4.7/5 – (20 votes)
Leader có lẽ không còn là khái niệm xa lạ trong cuộc sống thường nhật. Điều khác biệt duy nhất giữa sự hỗn loạn và sự trôi chảy trong vận hành mọi việc chính là nhờ năng lực lãnh đạo của các leader. Cùng JobsGO tìm hiểu xem Leader là gì và các yếu tố một Leader cần có nhé!
1. Leader là gì?
Leader có thể hiểu là trưởng nhóm, lãnh đạo, chỉ huy, là những người đứng đầu, kiểm soát một tổ chức, tập thể riêng biệt. Leader là người xác lập ra phương hướng, tạo ra những kế hoạch cụ thể và truyền cảm hứng cho tập thể.
Leader khác với Manager ở nhiều điểm. Manager dựa vào mệnh lệnh và kiểm soát, sử dụng tiến trình làm việc khoa học để làm việc. Leader lại là người biểu hiện của tinh thần, là nguồn cảm hứng cho tập thể.
Cùng so sánh sự khác nhau giữa Leader và Manager
Em viết bài so sánh giữa hai cái này.
2. Một số khái niệm liên quan đến Leader
Ngoài khái niệm Leader đứng riêng lẻ thì từ Leader còn đi cùng với các từ chỉ ngành nghề khác. Chúng tạo ra một số thuật ngữ chuyên ngành chỉ việc làm riêng.
Team Leader: Đây là người đội trưởng, chỉ huy, lãnh đạo nhóm từ hai người trở lên. Nhóm làm việc theo một mục tiêu xác định chung đã đặt ra từ trước.
Sub Leader: Đội phó, phó phòng, phó chủ tịch,….Những người này có vai trò, chức vụ thấp hơn Leader và cao hơn những thành viên khác trong tập thể.
Market Leader: Người hoặc công ty dẫn đầu thị trường. Đây là đơn vị có doanh thu, số lượng sản phẩm tiêu thụ…. cao nhất trên thị trường.
Loss Leader: Một món hàng hay dịch vụ được bán với mức giá rẻ để quảng cáo với người tiêu dùng.
Category Leader: Công ty này bán nhiều loại sản phẩm hơn bất kỳ công ty nào khác.
Cost Leader: Công ty này bán sản phẩm với giá rẻ hơn so với các công ty còn lại.
Price Leader: Đơn vị đầu tiên quyết định giá của một sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Sau đó các đơn vị khác bán sản phẩm, dịch vụ đó với cùng mức giá đưa ra.
Shift Leader: Đây là những vị trí Trưởng ca, Tổ trưởng trong các nhà hàng, khách sạn. Họ là người có quyền hạn quản lý và điều hành một nhóm nhân viên khu vực phân công trong khung thời gian nhất định. Một số việc của Shift Leader như theo dõi chấm công, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên ngành, giải quyết khiếu nại…
3. Leadership là gì?
Leadership được hiểu là năng lực, kỹ năng lãnh đạo của cá nhân trong việc vận hành một tổ chức. Đó là quá trình mà cá nhân có ảnh hưởng mạnh mẽ tới người khác thông qua hành động và lời nói. Từ đó giúp tập thể hoàn thành mục tiêu chung một cách xuất sắc theo phương hướng có sẵn.
Leadership không hề mang theo ý nghĩa sai khiến hay ra lệnh mà phải kết nối nhân viên, để nhân viên tôn trọng, tin tưởng, nể phục Leader. Leadership mang lại sự khác biệt vì khiến tự nhân viên có mong muốn đạt được mục tiêu cao hơn. Năng lực lãnh đạo thể hiện khi cá nhân truyền cảm hứng làm việc đến tập thể bằng cách khơi được nguồn năng lượng làm việc của nhân viên.
4. Các yếu tố một Leader cần có
4.1 Các kỹ năng cơ bản
Biết cách tạo ra được một tầm nhìn đầy cảm hứng
Tầm nhìn được hiểu là mô tả thực tế một cách có sức thuyết phục cao về nơi mà bạn muốn hướng đến trong tương lai. Tầm nhìn giúp xác định đúng về định hướng, phương pháp, đề ra các ưu tiên, mục đích cụ thể.
Một tầm nhìn hấp dẫn, đầy cảm hứng thì các Leader cần tập trung vào thế mạnh của tổ chức. Một số công cụ chiến lược được sử dụng để giải quyết việc này như phân tích Pest, SWOT, phân tích Usp… Leader cần tạo các phân tích năng lực lõi để đánh giá được thực trạng của công ty mình.
Biết cách thúc đẩy, truyền cảm hứng cho nhân viên
Hầu hết nhân viên sẽ sẵn sàng làm việc nếu họ thấy được tầm quan trọng của bản thân trong công việc. Một lãnh đạo thông minh sẽ tìm cách thúc đẩy tinh thần làm việc của mỗi thành viên.
Như John Quincy Adams từng nói: “Nếu hành động của bạn truyền cảm hứng cho người khác để mơ ước nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn, làm nhiều hơn và phát triển nhiều hơn, bạn là một nhà lãnh đạo”.
Một tầm nhìn hấp dẫn sẽ là nền tảng vững chắc cho một Leader. Khả năng truyền được nguồn cảm hứng, khơi dậy tinh thần sẽ giúp mọi người đạt được hiệu quả công việc một cách tốt nhất.
Lập kế hoạch
Công việc nào muốn đạt được kết quả tốt nhất thì mọi người đều phải cùng nhau lập kế hoạch. Bản kế hoạch hoàn chỉnh sẽ tạo ra sự phối hợp đồng bộ và nhịp nhàng trong công ty. Những định hướng cụ thể sẽ do Leader lập ra và truyền tải một cách chi tiết tới các nhân viên.
Biết cách công nhận
Người lãnh đạo luôn cần công nhận năng lực của từng thành viên trong tập thể một cách công tâm và khách quan nhất. Thưởng cho họ những phần quà khi có những ý tưởng hay, những kỹ năng giỏi là điều vô cùng cần thiết. Phần thưởng lớn đối với các nhân viên làm việc tốt luôn hoàn toàn xứng đáng. Điều này tạo ra động lực để cả tập thể cùng cố gắng tích cực làm việc.
Leader liên kết hai kỳ vọng thông qua thuyết mong chờ dành cho nhân viên. Kỳ vọng về công việc sẽ thách thức, tạo ra kết quả tốt. Kỳ vọng về kết quả tốt, tạo ra phần thưởng hấp dẫn. Mong muốn được khẳng định bản thân và phần thường cả vật chất lẫn như phi vật chất sẽ là động lực cho các nhân viên.
Giao nhiệm vụ đúng người
Bạn không thể bắt cá leo cây hay bắt chim bơi lội. Hãy để họ làm đúng sở trường thì khả năng của mỗi người mới được phát huy tốt nhất. Lãnh đạo cần biết chọn mặt gửi vàng, giao nhiệm vụ đúng người, đúng việc, phù hợp với từng nhân viên. Giao sai người vừa tạo áp lực cho họ vừa làm chậm trễ công việc của cả tập thể.
Phân bổ mục tiêu chung thành các mục tiêu chức năng
Sau khi giao việc đúng người thì Leader cần phân bổ mục tiêu chung thành các mục tiêu chức năng. Đảm bảo công việc được triển khai đúng theo kế hoạch đề ra là kỹ năng cần thiết của Leader.
Sau khi chia nhỏ các mục tiêu chung thì mục tiêu được phân thành ngắn hạn và dài hạn. Việc này tạo sự gắn kết giữa công việc cá nhân với công việc tập thể.
Xây dựng, huấn luyện đội ngũ
Đây là kỹ năng cơ bản nhất của người Leader. Đầu tiên, Leader phải hiểu được tâm lý của đội ngũ mà mình quản lý. Đảm bảo rằng nhân viên của mình đã được trang bị những kỹ năng cần thiết nhất cũng là điều một Leader cần làm.
4.2 Các phẩm chất cần thiết của Leader
Trung thực và liêm chính
Tổng thống thứ 34 của Hoa Kỳ, ông Dwight.D.Eisenhower nói: “Một nhà lãnh đạo tối cao không thể không có sự liêm chính. Nếu không có nó, họ sẽ không thể thành công, cho dù đó là trong một nhóm, trên một sân bóng, trong quân đội hay một văn phòng”. Leader cần trung thực và liêm chính để làm gương và tạo ra giá trị riêng cho bản thân.
Tự tin
Sự tự tin là điều không thể thiếu ở một Leader. Chỉ khi bạn đủ tự tin vào chính mình thì nhân viên mới tin tưởng ở bạn. Nếu bạn không chắc chắn vào quyết định của bản thân thì ai có thể làm theo ý muốn của bạn? Sự tự tin, quyết đoán của Leader để đạt được tôn trọng từ mọi người trong tập thể.
Sáng tạo, đổi mới
Steve Jobs cho rằng: “Sự đổi mới tạo ra sự khác biệt giữa người lãnh đạo và nhân viên”. Tư duy sáng tạo và không ngừng đổi mới khiến người lãnh đạo tạo được sự tin tưởng của số đông. Leader dám nghĩ, dám làm một cách khác biệt để đưa những ý tưởng độc đáo thành hiện thực.
Đồng cảm
Các nhà lãnh đạo thường có sự độc tài, ra lệnh nên sự đồng cảm với nhân viên của mình là điều khá khó khăn. Sự đồng cảm, sẻ chia sẽ kết nối chặt chẽ nhân viên với các Leader. Từ đó tạo ra mạng lưới liên kết, giúp công việc trôi chảy và đạt được kết quả tốt nhất..
Một tầm nhìn xa trông rộng, tinh thần chịu trách nhiệm, lãnh đạo và quản lý tài ba.. là các yếu tố một Leader cần có. Không phải ai sinh ra cũng có tố chất để làm Leader. Họ cần trải qua những quá trình tôi luyện và kinh nghiệm thực tiễn mới có được đầy đủ những yếu tố trên. Leader không chỉ quản lý mà còn biết cách quản trị, thu phục lòng người.
Leader là người truyền cảm hứng, dẫn dắt nhân viên trong tập thể. Họ không phải những kẻ chuyên chỉ biết ra lệnh. Lại càng không phải người làm tất cả công việc trong công ty. Leader là người kết nối nhân viên. Họ là người giữ mồi lửa để kích nổ những nguồn năng lượng xung quanh tạo ra hiệu quả công việc tốt nhất.