tài

 

Thông thường, người ta sẽ dán thêm chữ hỷ trên từng quả cau để trang trí thêm cho lễ vật này thêm màu sắc bắt mắt.

3.2 Heo quay hoặc xôi gà

Tùy vào mỗi vùng miền mà bạn có thể chuẩn bị heo quay hoặc xôi gà để làm lễ vật cho nhà gái. Heo quay phải để nguyên con, không được chặt ra, rồi đóng gói bằng giấy đỏ quanh thân. Đầu và đuôi heo sẽ được trang trí thêm hoa và lá.

3.3 Bánh và trái cây

Bánh xu xê hay còn gọi là bánh phu thê là loại bánh thường được sử dụng nhất trong lễ nạp tài ở nước ta. Ngoài bánh phu thê, trong lễ nạp tài của người Bắc còn thường chuẩn bị thêm bánh cốm. Còn với người Nam Bộ là bánh kem. 

Đối với trái cây thì người ta thường lựa chọn rất nhiều loại hoa quả khác nhau để tạo thành một mâm ngũ quả. Các loại trái cây thường được sử dụng lúc này như xoài, táo, nho, đu đủ, mãng cầu, thanh long,…

 

tiền nạp tài

 

Mâm trái cây có thể được kết theo rồng phượng để thêm bắt mắt

 

3.4 Rượu, trà

Thông thường, rượu và trà sẽ được tặng theo cặp. Các hộp trà sẽ được bao lại bằng một giấy kiếng đỏ, rồi trang trí thêm nơ ở phía trên. 

Về phần rượu thì bạn có thể chuẩn bị rượu Champagne hoặc rượu tây đều được.

3.5 Trang sức cưới

Trang sức cưới sẽ bao gồm cặp nhẫn của cô dâu, chú rể, lắc tay, dây chuyền vàng và cặp hoa tai cho cô dâu. 

 

nạp tài là gì

 

Nhà trai có thể chuẩn bị trang sức cưới theo điều kiện gia đình

 

Đặc biệt, nếu điều kiện bên nhà trai không tồi, họ còn sắm thêm một chiếc kiềng vàng để làm lễ vật cho cô dâu.

4. Tiền nạp tài thường là bao nhiêu?

Tiền nạp tài đám cưới bao nhiêu? Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà có thể chuẩn bị tiền nạp tài nhiều hay ít. Số tiền này có thể từ 5-15 triệu đồng hoặc nhiều hơn tùy vào sự thống nhất của 2 bên gia đình. 

Tiền nạp tài thường được chuẩn bị theo số lẻ hoặc một con số mang đến may mắn cho cô dâu và chú rể. 

 

tiền nạp tài thường là bao nhiêu

 

Tiền thách cưới không có một con số cố định mà sẽ tùy thuộc vào sự thống nhất 2 bên

 

Ngày xưa, lễ nạp tài thường được tổ chức một cách long trọng và khá cầu kỳ. Tuy nhiên, ngày nay lễ nạp tài được xem là ngày cha mẹ trao quà và của hồi môn cho con cái, nên được tổ chức đơn giản và ấm cúng hơn rất nhiều.

5. Lời phát biểu trong lễ nạp tài

Trong ngày lễ nạp tài, đại diện 2 bên gia đình nhà trai và nhà gái đều sẽ cần phát biểu. Vậy, người đại diện sẽ cần nói những gì?

  • Lời chào: dù cho là đại diện cho gia đình nhà trai hay nhà gái thì lời đầu tiên cũng cần thưa gửi để bày tỏ sự tôn trọng, và lời cảm ơn mọi người đã đến chung vui với 2 gia đình ngày hôm nay. Hơn nữa cùng nên bày tỏ sự vui mừng và phấn khích trước sự hạnh phúc của cô dâu, chú rể.
  • Lời giới thiệu: người đại diện sẽ giới thiệu mình, sau đó giới thiệu về gia đình nhà trai, nhà gái, cô dâu và chú rể (đại diện nhà trai sẽ giới thiệu nhà trai và đại diện nhà gái sẽ giới thiệu nhà gái).
  • Nội dung chính: có thể nói về sự hòa hợp của cô dâu và chú rể, thể hiện được sự vui vẻ của nhà trai khi đón được cô dâu mới về nhà/cảm ơn sự tin tưởng của nhà gái đã để chú rể được chăm sóc cô dâu sau này. Cuối cùng là chúc cặp đôi hạnh phúc. Nhà trai sẽ nêu ý nghĩa những món đồ sính lễ mà mình đã chuẩn bị. Đại diện nhà gái sẽ cần cảm ơn nhà trai đã đến đông đủ, đúng giờ và đã chuẩn bị sính lễ chu toàn.
  • Kết thúc: một lần nữa chúc phúc cho cặp đôi mới và cảm ơn quan khách đã đến tham dự buổi lễ.

 

tiền nạp tài là gì

 

Lời phát biểu trong lễ nạp tài thường ngắn gọn nhưng phải đầy đủ ý

 

Trên đây là những thông tin mà bạn cần nắm để chuẩn bị một buổi lễ nạp tài thật hoàn chỉnh. Hy vọng dưới những chia sẻ của Áo cưới Lucky Anh & Em, buổi lễ nạp tài của bạn đã được diễn ra một cách thành công và hoàn hảo nhất có thể.

0

/

5

(

0

bình chọn

)

Đăng ký tư vấn

Rate this post

Viết một bình luận