Lỡ ăn phải thực phẩm gây mất sữa có sao không?

Chế biến thức ăn tăng sức đề kháng cho bà bầu thế nào để giữ được nhiều dưỡng chất nhất?

(18/04/2022)

Một số loại thực phẩm mẹ nuôi con bú ăn sẽ làm giảm tiết sữa, lượng sữa bị giảm dần hoặc mất đi đột ngột, khiến trẻ bị đói, quấy khóc và chậm lớn. Lỡ ăn phải thực phẩm gây mất sữa có sao không?

Rate this post

Quá trình chuyển hóa thức ăn thành sữa mẹ

Thức ăn sẽ chuyển hóa thành dinh dưỡng trong sữa mẹ. Mẹ cho con bú ăn loại thức ăn nào thì chất dinh dưỡng trong món ăn đó cũng đi vào sữa. Tuy nhiên, sau nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã chỉ ra dinh dưỡng của mẹ chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sữa một phần rất nhỏ. Một số loại vi chất dinh dưỡng trong sữa không phụ thuộc vào thức ăn mẹ ăn, dù thực phẩm không cung cấp đủ cơ thể người mẹ sẽ tự động lấy trong máu chuyển vào sữa để cung cấp cho bé. Do đó, việc bổ sung đầy đủ các vi chất khi cho con bú vừa quan trọng với nguồn sữa cho bé, vừa quan trọng với sức khỏe của mẹ.

Sữa mẹ có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất và kháng thể cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên thực đơn của bà mẹ vẫn cần cung cấp đầy đủ các nhóm chất, tăng cường ăn các thực phẩm có tính lợi sữa, làm mát sữa. Chế độ ăn cung cấp đủ dinh dưỡng sẽ giúp bà mẹ có sức khỏe tốt, nguồn sữa dồi dào. Trung bình thức ăn cần khoảng 4 – 6h để chuyển thành dưỡng chất trong sữa mẹ.

Lỡ ăn phải thực phẩm gây mất sữa có sao không?

Thức ăn chuyển hóa thành sữa nên mẹ nuôi con bú cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ dưỡng chất

Lỡ ăn phải thực phẩm gây mất sữa có sao không?

Lỡ ăn phải thực phẩm gây mất sữa, nhiều bà mẹ sẽ cảm thấy hoang mang, lo lắng sẽ không thể gọi sữa về lại hoặc bị mất sữa vĩnh viễn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu lỡ ăn phải thực phẩm gây mất sữa sau sinh mẹ nên bình tĩnh để tìm hiểu các món ăn lợi sữa để sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày, gọi sữa trở lại.

Các thực phẩm cần thiết cho hoạt động của các hệ cơ quan và sự tiết sữa của mẹ nuôi con bú bao gồm:

  • Cơm: Cơm giàu tinh bột, không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày của mẹ nuôi con bú để tăng cường tiết sữa. Mỗi bữa mẹ sau sinh cần ăn tối thiểu 1 bát cơm.
  • Rau: Trừ các loại rau làm giảm tiết sữa bà mẹ có thể ăn bất kỳ loại rau nào. Một số loại rau có tính lợi sữa như rau ngót, cải bó xôi, rau khoai lang có thể ăn thường xuyên hơn để kích thích sữa về nhiều hơn.
  • Các loại thịt cá: Trừ các loại cá biển cần hạn chế ăn để tránh bị nhiễm độc thủy ngân, thịt trâu không tốt cho bà đẻ đang ở cữ không nên ăn ngay sau sinh. Tất cả các loại thịt cá khác đều giàu protein và vitamin, khoáng chất, không thể thiếu trong bữa ăn của mẹ nuôi con bú vì chúng rất cần thiết với hoạt động tiết sữa.
  • Trái cây tươi: Giúp bà mẹ bổ sung nước, vitamin, các chất chống oxy hóa và nhiều dưỡng chất khác. Ăn nhiều trái cây giúp lợi sữa, sữa mát hơn để trẻ tiêu hóa tốt, phát triển nhanh hơn.
  • Thảo dược tốt cho sữa mẹ: Lá đinh lăng, bồ công anh, lá mít,… giúp mẹ về nhiều sữa, khắc phục tình trạng mất sữa nhanh chóng.
  • Chè vằng, móng giò, chân chó, cháo long nhãn,…: Những món ăn, đồ uống lợi sữa, thường được sử dụng cho bà mẹ bị mất sữa để gọi sữa về nhiều hơn.
  • Viên sắt cho mẹ sau sinh và các vi chất cần thiết sau sinh khác (canxi, DHA, axit folic, …): Mẹ nuôi con bú nên bổ sung đầy đủ các vi chất cần thiết để đảm bảo đủ chất cho cả mẹ và bé. Cơ thể mẹ đủ chất, khỏe mạnh là một trong những điều kiện quan trọng để đảm bảo cung cấp đủ sữa cho con.
  • Vitamin B1: Bà mẹ bị mất sữa mỗi ngày uống vài viên vitamin B1 là có thể giúp sữa ra nhiều và đặc hơn. Ngoài ra B1 còn giúp sữa mẹ có hương thơm hấp dẫn hơn, giúp trẻ bú nhiều cũng là 1 cách kích thích sữa về nhiều hơn.

Lỡ ăn phải thực phẩm gây mất sữa có sao không?

Viên sắt cho mẹ sau sinh, cho con bú và mẹ bầu – nhập khẩu châu Âu chính hãng

Nuôi con bằng sữa mẹ cần chú ý gì khi ăn uống?

Khi nuôi con bú chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cần chú ý những điều sau:

  • Vì thức ăn chuyển hóa thành sữa mẹ nên nhiều trường hợp trẻ bị tiêu chảy, đau bụng, nổi mề đay, chảy nước mắt,… khi mẹ ăn một số loại thức ăn không phù hợp. Đặc biệt là các bé cơ địa mẫn cảm hoặc gia đình có tiền sử dị ứng với một số loại thức ăn. Nhiều trẻ bị dị ứng với đạm động vật (đạm sữa bò, đạm trong trứng,…), lúa mí, đậu nành,… Tuy nhiên số lượng trẻ mắc chứng này rất ít, mẹ không nên quá lo lắng.
  • Khi nghi ngờ thức ăn mình ăn khiến trẻ bị đi ngoài phân lỏng, đi nhiều lần, phân có lẫn dịch nhầy,… thì nên dừng ăn các món nghi ngờ.
  • Mẹ cũng không nên quá kiêng khem sẽ bị thiếu dinh dưỡng. Mẹ cho con bú bị thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng cũng làm chất lượng sữa giảm đi, ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ phát triển của bé. Mẹ nên ăn uống đa dạng thực phẩm để các bữa ăn phong phú, ngon miệng hơn, đồng thời cung cấp được nhiều dinh dưỡng cho mẹ và bé lại có thể giúp vị giác của bé đa dạng, khi lớn lên không bị kén ăn.
  • Chú ý bổ sung vitamin và khoáng chất đầy đủ, nhất là trong giai đoạn 6 tháng đầu sau sinh. Cùng với đó, nếu phải sử dụng thuốc uống trong thời gian nuôi con bú, cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ tuyệt đối. Một số loại thuốc có thể làm giảm tiết sữa hoặc gây mất sữa hoàn toàn, vì thể các bà mẹ không được tự ý uống thuốc trong giai đoạn này.
  • Nói không với thuốc lá, rượu, bia khi cho con bú; hạn chế uống trà, cà phê, số cô la, đồ uống có ga,… khi chưa cai sữa cho con.

Lỡ ăn phải thực phẩm gây mất sữa có sao không?

Mẹ nuôi con bú chỉ được uống thuốc điều trị bệnh lý khi có chỉ định của bác sĩ

Khi lỡ ăn phải thực phẩm gây mất sữa mẹ có thể gọi sữa về trở lại bằng các điều chỉnh chế độ ăn hợp lý để đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ và bé. Kiêng khem quá mức là không cần thiết, không chỉ làm giảm chất lượng sữa mẹ mà còn khiến sức khỏe của 2 mẹ con bị ảnh hưởng.

Rate this post

Viết một bình luận