Lòng vị tha là gì? Thực hành vị tha như thế nào?

Bạn có bao giờ tự hỏi: Lòng vị tha là gì? Những tiêu chuẩn nào được cho là căn cứ để đánh giá ai đó có lòng vị tha? Hay đơn giản một điều, làm sao để biết bạn có phải là người vị tha hay không? Phàm là những gì liên quan đến tâm lý, đạo đức, tinh thần thì đều khó định nghĩa, khó nắm bắt vì nó phụ thuộc vào quan điểm của mỗi người.

Lòng vị tha là gì?

Lòng vị tha là một đức tính biểu trưng qua việc luôn quan tâm đến lợi ích của người khác. Một người vị tha không đặt cái tôi hay cái lợi ích của mình lên trên. Họ sẽ suy xét và cảm thông với người khác, không đồ hỏi, trách oán hay đòi quyền thắng.

Lòng vị tha là gì? Cách thực hành lòng vị tha

Ví dụ, em của bạn làm hư hỏng đồ đạc. Bạn có thể trách mắng, giận dỗi, đòi bồi thường. Đây là những hành động thường thấy. Nhưng nếu có lòng vị tha, bạn sẽ hiểu rằng chắc hẳn em bạn không cố ý, em còn nhỏ,… và tha thứ cho em. Như vậy, bạn không đặt quyền lợi hay cái tôi, cái uy quyền của mình lên trên.

Ngược lại, bạn quan tâm đến nỗi niềm và hoàn cảnh của em mình. Đó chính là lòng vị tha!

Khái niệm về lòng vị tha là gì có một lịch sử phát triển lâu dài xuất phát từ những tư tưởng nghiên cứu về đạo đức. Sau này nó trở thành chủ đề nghiên cứu của các nhà tâm lý học.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề rằng lòng vị tha có thực sự hiện hữu? Vì thuyết vị kỷ trong tâm lý học nói rằng, khi ai đó chia sẻ, hy sinh lợi ích của cá nhân để giúp đỡ người khác, bản thân họ cũng nhận được sự hài lòng. Do đó, chủ nghĩa vị tha không mang tính tuyệt đối. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: Sự hài lòng cá nhân liệu có phải là 1 loại lợi ích không?

Vì sao chúng ta nên thực hành vị tha?

Ai trong chúng ta cũng từng mắc lỗi lầm, dù lớn hay nhỏ. Sẽ như thế nào nếu mỗi lần mắc lỗi bạn đều bị phân quyết và trả giá nặng nề? Chỉ tưởng tượng thôi cũng đủ thấy khủng khiếp rồi. Đó là lý do vì sao chúng ta nên thực hành đức tính vị tha cho đối phương. Để từ đó mang lại những lợi ích thiết thực như:

  • Gia tăng chất lượng các mối quan hệ: quả đúng như vậy, khi nhận được sự tha thứ của bạn, tôi dám chắc đối phương sẽ vô cùng hạnh phúc và hối lỗi. Thay vì làm um lên và phá hỏng mối quan hệ đó, bạn tha thứ và tạo cơ hội cho họ sửa sai. Lúc này, mối quan hệ của hai bên sẽ “đi lên” và tốt đẹp hơn nhiều.
  • Lòng vị tha giúp chúng ta cảm thấy hài lòng với bản thân và hạnh phúc hơn. Và từ đó mang lại những giá trị nhất định.
  • Lòng vị tha gia tăng giá trị bản thân và tổ chức. Ví dụ, một công ty thực hiện hoạt động thiện nguyện sẽ mang lại hình ảnh giá trị và tốt đẹp cho công ty đó trong mắt mọi người và đặc biệt là khách hàng tiềm năng.

Khóa học Thiền tốt cho Tâm trí!

Những cách để thực hành lòng vị tha là gì?

Để biết và thực hành chủ nghĩa vị tha, bạn có thể:

  • Đồng cảm: đặt mình vào hoàn cảnh người khác để thấu hiểu những gì họ có thể đang chịu đựng và trải qua.
  • Kết nối nhiều hơn với những người xung quanh để có những góc nhìn đa chiều về cuộc sống.
  • Thực hành lòng biết ơn với mọi thứ xung quanh mình, khi đó bạn sẽ thấy cần bao dung hơn với những người bạn tiếp xúc.
  • Hạn chế phán xét, tiêu cực hoá những hành động, lời nói, thói quen của người khác.
  • Biết cho đi không vụ lợi, không tính toán, không có mục đích.

Và còn nhiều những điều khác nữa mà khi thực hành bạn sẽ cảm nhận được. Loan hy vọng sau khi hiểu lòng vị tha là gì, bạn cũng như tôi sẽ luôn thực hành mỗi ngày để cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn!

Đọc tiếp:

Rate this post

Viết một bình luận