Bước ra khỏi giảng đường đại học cũng chính là thời điểm các bạn sinh viên đứng trước một ngưỡng cửa mới của cuộc đời. Trên tay là một tấm bằng đại học với vô vàn khó khăn thử thách khi đặt những bước chân đầu tiên trên con đường sự nghiệp có thể khiến các bạn trẻ bối rối, hoang mang trước những lựa chọn. Bài viết dưới đây của TopCV sẽ đưa ra những lời khuyên cần thiết và thực tế nhất dành cho các bạn sinh viên mới ra trường tìm việc. Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể sớm đưa ra những quyết định đúng đắn cho công việc tương lai của mình.
Sinh viên mới ra trường cần chuẩn bị những gì?
Câu hỏi “sinh viên mới ra trường cần làm gì” có thể được xem là rất nhiều thắc mắc mà các bạn sinh viên đặt ra. Tại thời điểm mới ra trường, kinh nghiệm làm việc là khái niệm mang tính xa xỉ nhưng liên quan mật thiết tới cơ hội nghề nghiệp của ứng viên. Việc thiếu kinh nghiệm làm việc có thể khiến cơ hội nghề nghiệp dành cho các bạn trẻ ngày càng thu hẹp lại rất nhiều. Vì thế, để bản thân có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi bước vào thị trường tuyển dụng đầy cạnh tranh, các bạn trẻ cần được trang bị những yếu tố sau đây ngay khi chuẩn bị tốt nghiệp.
Sự tự tin
Bước ra khỏi cách cổng trường đại học, đồng nghĩa với việc các bạn trẻ vừa được thỏa sức thực hiện những công việc mơ ước nhưng cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức dễ khiến bạn lạc đường, thiếu định hướng cho con đường sự nghiệp của mình. Nhiều bạn trẻ còn chưa biết cách tiếp cận với doanh nghiệp ra sao để tìm được tiếng nói chung trong bài toán tìm việc, để nhà tuyển dụng hiểu được khả năng của bạn.
Sự tự tin chính là yếu tố then chốt giúp các bạn sinh viên mới ra trường tìm việc nắm bắt được nhiều cơ hội tốt hơn.
Đại đa số các doanh nghiệp đều đăng tin tuyển dụng với yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ hoàn toàn cự tuyệt với CV xin việc của các bạn sinh viên mới ra trường tìm việc. Nhà tuyển dụng có thể xem xét CV của bạn nếu bạn biết cách thể hiện bản thân một cách xuất sắc, phù hợp với vị trí đăng tuyển và xứng đáng để được nhà tuyển dụng tin tưởng.
Nếu được trao cơ hội, dù chưa có kinh nghiệm, hãy luôn tỏ ra tự tin để chứng minh thực lực cho nhà tuyển dụng thấy tuyển bạn là điều đúng đắn, nhất là trong thời gian thử việc. Có thể nói, sự tự tin chính là yếu tố then chốt giúp các bạn sinh viên mới ra trường tìm việc nắm bắt được nhiều cơ hội tốt hơn. Và muốn sở hữu được sự tự tin, các bạn trẻ cần rèn luyện những kỹ năng làm việc, kỹ năng mềm khi giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp, sếp,… để từ đó tạo ra phong thái chuyên nghiệp cần có. Chỉ khi bạn nhận thức được bản thân mình có giá trị; bạn mới cảm thấy thực sự tự tin nơi làm việc.
Hiểu rõ bản thân là ai, muốn gì
Hãy cố gắng hiểu rõ bản thân trước khi bắt đầu hành trình tìm việc. Đây là quá trình yêu cầu đầu tư nhiều thời gian nên các bạn trẻ có thể xem xét xác định bản thân mình muốn gì ở tương lai, bạn có những thế mạnh nào, tính cách của bạn phù hợp với môi trường làm việc ra sao ngay từ khi còn đang ngồi trên giảng đường.
Tự mình tìm ra cho bản thân những câu trả lời trước khi tốt nghiệp sẽ giúp bạn gặp nhiều thuận lợi hơn, tiết kiệm nhiều thời gian hơn trong quá trình tìm việc.
>> Xem thêm: Điểm danh 10 kiểu sinh viên mới ra trường là Thất Nghiệp
Thể hiện nhiệt huyết, đam mê cho từng hành động
Khi lựa chọn một chuyên ngành học, chắc hẳn bạn phải có đam mê với chúng. Vì vậy hãy biến đam mê khi theo đuổi ngành học mơ ước thành động lực tìm kiếm những cơ hội thực tế hoá những gì bạn được học trên ghế nhà trường. Nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể nhận ra sự đam mê, yêu thích một vị trí nào đó từ ứng viên. Và họ đánh giá rất cao điều này, bởi hơn ai hết, nhà tuyển dụng biết rằng đam mê, nhiệt huyết chính là chất xúc tác hiệu quả nhất đưa con người lên tới những đỉnh cao mới.
Không bàn tới những yếu tố về kinh nghiệm hay trình độ chuyên môn, nếu doanh nghiệp có thể tuyển được những ứng viên tiềm năng với niềm đam mê dành cho công việc thì chắc chắn, doanh nghiệp đó sẽ tiến xa hơn rất nhiều trong tương lai. Đây có thể là một điểm cộng rất lớn nếu sinh viên mới ra trường tìm việc thiếu kinh nghiệm thực tế.
Sinh viên mới ra trường tìm việc như thế nào?
Sinh viên mới ra trường tìm việc như thế nào là băn khoăn được nhiều bạn sinh viên đặt ra. Cho dù bạn đã có sự chuẩn bị trước đó thật tốt nhưng vẫn không thể tránh khỏi bối rối và lo lắng. Dưới đây là một số bí quyết giúp các bạn trẻ cách tìm việc hiệu quả nhất.
Đối với sinh viên mới ra trường tìm việc, các bạn có thể nêu lên những gì đạt được trong quá trình thực tập hoặc những kinh nghiệm có liên quan đến vị trí ứng tuyển khi đi làm thêm.
Gửi email thật chuyên nghiệp
Sinh viên mới ra trường tìm việc thường mắc lỗi khi gửi email cho nhà tuyển dụng như thiếu tiêu đề; sai lỗi chính tả; cẩu thả trong câu chữ hay thái độ không phù hợp trong thư. Điều này chắc chắn khiến các bạn mất điểm hoàn toàn trong mắt nhà tuyển dụng. Thậm chí nhà tuyển dụng còn chưa xem CV của bạn nhưng hoàn toàn có thể loại bạn chỉ vì email thiếu chuyên nghiệp.
Vậy viết email thế nào cho chuyên nghiệp? Đầu tiên, địa chỉ email nên đặt đơn giản và bằng chính tên thật. Tiêu đề email nếu nhà tuyển dụng không yêu cầu một mẫu tiêu đề cụ thể thì bạn nên đặt theo mẫu gồm: Họ tên – Vị trí ứng tuyển – Khu vực ứng tuyển. Nội dung email cần được viết ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn làm nổi được thế mạnh của bạn và mong muốn được làm việc trong vị trí ứng tuyển.
Đối với sinh viên mới ra trường tìm việc, các bạn có thể nêu lên những gì đạt được trong quá trình thực tập hoặc những kinh nghiệm có liên quan đến vị trí ứng tuyển khi đi làm thêm.
Trước khi gửi email, bạn nên kiểm tra lại lỗi chính tả thật kỹ càng và đừng quên kết thúc email bằng lời cảm ơn và mong muốn nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng.
Chủ động liên hệ trực tiếp với nhà tuyển dụng trong trường hợp cần thiết
Thông thường đối với một quy trình tuyển dụng, nhà tuyển dụng thường thông báo tới ứng viên trúng tuyển qua điện thoại hoặc email trong vòng từ 1 đến 2 tuần kể từ ngày ứng tuyển. Nếu sau khoảng thời gian này, bạn vẫn chưa nhận được hồi âm của nhà tuyển dụng, hãy chủ động liên hệ trực tiếp với họ để hỏi về kết quả. Việc làm này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian chờ đợi vô vọng, mà còn biết được lý do vì sao mình chưa trúng tuyển để rút kinh nghiệm cho những lần sau.
Tham gia những ngày hội việc làm
Sinh viên mới ra trường tìm việc đừng bỏ qua những buổi phỏng vấn thử được tổ chức ở các workshop hay ngày hội việc làm ở các trường đại học… Tham gia những chương trình như trên giúp bạn có thể cải thiện kỹ năng phỏng vấn, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước. Bạn cũng có thể tiếp cận những cơ hội việc làm một cách trực tiếp từ các nhà tuyển dụng tham dự sự kiện.
Hãy bắt đầu từ những công việc nhỏ nhất
Một bộ phận sinh viên mới ra trường tìm việc thường tự đánh giá quá cao bản thân về năng lực, từ đó đòi hỏi mức lương cao, yêu cầu đãi ngộ cao vượt quá khả năng thực tế của doanh nghiệp. Cũng chính vì thực trạng này mà điểm chạm giữa ứng viên mới ra trường và nhà tuyển dụng ngày càng xa vời.
Nếu ứng tuyển những công việc lương cao nhiều kỹ năng chưa thành công vì thiếu kinh nghiệm, bạn nên mắt đầu những công việc nhỏ nhất, với mức lương không cao để học hỏi. Bất kỳ công việc nào đều mang lại cho bạn kinh nghiệm, bên cạnh đó còn cả kỹ năng mềm. Đây chính là nền tảng kinh nghiệm chuyên môn giúp bạn thực hiện những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp.
Tìm kiếm cơ hội qua các kênh việc làm uy tín
Với sự phát triển của công nghệ thông tin, những kênh việc làm uy tín trở thành công cụ kết nối ứng viên và nhà tuyển dụng hiệu quả. Thông qua các trang tuyển dụng, ứng viên có thể tìm hiểu đầy đủ các thông tin về vị trí tuyển dụng như công việc cần làm, lương thưởng, chế độ đãi ngộ… Từ đó, tự đánh giá nếu cảm thấy công việc phù hợp thì có có thể chủ động gửi CV ứng tuyển.
Sinh viên mới ra trường tìm việc nên lựa chọn những trang tuyển dụng chất lượng, không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn tiếp cận được với nguồn thông tin chính thống, uy tín tới từ các doanh nghiệp. Bạn có thể truy cập một số trang tìm việc chất lượng hiện nay như TopCV.vn, Vietnamwork, Mywork,…
Chẳng hạn như kênh tìm kiếm việc làm chất lượng TopCV, ứng viên chỉ cần tạo tài khoản là đã có thể tìm kiếm những cơ hội việc làm cực kỳ hấp dẫn từ hàng nghìn nhà tuyển dụng trên toàn quốc. Bên cạnh đó, bạn còn có thể tự tạo CV trên hệ thống và bấm apply trực tiếp ngay khi tìm thấy công việc phù hợp.
>> Xem thêm: 7 “tuyệt chiêu” phỏng vấn xin việc cho sinh viên mới ra trường thành công
Mặt bằng chung sinh viên mới ra trường lương bao nhiêu?
Một khảo sát khác trên gần 1.600 sinh viên Việt Nam mới ra trường. Kết quả của khảo sát cho thấy mức lương kỳ vọng cho việc làm đầu tiên dao động là từ 3 đến 6 triệu đồng.
Một khảo sát khác trên gần 1.600 sinh viên Việt Nam mới ra trường. Kết quả của khảo sát cho thấy mức lương kỳ vọng cho việc làm đầu tiên dao động là từ 3 đến 6 triệu đồng. Trong đó 16,16% kỳ vọng mức 3-4 triệu đồng. 35,32% ở mức 4-5 triệu đồng. Và 21,35% là kỳ vọng ở mức 5-6 triệu đồng. Còn lại là đòi hỏi mức lương cao hơn 6 triệu đồng.
Một lưu ý cho sinh viên mới ra trường tìm việc chính là các bạn cần tìm hiểu những thông tin một cách thực tế. Chẳng hạn, mức thu nhập khởi điểm, mức trả công trên tin tuyển dụng trước khi deal lương.
Bên cạnh đó, sinh viên chưa có kinh nghiệm cũng đừng nghĩ rằng tiền lương khởi điểm là cố định. Nếu bạn chứng minh được năng lực của bản thân có thể cống hiến cho sự phát triển lâu dài của công ty, bạn có thể đề nghị một mức lương cao hơn tương xứng với bản thân trong tương lai.
Bạn hoàn toàn có thể đưa ra một khoảng lương để nhà tuyển dụng xem xét một cách linh hoạt hơn. Một khoảng lương cũng là cách để bạn đề ra mục tiêu về lương trong tương lai. Đối với sinh viên chưa có kinh nghiệm thì khoảng lương từ 3-5 triệu là hợp lý. Nếu bạn có nhiều kỹ năng hơn thì có thể nâng khoảng lương lên 5-7 triệu.
Trên đây là một số lời khuyên được TopCV đưa ra cho đối tượng sinh viên mới ra trường tìm việc. Hy vọng qua bài viết này, các bạn trẻ sẽ không còn hoang mang, lo lắng mà tràn đầy tự tin đón lấy những cơ hội việc làm tuyệt vời ở phía trước. Nếu đang tìm kiếm những cơ hội việc làm hấp dẫn, uy tín, đừng chần chừ hãy truy cập ngay: https://www.topcv.vn/viec-lam. Với hơn 130 ngàn doanh nghiệp đang tìm kiếm ứng viên trên hệ sinh thái tuyển dụng, ứng viên sẽ được nhà tuyển dụng săn đón, từ đó, thuận lợi hơn trong quá trình tìm kiếm việc làm.