Để trả lời câu hỏi “bé 3 tuổi nên cho học năng khiếu gì?”, các bậc phụ huynh cần hiểu rõ về sở thích cũng như năng khiếu của các bé để đưa ra lựa chọn thích hợp. Mỗi đứa trẻ khi 3 – 5 tuổi đã bộc lộ được những “thiên phú” riêng của mình trong các lĩnh vực: khả năng âm nhạc, tư duy màu sắc và hình khối, khả năng ngôn ngữ và giao tiếp, khả năng ghi nhớ chữ và số, sự phát triển về thể chất.
Bạn đang xem: Lớp năng khiếu cho bé 3 tuổi
> Học trường quốc tế hay trường công?
> Trẻ nên tự học hay đi học thêm?
> 7 dấu hiệu con bạn cần gia sư dạy kèm
> Hậu quả của cha mẹ thương con không đồng đều
> Có nên cho con dùng smartphone?
Bé 3 tuổi nên cho học những môn năng khiếu như hát, vẽ, múa, nhảy. Ảnh: internet
Tại sao phải phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho trẻ từ rất sớm? Hiện nay, xã hội ngày càng đòi hỏi nhiều ở thế hệ trẻ tương lai. Vì vậy, ngày càng nhiều các bậc phụ huynh có suy nghĩ cho các bé phát triển các môn năng khiếu để tăng sự tự tin cho các bé khi giao tiếp với xã hội.
Để trả lời câu hỏi “bé 3 tuổi nên cho học năng khiếu gì?”, các bậc phụ huynh cần hiểu rõ về sở thích cũng như năng khiếu của các bé để đưa ra lựa chọn thích hợp.
Mỗi đứa trẻ khi 3 – 5 tuổi đã bộc lộ được những “thiên phú” riêng của mình trong các lĩnh vực:
– Khả năng âm nhạc
– Tư duy màu sắc và hình khối
– Khả năng ngôn ngữ và giao tiếp
– Khả năng ghi nhớ chữ và số
– Sự phát triển về thể chất
Những gợi ý về những môn năng khiếu trẻ 3 tuổi có thể học bao gồm:
1. Học hát
Những ca khúc thiếu nhi vui nhộn bao giờ cũng có sức hút thật lớn đối với trẻ. Và theo các nghiên cứu khoa học, âm nhạc cũng có tác động rất lớn tới sự phát triển của trẻ.
Đối với những trẻ từ sớm đã bộc lộ sở thích hay năng khiếu về âm nhạc, hãy cho các con học hát. Các bố mẹ có thể thấy những biểu hiện về thiên hướng của con trong lĩnh vực âm nhạc như:
– Luôn lẩm bẩm theo lời bài hát
– Rất chăm chú khi nghe nhạc, thỉnh thoảng lắc lư theo điệu nhạc.
– Bất cứ câu nói nào cũng có thể biên thành nhạc, đôi khi hát những câu vô nghĩa.
Nếu con có những biểu hiện trên, bố mẹ có thể tạo điều kiện cho con học hát bằng việc cho bé nghe nhạc nhiều hơn, có thể cùng con học hát, nhảy để tạo điều kiện cho con thể hiện bản thân.
Có thể thấy, việc dạy con học hát khá đơn giản, hầu như bố mẹ nào cũng làm được bước đầu tiên, đó là bước dạy con “hay hát”. “Hát hay không bằng hay hát”. Có thể chúng ta không có đủ khả năng để dạy các bé một cách bài bản, không thể dạy chúng hát một cách có kỹ thuật. Nhưng những nỗ lực của bố mẹ trong việc khuyến khích con tự tin vào khả năng của bản thân và bồi dưỡng tình yêu âm nhạc cho con sẽ có tác dụng rất lớn đối với việc phát triển năng khiếu ở trẻ.
Cuối cùng, sau một thời gian dài theo dõi để biết rằng con thích hát không phải là sở thích nhất thời, hãy đăng ký cho con theo học một lớp năng khiếu uy tín.
Học hát cho bé một đời sống tinh thần phong phú. Ảnh: Internet
2. Học múa
Việc học múa không chỉ giúp bé có một môn năng khiếu để tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày mà còn có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao sự dẻo dai hay bồi dưỡng tình cảm cho trẻ.
Đầu tiên, việc học múa giúp bé phát triển được những thiên phú của mình trong lĩnh vực âm nhạc. Việc hòa mình vào điệu múa giúp bé có đời sống tinh thần phong phú hơn. Đồng thời, việc học múa đòi hỏi bé phải ghi nhớ, bắt kịp điệu nhạc và phối hợp với hoạt động của cơ thể – một chuỗi các hoạt động tư duy rất phức tạp. Vì vậy, học múa trong một thời gian giúp các bé nhanh nhạy hơn trong việc tư duy và xử lý thông tin, rất có tích trong quá trình học tập sau này.
Học múa cũng giúp các bé được hoạt động nhiều hơn và kết bạn nhiều hơn. Các động tác của bài múa có vai trò nâng cao sự dẻo dai của cơ thể, giúp bé phát triển đồng đều về thể chất lẫn tinh thần. Việc học múa trong các lớp học cho bé một môi trường được giao lưu học hỏi với các bạn cùng lứa tuổi. Các bé cần có sự phối hợp nhuần nhuyễn với nhau khi tập múa, vì vậy các con có thể nâng cao nhận thức về vai trò của tập thể và cách thức ứng xử trong tập thể.
Học múa cho bé một cơ thể dẻo dai. Ảnh: Internet
3. Học nhảy
Học nhảy cũng tương tự như học múa, nhưng lại không đòi hỏi sự dẻo dai của các bé. Học nhảy rất thích hợp với những bé hiếu động và hoạt bát.
Xem thêm: Nhanqualmht : Nhận Quà Liên Minh Huyền Thoại, Sự Kiện Quà Hay Mỗi Ng
Tập nhảy thường xuyên giúp bé có một cơ thể khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng. Một tác dụng không ngờ của việc học nhảy là giúp bé ăn uống được tốt hơn do việc tập nhảy đã đốt cháy một phần năng lượng rất lớn của đứa trẻ, giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn.
Học nhảy cũng giúp các bé nâng cao kỹ năng học nhóm.
Học nhảy cho các bé năng động và biết hợp tác. Ảnh: Internet
4. Bé 3 tuổi nên cho học năng khiếu diễn xuất
Học diễn xuất đặc biệt thích hợp đối với những trẻ trong độ tuổi 3 tuổi. Ở tuổi này, bé rất có hứng thú với những câu chuyện cổ tích, và mong muốn được hóa thân thành một nhân vật nào đó mà mình yêu thích như công chúa, hoàng tử, kỵ sĩ, hoàng hậu,…
Học diễn xuất giúp bé phát triển về trí nhớ do các bé cần phải học thuộc lời thoại và nhớ động tác trong quá trình tập luyện. Khả năng ngôn ngữ của các bé cũng có thể được cải thiện hơn, nói chuẩn hơn, ngữ pháp và từ vựng được mở rộng và tăng sự tự tin trong giao tiếp.
Học diễn xuất cũng là cách thức bồi dưỡng đời sống tình cảm phong phú cho trẻ. Qua các câu chuyện cổ tích mà bé diễn, bố mẹ có thể hướng bé đến những nhận thức đúng đắn về cách sống, cách ứng xử của mỗi người.
5. Học vẽ
Màu sắc và hình khối nhận được rất nhiều sự chú ý của trẻ trong độ tuổi này. Chúng ta thấy rằng, trẻ 3 tuổi thường có xu hướng vẽ mọi lúc, mọi nơi trong căn nhà của mình. Cách tốt nhất để cho bé dừng ngay hành động này lại không phải là “mắng mỏ”, mà là cho bé học vẽ.
Tất nhiên, đây chỉ là lý do phụ của việc cho bé học vẽ. Đối với trẻ trong độ tuổi từ 3 – 5 tuổi, học vẽ có tác dụng rất lớn trong việc phát triển tư duy của trẻ, đặc biệt là tư duy trừu tượng. Việc học vẽ cũng giúp các bé làm quen với bút, luyện được tư thế cầm bút, giúp việc dạy học chữ sau này được dễ dàng hơn.
Học vẽ tạo bước đệm cho tư duy sắc bén. Ảnh: Internet.
6. Bé 3 tuổi nên cho học năng khiếu bơi lội
Học các môn thể thao trong độ tuổi này rất quan trọng, nhất là bơi lội. Bơi lội không chỉ giúp các em phát triển thể chất, chiều cao mà còn có thể đề phòng những điều không mong muốn xảy ra.
Tuy nhiên, việc chọn một nơi uy tín cho con học bơi cần được xem xét kỹ lưỡng.
Khi quyết định cho bé học năng khiếu, phát triển năng khiếu cho trẻ cần chú ý 3 nguyên tắc:
Tôn trọng mong muốn của trẻ. Hãy để việc học năng khiếu thực sự xuất phát từ sở thích cá nhân của các con. Chỉ khi các con thực sự yêu thích môn học này, các con mới có thể để tâm vào nó và cảm thấy việc học không bị áp lực.
Đừng đặt kỳ vọng quá cao vào các con. Mỗi bậc phụ huynh cần nhớ, các bé mới chỉ 3 tuổi, độ tuổi mà chúng cần được vui chơi chứ không phải ngày ngày chịu áp lực học tập. Dạy năng khiếu cho con, vì vậy hãy biết đâu là điểm dừng thích hợp nếu không muốn phản tác dụng.
Lựa chọn môn năng khiếu thích hợp với tính cách của trẻ. Với những trẻ hướng ngoại, hãy cho các con học các môn năng khiếu cần có sự phối hợp tập thể như nhảy, múa. Ngược lại, với các bé hướng nội, các môn học trong phòng như học nhạc cụ, hát hay vẽ cần được ưu tiên.