Loại cá nào dễ gây dị ứng nhất?

Cá là một thực phẩm phong phú và chế biến được nhiều các món ăn trong đời sống thường ngày. Tuy nhiên, do môi trường sống và nhiều yếu tố khác nên nhiều người thường bị dị ứng cá. Vậy loại cá nào dễ gây dị ứng nhất?

1. Loại cá nào dễ gây dị ứng nhất?

Cá hồi, cá ngừ và cá bơn là những loại cá có nhiều khả năng gây ra phản ứng dị ứng. Tuy nhiên, những người bị dị ứng cá được khuyến khích tránh tiêu thụ tất cả các loại cá.

Thuật ngữ “cá” bao gồm tất cả các loài cá có vây, chúng đều có khả năng gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Protein từ thịt cá có nhiều khả năng gây dị ứng, tương tự vậy, dù gelatin cá và dầu cá thường ít tinh chế hơn và có thể chứa một lượng nhỏ protein cá nhưng cũng có thể gây ra phản ứng.

Các loại động vật giáp xác, hải sản có vỏ, mặc dù rất dễ gây dị ứng, nhưng không trong cùng một họ với cá có vây, vì vậy một người có thể dị ứng cá nhưng vẫn có thể dung nạp động vật có vỏ. Chứng dị ứng cá phổ biến ở người lớn hơn trẻ em và thường đi theo người mắc lâu dài.

Cá ngừ mắt to

2. Triệu chứng dị ứng cá

Các triệu chứng dị ứng cá có thể bao gồm:

  • Nổi mề đay
  • Vết chàm, đốm đỏ
  • Sưng tấy
  • Ngứa, chảy nước mắt, sưng mắt
  • Bụng khó chịu
  • Nôn mửa
  • Bệnh tiêu chảy
  • Chuột rút
  • Nghẹt mũi
  • Thở khò khè, ho
  • Khó thở, thở gấp
  • Khàn tiếng
  • Thắt họng

Các trường hợp phản ứng nặng có thể dẫn đến sốc phản vệ, bao gồm:

  • Co thắt đường thở (sưng họng hoặc có khối u trong cổ họng gây khó thở)
  • Đau bụng và chuột rút
  • Nhịp nhanh
  • Sốc (cảm thấy huyết áp giảm nghiêm trọng như chóng mặt, choáng váng hoặc mất ý thức)

3. Những loại thực phẩm chứa cá phổ biến

Một số nền ẩm thực đặc trưng như ẩm thực Nhật Bản, Châu Phi, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, và Việt Nam thường dùng cá làm nguyên liệu phổ biến. Theo đó, những người dị ứng cá nên hết sức thận trọng khi ăn những thực phẩm đến từ những quốc gia này hoặc nên hoàn toàn tránh tiêu thụ. Hơn nữa, những người nhạy cảm với cá nên tránh đến các nhà hàng hải sản để giảm nguy cơ nhiễm chéo trong quá trình chế biến thực phẩm.

4. Tại sao ốm khi ăn cá nhưng xét nghiệm dị ứng cá có kết quả âm tính?

Khi các loài cá đặc trưng như cá ngừ, cá thu, cá ngừ vằn, cá ngừ vây xanh khi không được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, vi khuẩn trong cá tạo ra chất độc gọi là histamine. Histamine từ cá hoạt động giống như histamine mà cơ thể sản xuất khi trải qua một phản ứng dị ứng. Vì vậy, những người nhiễm khuẩn thường có các triệu chứng tương tự như những người bị dị ứng, như người đỏ bừng, đổ mồ hôi, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, phát ban hoặc phát ban, tiêu chảy và đau quặn bụng.

Vì vậy, khi sử dụng những loại cá trên, người dùng nên mua từ nhà cung cấp thực phẩm có uy tín và nên chú ý bảo quản cá ở nhiệt độ lạnh thích hợp.

Tiêu chảy ở thanh thiếu niên

5. Những chú ý khi chế biến thực phẩm để tránh nhiễm chéo

Nhiễm chéo là mối quan tâm đối với tất cả các chất gây dị ứng. Chiên cá không phải là một phương pháp nấu ăn được khuyến khích trong trường học và trung tâm chăm sóc trẻ em. Dầu ăn khi chiên các loại cá không nên được sử dụng để chế biến các món ăn khác để tránh nguy cơ nhiễm chéo protein từ cá sang các loại thực phẩm khác. Ngoài ra, các protein trong cá có thể có trong không khí trong hơi nước từ nấu ăn, vì vậy, khi chế biến món ăn cho những người có nguy cơ dị ứng cá, cần thận trọng ngăn chặn sự tiếp xúc chéo.

Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp độc giả hiểu được loại cá dễ gây dị ứng để tránh sử dụng và tiếp xúc trong một số trường hợp. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để thăm khám và nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ và chuyên khoa dinh dưỡng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: theicn.org

Rate this post

Viết một bình luận