Lí thuyết và bài tập Ngữ Văn 12, Văn học nước ngoài, Bài 4. Ông già và biển cả – Hê-minh-uê

Bài Kiểm Tra

Bài Kiểm Tra

https://baikiemtra.com/uploads/bai-kiem-tra-logo.png

1. Nội dung
– “Ông già và biển cả” của Hê-minh-uê viết về đề tài lao động với một câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn đặc biệt. Đó là chuyện ba ngày, hai đêm ra khơi đánh cá của ông lão Xan-ti-a-gô. Trong khung cảnh mênh mông trời biển, chỉ có một mình ông lão, khi trò chuyện với mây nước, chim cá, khi đuổi theo con cá lớn, khi đương đầu với đàn cá mập đang lao vào xâu xé con cá kiếm của lão để rồi kết cục, kéo vào bờ một con cá chỉ còn trơ lại bộ xương.
– Tiểu thuyết “Ông già và biển cả” ca ngợi con người và sức lao động của con người. Qua tiểu thuyết này, Hê-minh-uê nêu lên một lẽ sống của cuộc đời: Sống phải có khát vọng. Cái giá của khát vọng và hạnh phúc ở đời là thước do tầm vóc của con người chân chính.
Đoạn trích đã thể hiện được vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi một ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời người.

2. Nghệ thuật
“Ông già và biển cả” là một tác phẩm có nhiều táng ý nghĩa, xoay quanh câu chuyện ông già và biển. Thời gian và nhân vật thu hẹp tới mức cực kì hạn hẹp. Nhưng câu chuyện ấy lại gợi mở nhiều tầng ý nghĩa cho người đọc: một cuộc tìm kiếm con cá lớn nhất, đẹp nhất đời; hành trình nhọc nhằn và dũng cảm của người lao động trong một xã hội vô tính; sự thể nghiệm thành công và thất bại của người nghệ sĩ đơn độc khi theo đuổi ước mơ sáng tạo, rồi thể hiện, trình bày trước công chúng; mối liên hê giữa con người và thiên nhiên.
Nghệ thuật trần thuật chân thực, giản dị với những nét trần trụi của hiện thực nhưng thể hiện được sự chuyển hoá từ lớp nghĩa này sang lớp nghĩa kia có ý nghĩa hàm ẩn rộng lớn.
– Kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghệ thuật miêu tả bằng lời của người kể chuyện và nghệ thuật nội tâm bằng lời độc thoại đoạn văn có các kiểu lời: lời kể, lời miêu tả hướng ngoại, lời miêu tả tâm trạng, suy nghĩ, lời độc thoại khiến cuộc chiến của ông lão thêm sống động, với đối thủ không chỉ đơn thuần là con cá kiếm. Đó là đại diện cho một lực lượng, một đối tượng cần chiếm lĩnh được hiện hình dưới vỏ con cá kiếm khổng lồ.

3. Bài tập
Câu 1. Phân tích vẻ đẹp của nhân vật ông lão đánh cá.
1. Hê-minh-uê (1899 – 1961) là nhà văn Mĩ đả đại giải thường Nô-ben văn học năm 1954. Trưởng thành từ nghề báo, ông đã để lại nhiều tiểu thuyết truyện ngắn nổi tiếng. Dù viết về đề tài gì, ở miền đất nào, ông cùng đều “viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”.
“Ông già và biển cả” (.1952) là kết tinh tiêu biểu nhũng nét mới mẻ trong khi kể chuyện của Hê-minh-uê – tác phẩm được sáng tác theo nguyên lí “tảng băng trôi”.

2. Đoạn trích tiểu thuyết “Ông già và biển cả” được chia làm hai phần:
– Ông lão trong cuộc đấu với con cá kiếm.
– Ông lão sau khi chiếm được con cá kiếm.

2.1. Hình ảnh ông lão trong cuộc đấu với con cá kiếm
– Hỉnh ảnh con cá kiếm đã bị mắc câu được miêu tả với nhũng vòng lượn được nhắc đi nhắc lại, gợi lên đặc điểm về cuộc đấu giũa ông lão và con cá kiếm:
+ Cuộc đấu trường kì kéo dài suốt hành trình chiếm được con cá, trói neo con cá vào thuyền và đưa con cá trở về.
+ Con cá kiếm khổng lồ to khoẻ (đến hơn nửa tạ) cùng con người luôn luôn ở trong tư thế vờn miếng nhau, một bên để thoát thân, một bên để chiếm giữ; chinh phục.
+ Cả hai lúc đầu đều dồi dào sức lực, sau đó rệu rã, mệt mỏi dần nhưng vẫn cố gắng hết sức phô diễn sự kiêu dũng của mình, không hề chịu lùi bước, ngã gục trước đối thủ.
– Ông lão khi chưa nhìn thấy con cá đã có cảm nhận về sự to lớn đồ sộ của nó qua cảm giác, xúc giác, qua toàn bộ cơ thể mình khi kéo dây, giữ cho con cá lượn vòng quanh thuyền, cố giữ khoảng cách dây câu sao cho đừng quá căng hoặc đừng chùng. Hình ảnh vòng lượn của cá được miêu tả lặp lại nhiều lần gợi sự lành nghề của ông lão, cũng như những cố gắng cuối cùng nhưng hết sức mãnh liệt của con cá. Khi nhìn thấy con cá từng phần một, ông lão không tin vào mắt mình: đầu tiên là cái bóng đen dài lướt qua thuyền, rồi cái đuôi nhô lên “lớn hơn lưỡi hái lớn”, một thân hình đồ sộ hiện ra với những cái sọc bề rộng to hơn bàn tay, bộ vi, bộ vây, đôi mắt… Một cọn cá kiếm khổng lồ có lẽ chưa ai từng thấy và tuyệt đẹp.
– Trong cuộc chiến đấu để chiếm được con cá, ông lão đã cố gắng hết sức cả về sức lực, trí tuệ của mình để khiến con cá khổng lồ có thể ngoan ngoãn theo sự điều khiển của lão. Cuối cùng ông lão đã kéo được con cá vào sát mạn thuyền khi nó đã thấm mệt và đâm lao trúng tim nó.
– Cuộc đấu giữa người và cá được miêu tả như một cuộc đấu giữa hai đối thủ ngang tài, ngang sức. Người đi săn bắt cá lớn ngoài đại dương đã đương đầu, vật lộn với con cá săn được trong một thời gian dài. Cuộc đấu này gợi lên những liên tưởng sâu sắc, thú vị:
+ Hành trình nhọc nhằn của người lao động.
+ Khám phá, chinh phục những thế lực dũng mãnh của tự nhiên.
+ Khám phá, chinh phục những đỉnh cao của chính khả năng của con người tiềm tàng trong bản thân con người
+ Khát vọng thực hiện những hoài bão, ước mơ đời người nghệ sĩ đi tìm cái đẹp, sáng tạo cái đẹp…

2. 2. Hình ảnh ông lão khi đã chiếm được con cá kiếm.
– Khi ấy cảm giác của ông lão là choáng váng, đau đớn và không thể nhìn rõ do cú nhảy cuối cùng của con cá mang cái chết trong mình. Hình ảnh con cá kiếm nằm ngửa, phơi cái bụng ánh bạc lên trời với cái lao nhô ra từ hốc vây cá trên nền nước biển đang đổi màu bởi máu cá loang ra là hình ảnh chiến thắng vinh quang. Ông lão để cho sợi dây của ngọn lao “từ từ chạy qua đôi tay xây sát”. Để có được thành quả trong cuộc đi săn ngoài đại dương, ông lão đã phải trả một cái giá nhất định. Và sau đó lão đã trói buộc con cá vào thuyền, lão cảm thấy khoẻ hơn.
– Ở phần cuối của đoạn trích, hình ảnh con người và con cá như thể cùng lái thuyền đi “như thể hai anh em”, ông lão gọi con cá là “cu cậu”.
Ở đây có một sự cảm nhận mới, khác lạ. Ông lão không coi con cá kiếm khổng lổ kia như thế một đối thủ cần tiêu diệt mà như một đối tượng cần chế ngự, chiếm lĩnh. Quan hệ giũa ông lão và con cá kiếm là mối liên hệ giữa những người anh em, giữa lực lượng của tự nhiên biểu thị tài năng, khả năng to lớn của mình. Giữa ông lão và con cá có sự cảm thông như giũa con người với nhau.
Ngôn ngữ trần thuật của người kể chuyện lúc thì miêu tả trực tiếp bằng lời, lúc lại để cho ông lão suy nghĩ, lúc thì trực tiếp nói to lên suy nghĩ của mình như thể đang trò chuyện với con cá kiếm. Với cách trần thuật ấy cho ta cảm nhận rõ hơn về mối quan hệ giữa ông lão và con cá kiếm – mối quan hệ gắn bó sau sàn đấu của các đấu sĩ tài năng, kiên dũng.

2.3. “Ông già và hiển cả” với đoạn trích cuộc đấu và bắt được con cá kiếm minh chứng rất rõ cho nguyên lí “tảng băng trôi” mà tác giả đề xuất. Thời gian sự kiện là hai ngày, rất ngắn ngủi; không gian của biển cả mênh mông; nhân vật chỉ có ông lão và con cá kiếm; sự kiện hầu như không có gì: con cá đã bị cắn câu, cứ lượn vòng quanh thuyền, con người giữ ghì dây câu nhử cho cá mệt, đuối sức, phóng lao vào con cá, buộc trói con cá vào thuyền và quay về đất liền theo gió mậu dịch. Tâm trạng của nhân vật chủ yếu bộc lộ qua nội tâm mang tính đối thoại (ông lão nói với chính mình), những độc thoại rất ngắn. Đằng sau cái phần nổi (cái được miêu tả) của ngôn từ ấy là phần chìm (cái được thể hiện) của câu chuyện.
Hình ảnh ông lão được miêu tả song song với hình ảnh con cá kiếm. Trong con mắt cảm nhận của ông lão về con cá, có một sự cảm kích, chiêm ngưỡng bởi đối thủ ở một tầm cao. Và như vậy hình ảnh người thợ săn cá càng đẹp đẽ, cao cả hơn – một vẻ đẹp cao thượng! Đó cũng là một trạng thái tâm lí rất thực, rất con người được thể hiện ở đoạn trích này.
3. Hình ảnh ông lão đánh cá săn đuổi, chiếm được con cá lớn nhất đời mình là một biểu tượng về vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực.
Nghị lực cố gắng phi thường để huy động sức mạnh tiềm tàng của con người trong cuộc đấu – trong hành trình chiếm lĩnh vinh quang là phẩm chất tiêu biểu của ông lão. Con người ở thế kỉ XX có thể chinh phục được bất cứ đỉnh cao nào, trong đó có một đỉnh cao về giới hạn bản thân. “Ông già và biển cả” luôn nhắc nhở chúng ta về sự vươn lên khám phá, chinh phục để cho cuộc sống có ý nghĩa hơn.

Câu 2: Phân tích về sự cảm nhận của ông lão đánh cá trong cuộc đấu với cá kiếm khi chưa chiếm được nó.
– Hoàn cảnh của ông lão và con cá trong cuộc đấu.
– Sự cảm nhận của ông lão
+ Qua các vòng lượn của con cá: ông ước lượng được độ lớn, sức mạnh của con cá qua các vòng lượn từ rộng tới hẹp, từ xa tới gần của con cá. Sự cảm nhân ấy là của một con mắt từng trải cộng với cảm giác đau đớn nơi bàn tay. Đó là hình ảnh một ngư phủ lành nghề, kiên cường.
+ Những vòng lượn của con cá kiếm là những cố gắng cũng không kém phần mãnh liệt, kiên cường để có thể hi vọng thoát khỏi sự níu kéo bủa vây của ông lão – kẻ đi săn trên biển.
– Sự cảm nhận về con cá ngày càng mãnh liệt và trực tiếp hơn: Đến vòng thứ ba, “lần đầu tiên lão thấy con cá”. Sau đó ông lão cảm nhận được vẻ đẹp của con cá với từng bộ phận cụ thể (cái đuôi, cái vi, cái vây…)
– Sự cảm nhận về con cá của ông lão không phải chỉ bằng xúc giác, thị giác mà bằng cả linh giác, bằng trái tim và sự cảm thông của con người (những lời nói với cá: cu câu, người anh em…). Chính những tình cảm ấy, lối biểu hiện sự cảm nhận ấy đã biến con cá thành “nhân vật” như con người. Qua đó, càng lộ rõ vẻ đẹp tâm hồn của ông lão: ông hiểu rõ và chiêm ngưỡng đối thủ của mình.

Rate this post

Viết một bình luận