Mục lục bài viết
Yến mạch đã có cách đây hơn 4.000 năm và được mệnh danh là “nữ hoàng của các loại ngũ cốc”nên được ưa chuộng trên toàn thế giới. Yến mạch là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và có rất nhiều loại. Trong đó yến mạch ăn liền GoNutrition Pure Fine Oats là sản phẩm được nhiều người quan tâm nhất vì chế biến nhanh, không mất nhiều thời gian và có thể sử dụng để kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác.
1/ Phân biệt các loại yến mạch nguyên chất
Về cơ bản, có 5 dạng yến mạch sau:
- Yến mạch nguyên hạt (Oat groats): Loại yến mạch được sản xuất trực tiếp từ thân lá yến mạch và được bóc sạch vỏ. Thường mất khoảng 50 phút để yến mạch chín hoàn toàn.
- Yến mạch cắt nhỏ (Steal cut Oats): Loại yến mạch được cắt nhỏ từ yến mạch nguyên hạt. Không cần cho nhiều nước khi chế biến như yến mạch nguyên hạt và thường mất khoảng 30 phút để chín hoàn toàn.
- Yến mạch cán dẹt (Rolled Oats): Loại yến mạch rất phù hợp để làm thức ăn cho trẻ ăn dặm, được cán dẹt từ yến mạch nguyên hạt đã được hấp chín và có hình dạng giống hạt cốm. Thường mất khoảng 5 đến 15 phút để nấu chín hoàn toàn.
- Yến mạch dạng bột: Được nghiền mịn từ yến mạch đã cán dẹt nên loại bột yến mạch này thường được dùng làm mặt nạ chăm sóc da rất tốt hoặc pha bột ăn dặm dinh dưỡng cho trẻ mà không phải mất quá nhiều thời gian
- Yến mạch ăn liền (Instant Oats): Đây chính là loại yến mạch bạn đang muốn tìm hiểu. Yến mạch ăn liền còn được gọi là yến mạch dạng vỡ, được cán rất mỏng từ yến mạch cán dẹt. Thường mất khoảng 1 phút là có thể dùng ngay sản phẩm và bạn có thể dùng nó dưới dạng ngũ cốc ăn sáng.
2/ Thành Phần Dinh Dưỡng Có Trong Yến Mạch
Trong 100g yến mạch nguyên chất có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người như:
- Calo: 389 kcal
- Chất béo bão hòa: 1.217
- Chất béo không bão hòa đa: 2.535g
- Chất béo không bão hòa đơn: 2.178g
- Cholesterol: 0g
- Natri: 2 mg
- Kali: 429 mg
- Carbohydrate: 66,27g
- Chất xơ: 10,6g
- Protein: 16,89g
- Canxi – 5%
- Sắt – 26%
Ngoài ra còn có nhiều vitamin và khoáng chất khác với một lượng nhỏ canxi, kali, vitamin B6 (pyridoxine) và vitamin B3 (niacin).
Điều này có nghĩa là yến mạch là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất bạn có thể ăn.
3/ Công dụng của yến mạch đối với sức khỏe và tập luyện
Công dụng của yến mạch giúp hỗ trợ các chức năng khác nhau trong cơ thể:
1. Yến mạch rất giàu chất xơ tốt cho tim mạch
Yến mạch rất giàu chất xơ giúp cơ thể chuyển hóa chất tốt hơn, hỗ trợ giảm cân hiệu quả, giảm triệu chứng táo bón và làm dịu cơn táo bón. Bên cạnh đó, chất xơ của yến mạch cũng giúp giảm lượng Cholesterol trong cơ thể, hỗ trợ ngăn chặn bệnh tim mạch và các bệnh về huyết áp.
Yến mạch chứa chất xơ Beta – glucan giúp tăng bài tiết chất mật giàu Cholesterol, giảm tuần hoàn Cholesterol trong máu. Chất xơ này kết hợp Vitamin C còn làm giảm oxy hóa của Cholesterol có hại, giúp ngăn ngừa bệnh tim tiến triển.
Beta – glucan còn có một tác dụng thần kỳ đó là thúc đẩy việc giải phóng “hóc – môn chán ăn” Peptite YY, giúp bạn giảm cảm giác thèm ăn, no lâu và giảm lượng calo tiêu thụ.
GÓC ĐÁNH GIÁ
Yến Mạch Ăn Liền GoNutrition Pure Fine Oats có tốt không? là câu hỏi mà có nhiều anh chị em quan tâm đến sức khỏe và đặc biệt giảm cân tìm kiếm. Yến mạch là một trong những hạt dinh dưỡng hay còn gọi là ngũ cốc tốt cho sức khỏe người dùng.
Xem bài đánh giá »
2. Yến mạch có tác dụng gì? Hỗ trợ tiêu hóa
Tinh bột có trong yến mạch được xem là tinh bột lành mạnh, rất giàu năng lượng nhưng lại dễ tiêu hóa. Do đó, bên cạnh việc cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động trí não và thể chất, yến mạch lại không gây tăng cân, thậm chí có thể hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Vì dễ tiêu hóa nên yến mạch rất tốt cho trẻ em, người già và những người có hệ tiêu hóa yếu, những người cần giảm cân.
3. Yến mạch: kiểm soát đường huyết
Yến mạch giúp giảm lượng đường trong máu, cải thiện độ nhạy của hóc – môn Insulin. Những công dụng này có được là nhờ Beta – glucan giúp hình thành lớp gel dày hạn chế sự rỗng dạ dày và giúp hấp thu Glucose vào máu.
Ngoài ra, yến mạch còn có chứa nhiều chất xơ, các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều chất xơ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường trên 30%.
Do đó có thể xem yến mạch là thực phẩm vàng đối với người bị tiểu đường nhờ công dụng kiểm soát đường huyết hiệu quả.
4. Công dụng của yến mạch: Hỗ trợ giảm cân
Trong yến mạch có chứa một lượng chất xơ hòa tan và beta glucan. Đây là chất xơ cần thiết cho những người đang trong quá trình giảm cân. Không những vậy, trong yến mạch còn có chứa nhiều carbohydrate lành mạnh, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn so với việc bạn tiêu thụ các loại thức ăn có chứa tinh bột thông thường khác.
Chất xơ có trong yến mạch được hấp thụ từ từ vào máu, khi mà dinh dưỡng trong lượng máu bắt đầu ổn định thì bạn cơ thể bạn sẽ không phát ra tín hiệu đói nữa. Điều này sẽ giúp cho bạn lâu cảm thấy đói, không thèm ăn, giảm lượng thức ăn vặt nạp vào cơ thể. Lúc này cơ thể bắt buộc phải sử dụng lượng mỡ thừa trong cơ thể chuyển thành năng lượng để nuôi dưỡng cơ thể bạn.
Cho nên trong quá trình giảm cân hoặc những người có cân nặng lớn thì vẫn có thể sử dụng được yến mạch. Bột yến mạch không gây tăng cân nếu như bạn sử dụng đúng lúc và đúng liều lượng. Những người bị tăng cân nếu kết hợp yến mạch với chế độ ăn hợp lý và các bài tập thể dục vận động sẽ giúp cho bạn vừa có một sức khỏe tốt lại vừa có thể giúp giảm cân hiệu quả.
5. Tác dụng của yến mạch: Ngăn ngừa ung thư
Yến mạch có nhiều chất chống oxy hóa, giúp cơ thể khỏe mạnh, đồng thời giúp bảo vệ cơ thể khỏi các phân tử gây hại được gọi là các gốc tự do.
Không những vậy, yến mạch còn là một trợ thủ trong cuộc chiến chống ung thư. Yến mạch chứa selen, chất chống oxy hóa giúp sửa chữa và bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại.
6. Yến mạch giúp cải thiện tâm trạng
Yến mạch có thể chống lại chứng trầm cảm và giúp tâm trạng của bạn tốt hơn. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn có chứa một lượng carbs lành mạnh, kích thích sản xuất serotonin – một chất dẫn truyền thần kinh được sản xuất bởi tryptophan. Chất dẫn truyền này có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thèm ăn, giấc ngủ và tâm trạng.
7. Tác dụng của yến mạch: Ngăn ngừa gàu
Các saponin có trong yến mạch giúp làm sạch da đầu và loại bỏ gàu. Không những vậy, lipid và protein còn giúp giữ ẩm cho da đầu và ngăn ngừa gàu quay trở lại.
Bạn có biết: Cách tăng cân bằng yến mạch chuẩn không cần chỉnh trong 1 tháng
8. Điều trị các hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)
Bột yến mạch có chứa vitamin B6, một chất dinh dưỡng giúp làm giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt. Vitamin này có thể giúp ngăn ngừa rối loạn tâm trạng vì nó giúp cơ thể tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine và melatonin.
9. Bột yến mạch có tác dụng gì? Ngăn ngừa bệnh thiếu máu
Hemoglobin là thành phần chính trong các tế bào hồng cầu. Khi cơ thể thiếu các tế bào hồng cầu sẽ gây ra bệnh thiếu máu. Triệu chứng thiếu máu bao gồm mệt mỏi, da nhợt nhạt, sưng tấy lưỡi, ngứa ran ở chân, thở dốc, chóng mặt và nhức đầu.
Mỗi khẩu phần yến mạch có chứa một lượng lớn chất sắt, điều này rất cần thiết cho sự hình thành hemoglobin, vì vậy công dụng của yến mạch còn giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
10. Tác dụng của yến mạch: Tốt cho làn da
Ngoài đặc tính tẩy tế bào chết và làm sạch da, yến mạch còn có công dụng chống vi khuẩn, ngăn ngừa mụn trứng cá và các bệnh nhiễm trùng da. Các axit amin có trong bột yến mạch giúp giảm các đốm đồi mồi, thâm sạm… trên da.
11. Lợi ích của yến mạch: Ngăn ngừa tình trạng đau nửa đầu
Những người bị chứng đau nửa đầu mãn tính thường có mức magie thấp hơn so với người không mắc bệnh. Vì vậy, bổ sung magie vào chế độ ăn có thể ngăn ngừa chứng bệnh này. Yến mạch có hàm lượng magie dồi dào nên việc ăn yến mạch thường xuyên sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh đau nửa đầu;ó, bạn nên thường xuyên thêm thực phẩm này vào chế độ ăn để giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
12.Lợi ích yến mạch: Giảm nguy cơ hen suyễn ở trẻ em
Hen suyễn là một trong những bệnh phổ biến nhất ở trẻ em. Bệnh này có tác động trực tiếp lên đường thở và phổi, gây thở khò khè, viêm đường hô hấp, ho, đau ngực và hụt hơi. Một nghiên cứu cho thấy việc thêm yến mạch vào chế độ ăn uống của trẻ trước 6 tháng tuổi thực sự có thể làm giảm nguy cơ hen suyễn.
13. Tác dụng của yến mạch: Cải thiện cơ bắp
Cải thiện cơ bắp là một trong những lợi ích tuyệt vời của yến mạch mà không nhiều người thực sự biết. Nếu bạn muốn cải thiện và tăng cường lượng cơ trong cơ thể mình, hãy thử bắt đầu buổi sáng bằng một bát yến mạch.
Yến mạch còn là nguồn cung cấp carbohydrate lành mạnh vì có chỉ số đường huyết thấp, giúp thúc đẩy quá trình giảm mỡ và bảo toàn lượng cơ bắp của cơ thể trong thời gian tập luyện. Ngoài ra, sắt có trong yến mạch cũng giúp vận chuyển oxy trong máu tới các cơ, giúp nuôi dưỡng cơ bắp tốt hơn.
14. Lợi ích yến mạch:Tăng cường thị lực
Vitamin A được tạo thành từ các hợp chất chống oxy hoá. Các hợp chất này rất cần thiết cho sự hình thành xương, hệ thống miễn dịch và thị lực. Vitamin A bảo vệ giác mạc, tạo ra các rào cản chống lại virus và vi khuẩn gây nhiễm trùng mắt.
Vitamin A cũng có thể là một cách điều trị hiệu quả cho mắt khô. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy vitamin này đóng một vai trò trong việc làm giảm nguy cơ thoái hoá điểm màu, nguyên nhân gây mất thị lực. Vì có chứa nhiều vitamin A, do đó lợi ích của yến mạch là giúp tăng cường khả năng thị lực hữu hiệu.
15. Tác dụng của yến mạc: Hỗ trợ sinh sản
Ăn các loại bột yến mạch mỗi ngày cung cấp vitamin A có thể giúp cơ thể của bạn có được cơ quan sinh dục và tuyến sinh sản khỏe mạnh.
Thiếu vitamin A có thể dẫn đến teo buồng trứng, và làm giảm lượng hoocmon giới tính ở cả nam và nữ. Vitamin A cũng đặc biệt cần thiết cho chức năng sinh sản của nam giới. Sự thiếu hụt vitamin này có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến sự khác biệt về tinh trùng và sự co rút của tinh hoàn.
16. Tác dụng yến mạch: Điều chỉnh cân bằng điện giải
Chất điện giải rất quan trọng để giữ được lượng nước trong cơ thể. Chất điện giải được tạo thành từ magiê, kali, natri, canxi, clorua và phosphate. Chức năng của chất điện giải bao gồm co bóp cơ bắp, điều chỉnh nhịp tim, và cân bằng lượng chất lỏng trong tế bào của bạn.
Khi cơ thể mất cân bằng chất điện phân, bạn có thể gặp phải sự mệt mỏi, buồn nôn, chuột rút, nhịp tim không đều và đau đầu.
Yến mạch có chứa một lượng kali đáng kể, giúp điều chỉnh cân bằng chất điện phân trong cơ thể của bạn.
17.Lợi ích của yến mạch: Loại bỏ Carbon Dioxide dư thừa
Cứ 100 gam yến mạch có chứa 49 mg natri. Lượng natri hàng ngày được khuyến cáo ở một người trưởng thành khỏe mạnh là 1500 mg.
Natri là khoáng chất cần thiết để loại bỏ lượng CO2 dư thừa trong cơ thể, có thể dẫn đến các vấn đề hô hấp, tổn thương hệ thần kinh, tăng áp lực và gây tổn thương tế bào. Do đó, lợi ích của yến mạch là giúp loại bỏ lượng CO2 dư thừa gây hại cho cơ thể.
18. Hỗ trợ chức năng não
Sắt có trong yến mạch là khoáng chất thiết yếu cho chức năng não khỏe mạnh vì nó cung cấp oxy cho máu. Oxy này được truyền qua cơ thể (từ tế bào đến tế bào) để thực hiện các chức năng cơ bản của cơ thể.
Bộ não sử dụng 20% ôxy này trong các chức năng của nó. Do đó, đầy đủ oxy sẽ giúp não luôn cảnh giác và tăng cường vận động cơ thể.
Sắt cũng góp phần rất lớn vào sự phát triển của não bộ ở trẻ sơ sinh.
19. Tác dụng của yến mạch: Giảm nguy cơ đột quỵ
Trong yến mạch có chứa nhiều kali, là một khoáng chất bảo vệ cơ thể khỏi các tổn thương oxy hóa lên các mạch máu và giữ cho các thành mạch máu ở một độ dày thích hợp. Kali cũng làm giảm tác dụng của muối lên cơ thể. Nó có thể ngăn ngừa huyết áp cao, nguyên nhân gây ra đột quỵ.
Các nghiên cứu cho thấy giảm lượng muối ăn vào và tăng lượng kali có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ đến 21%.
20. Lợi ích yến mạch: Tăng cường năng lượng
Yến mạch là một bữa ăn sáng ưa thích phổ biến của các vận động viên và những người đang luyện tập thể hình, bởi vì khả năng tăng cường năng lượng của nó. Yến mạch có chứa carbohydrate phức tạp và đầy đủ chất đạm, sẽ giúp cơ thể tràn đầy năng lượng.
Các loại ngũ cốc nguyên cám được hấp thụ chậm trong cơ thể, nghĩa là bạn sẽ cảm thấy no trong một thời gian dài hơn. Lợi ích này đặc biệt quan trọng đối với những người tập thể dục hàng ngày, vì cơ thể sẽ không cảm thấy bị kiệt sức sau khi bạn luyện tập.
Ngoài ra, yến mạch còn chứa thiamin, niacin và folate. Các loại vitamin B này giúp chuyển hóa năng lượng và giúp cơ thể duy trì năng lượng để hoạt động cả ngày.
4/ Cách chế biến yến mạch
Yến mạch có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau:
- Bạn có thể pha bột yến mạch với nước để thành một ly sữa yến mạch thơm ngon. Ngoài ra, đây cũng sẽ là một loại thức uống bổ dưỡng dành cho những người ăn chay hoặc bị dị ứng với các sản phẩm sữa.
- Bạn có thể sử dụng bột yến mạch xay nhuyễn để làm bánh quy, bánh mì, bánh ngọt và thậm chí là mì ống.
- Thay vì dùng bột ngô hoặc bột năng để nấu súp, bạn có thể dùng một hoặc hai thìa bột yến mạch để thay thế.
- Bạn cũng có thể dùng yến mạch nấu với thịt bằm, trứng, rau củ để tạo thành món cháo bổ dưỡng, lạ miệng.
- Đặc biệt hơn bạn có thể pha Yến Mạch Ăn Liền GoNutrition Pure Fine Oats với whey protein hay sữa tăng cân mass tùy theo mục tiêu cơ thể của bạn là gì
5/ Lưu ý khi sử dụng yến mạch
Yến mạch là thực phẩm khá lành tính và an toàn đối với hầu hết mọi đối tượng, kể cả trẻ em, phụ nữ mang thai, người đang cho con bú. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng thực phẩm này quá mức bởi khi ăn quá nhiều, yến mạch có thể làm tăng sản xuất khí trong ruột dẫn đến hiện tượng đầy hơi. Một số trường hợp có thể bị dị ứng yến mạch dẫn đến các triệu chứng bất thường như đỏ da, ngứa ngáy, nổi phát ban, mẩn đỏ, sưng họng, khó thở…
Để giảm thiểu nguy cơ gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng yến mạch bạn cần lưu ý:
- Khi mới sử dụng lần đầu, hãy bắt đầu dùng bột yến mạch với lượng nhỏ, sau đó điều chỉnh tăng từ từ để cơ thể thích ứng dần.
- Nếu dùng bột yến mạch đắp mặt nạ, mỗi tuần tối đa bạn chỉ nên đắp từ 3 – 4 lần. Tránh sử dụng hàng ngày bởi đặc tính tẩy của yến mạch có thể khiến da bị ăn mòn. Bạn cũng nên che chắn, bảo vệ da cẩn thận khi ra ngoài nắng trong suốt thời gian đắp mặt nạ làm đẹp.
- Thận trọng khi sử dụng yến mạch nếu bạn có cơ địa nhạy cảm.
- Các trường hợp bị dị ứng với yến mạch thì tuyệt đối không được sử dụng bất cứ sản phẩm nào có thành phần liên quan đến thực phẩm này.
Yến mạch là loại ngũ cốc có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, dù rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn cũng đừng quá lạm dụng để tránh gặp phải những rủi ro không cần thiết.
Nguồn tổng hợp