Nhiều người nuôi chó rất không thích mùi hôi trên cơ thể của chó. Nhiều người nuôi thường tự vắt tuyến hôi của chó để chó không bị hôi. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách vắt tuyến hôi cho chó đúng cách. Trong bài viết hôm nay, Vpet.vn sẽ cùng hướng dẫn cho bạn cách vắt tuyến hôi cho chó cưng đúng cách nhé!
Tuyến hôi của chó
Tuyến hôi ở chó còn được biết với tên gọi khác là tuyến hậu môn. Đây là một tuyến nằm ở cuối trực tràng. Tuyến hôi ở chó là bộ phận đào thải và bài tiết những chất thải mùi hôi ra môi trường bên ngoài một cách tự động. Nhờ hoạt động bài tiết này mà cơ thể của chó không có mùi hôi nữa.
Vắt tuyến hôi của chó
Như đã đề cập tuyến hôi có nhiệm vụ quan trọng trong cơ thể chó, đảm bảo cho cơ thể chó không có mùi hôi. Tuy nhiên, tuyến hôi ở chó thường bị tắc nghẽn hoặc đóng rất chặt. Chó không thể thực hiện hoạt động bài tiết mùi hôi ra bên ngoài nên cơ thể của chó sẽ có mùi khó chịu. Để khắc phục tình trạng này, người nuôi thường giúp chó vắt tuyến hôi để giảm mùi hôi.
Nếu chó không thể tự tiết mùi hôi thì cần có sự hỗ trợ từ con người. Nếu bạn không thể tự thực hiện thì có thể nhờ sự hỗ trợ từ các cơ sở thú y. Họ có đủ kinh nghiệm để thực hiện vắt tuyến hôi cho chó.
Cách vắt tuyến hôi cho chó đúng cách
Trước khi vắt tuyến hôi thì bạn cần cho chú chó của mình đi vệ sinh trước. Bạn cần phải đảm bảo vệ sinh khi thực hiện vắt tuyến hôi. Tránh trường hợp khi đang vắt tuyến hôi thì chó lại đi vệ sinh. Sau khi cho chó đi vệ sinh xong thì bạn có thể làm sạch tuyến hôi của chó bằng dung dịch khử khuẩn trước khi thực hiện. Hãy nhớ luôn mang bao tay tiệt trùng nhé.
Bạn sử dụng bông gạc để phủ qua hậu môn của chó sau khi chúng đã đi vệ sinh xong. Bông gạc có thể cần nhiều vì để thấm dịch nhầy tiết ra từ hậu môn. Sau đó bạn dùng ngón cái và ngón trỏ ấn vào tuyến hôi của chó với một lực vừa phải. Thực hiện lặp lại động tác này cho đến khi thấy chó đã bài tiết xong, không còn dịch chảy ra nữa. Sau khi thực hiện xong, bạn cần rửa sạch lại tuyến hôi của chó bằng nước sạch.
Cách vắt tuyến hôi này tương đối đơn giản và bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên, bạn cần phải rất cẩn thận khi thực hiện thao tác vắt tuyến hôi. Bạn phải thực hiện một cách nhẹ nhàng để chú chó không cảm thấy khó chịu. Trong những lần đầu tiên, có thể chú chó sẽ phản ứng phản kháng. Bạn cần phải bình tĩnh và thực hiện động tác một cách nhẹ nhàng. Cố gắng không làm chú chó hoảng sợ hoặc bị đau.
Bạn có thể tắm cho chú chó sau khi thực hiện vắt tuyến hôi. Điều này sẽ giúp chó được rửa sạch những chất bẩn còn sót lại trên lông hoặc cơ thể. Nếu bạn vắt tuyến hôi thành công thì mùi hôi của chó sẽ giảm đi đáng kể. Bạn nên thực hiện vắt tuyến hôi cho chó mỗi tháng một lần. Không nên thực hiện quá thường xuyên sẽ khiến tuyến hôi của chó bị nhiễm trùng. Cũng không nên để lâu mới vắt tuyến hôi sẽ khiến chú chó có mùi hôi và không quen khi bạn thực hiện vắt tuyến hôi trong lần tiếp theo.
Một số lưu ý khi thực hiện vắt tuyến hôi
Thực chất hoạt động vắt tuyến hôi cho chó rất đơn giản. Chỉ cần một vài động tác đơn giản là bạn có thể giảm mùi hôi đáng kể. Khi thực hiện vắt tuyến hôi thì bạn cần phải xác định đúng vị trí của tuyến hôi. Bạn cần sử dụng lực của hai ngón tay vừa đủ để lấy dịch nhầy nhưng không làm đau chú chó. Nếu lần đầu tiên chú chó được vắt tuyến hôi thì nên nhờ cơ sở thú y thực hiện. Chó có cảm nhận tích cực về hoạt động này thì lần sau bạn sẽ dễ dàng thực hiện hơn.
Nếu chú chó bị ám ảnh ngay lần đầu tiên thực hiện vắt sữa thì bạn sẽ rất khó khăn trong những lần tiếp theo. Chú chó thường có xu hướng phản đối lại việc bạn vắt tuyến hôi của chúng. Nếu bạn không thể vừa giữ cún vừa vắt tuyến hôi thì bạn nên nhờ một người khác giữ cố định chú chó để dễ thực hiện hơn.
Lời kết
Vắt tuyến hôi cho chó là một công việc tương đối đơn giản nhưng đòi hỏi thao tác thực hiện đủ nhanh và dứt khoát để không khiến chú chó bị hoảng sợ. Đồng thời, vẫn đảm bảo chú chó không quá đau đớn. Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng vệ sinh là một điều cần thiết. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có thể vắt tuyến hôi đúng cách.
Xem thêm tại đây: