Luận ý nghĩa và cát hung ngày Trực Khai (開) – Nên và không nên làm việc gì

việc nên làm và việc kiêng kỵ trong ngày Trực Khai

việc nên làm và việc kiêng kỵ trong ngày Trực Khai

việc nên làm và việc kiêng kỵ trong ngày Trực Khai

việc nên làm và việc kiêng kỵ trong ngày Trực Khai

việc nên làm và việc kiêng kỵ trong ngày Trực Khai

việc nên làm và việc kiêng kỵ trong ngày Trực Khai

việc nên làm và việc kiêng kỵ trong ngày Trực Khai

việc nên làm và việc kiêng kỵ trong ngày Trực Khai

việc nên làm và việc kiêng kỵ trong ngày Trực Khai

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu cách tính ngày Trực Khai cũng như các

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu cách tính ngày Trực Khai cũng như các

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu cách tính ngày Trực Khai cũng như các

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu cách tính ngày Trực Khai cũng như các

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu cách tính ngày Trực Khai cũng như các

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu cách tính ngày Trực Khai cũng như các

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu cách tính ngày Trực Khai cũng như các

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu cách tính ngày Trực Khai cũng như các

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu cách tính ngày Trực Khai cũng như các

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu cách tính ngày Trực Khai cũng như các

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu cách tính ngày Trực Khai cũng như các việc nên làm và việc kiêng kỵ trong ngày Trực Khai , đồng thời giải mã cuộc đời người có vận mệnh Trực Khai ( 開 )

Bài viết “Luận ý nghĩa và cát hung ngày Trực Khai (開) – Nên và không nên làm việc gì” gồm các phần chính sau đây:

  1. Trực Khai là gì và cách tính ngày Trực Khai (

    ) trong thập nhị kiến trừ

  2. Luận cát hung, việc nên làm/kiêng kỵ ngày Trực Khai (

    ) theo Đổng Công tuyển trạch nhật

  3. Luận việc nên làm, việc kiêng kỵ ngày Trực Khai (

    ) theo Hiệp kỷ biện phương thư

  4. Việc nên làm và việc kiêng kỵ trong ngày Trực Kiến (

    ) theo Bành Tổ Kỵ Nhật

  5. Luận giải vận mệnh theo Thập nhị trực – Trực Khai (

    )

1. Trực Khai là gì và cách tính ngày Trực Khai trong thập nhị kiến trừ

Đổng Trọng Thư là nhà triết học, có tri thức uyên bác bậc nhất thời Tây Hán. Ông dành toàn bộ cuộc đời của mình vào việc dạy học và nghiên cứu. Cuốn sách Đổng công tuyển nhật là một tài liệu chọn ngày sớm nhất từ trước tới giờ. Để xem review nội dung sách Đổng công tuyển nhật và link tải về ebook vui lòng xem bài viết “Sách Đổng Công tuyển trạch nhật yếu lãm – Sách xem ngày tốt xấu theo 12 trực của Đổng trọng thư”

Thập nhị trực (12 trực) còn gọi là Kiến trừ Thập nhị Khách lần lượt có tên là: Trực Kiến; Trực Trừ; Trực Mãn; Trực Bình; Trực Định; Trực Chấp; Trực Phá; Trực Nguy; Trực Thành; Trực Thu; Trực Khai; Trực Bế. Thời kỳ đầu 12 trực tượng trưng cho 12 canh giờ dùng để xét đoán hung cát trong tháng, về sau chuyển hoá dùng để xét cát hung ngày.

Cách sắp xếp 12 trực có quan hệ đến sao Phá Quân (còn gọi là Dao quang tinh) tức là sao đứng đầu trong hình cán gáo thuộc chùm sao Đại Hùng Tinh (chuôi sao Bắc Đẩu) theo cách gọi của thiên văn học hiện đại. Chập tối ngày tiết khí tháng giêng nó chỉ thẳng hướng vào phương Dần trước tiên, nên gọi là Kiến Dần, tháng 2 chập tối tiết đầu nó chỉ vào phương Mão nên gọi là Kiến Mão,…Chi tiết cách tính 12 trực và bảng tra vui lòng xem chi tiết tại bài viết “Luận giải phép xem ngày theo Thập nhị Kiến Trừ: nguồn gốc, cách tính, ý nghĩa cát hung 12 trực”

Trực Khai là gì? “Trực” là chỉ các sao, “Khai” là “khai mở”, là mở cửa. Cách tính Trực Khai là xác định theo địa chi ngày theo tháng tiết khí trong lịch tiết khí chứ không phải theo tháng âm trong âm lịch. Bắt đầu mỗi năm theo lịch tiết khí lấy ngày lập xuân làm chuẩn để phân chia ranh giới giữa năm trước và năm sau (khác với lịch âm lấy ngày mùng một tháng giêng). Ngày lập xuân là ngày đầu tiên của tháng một (Dần), ngày giờ trước lập xuân vẫn tính là năm trước. Bắt đầu mỗi tháng theo lịch tiết khí dựa theo giờ tiết khí làm chuẩn mà tính ngày đầu tiên của tháng. Ngày giờ trước tiết khí coi như của tháng trước, cho dù âm lịch hoặc tháng nhuận là tháng nào thì âm chi của tháng đó cũng lấy tiết lệnh làm chuẩn. Để tìm hiểu rõ hơn về Tiết khí là gì và ứng dụng của lịch tiết khí độc giả xem thêm bài viết “Tiết khí là gì? Giải mã ý nghĩa 24 tiết khí và ứng dụng trong cuộc sống”


Sau đây là chi tiết ngày Trực Khai trong thập nhị kiến trừ:

Tháng giêng (Dần) gồm 2 tiết khí là lập xuân và Vũ Thủy: Trực Khai vào ngày Tý

Tháng 2 (Mão) gồm 2 tiết khí là Kinh Trập và Xuân Phân: Trực Khai vào ngày Sửu

Tháng 3 (Thìn) gồm 2 tiết khí là Thanh minh và Cốc Vũ: Trực Khai vào ngày Dần

Tháng 4 (Tỵ) gồm 2 tiết khí là Lập hạ và Tiểu Mãn: Trực Khai vào ngày Mão

Tháng 5 (Ngọ) gồm 2 tiết khí là Mang chủng và Hạ Chí: Trực Khai vào ngày Thìn

Tháng 6 (Mùi) gồm 2 tiết khí là Tiểu thử và Đại Thử: Trực Khai vào ngày ngày Tỵ

Tháng 7 (Thân) gồm 2 tiết khí là Lập thu và Xử Thử: Trực Khai vào ngày Ngọ

Tháng 8 (Dậu) gồm 2 tiết khí là Bạch Lộ và Thu Phân: Trực Khai vào ngày Mùi

Tháng 9 (Tuất) gồm 2 tiết khí là Hàn Lộ và Sương Giáng: Trực Khai vào ngày Thân

Tháng 10 (Hợi) gồm 2 tiết khí là Lập Đông và Tiểu Tuyết: Trực Khai vào ngày Dậu

Tháng 11 (Tý) gồm 2 tiết khí là Đại Tuyết và Đông Chí: Trực Khai vào ngày Tuất

Tháng 12 (Sửu) gồm 2 tiết khí là Tiểu Hàn và Đại Hàn: Trực Khai vào ngày Hợi


2. Luận cát hung, việc nên làm/kiêng kỵ ngày Trực Khai theo Đổng Công tuyển trạch nhật

Ý nghĩa cát hung ngày Trực Khai (開)
Ý nghĩa cát hung ngày Trực Khai (開)

Tháng giêng (Dần) gồm 2 tiết khí là lập xuân và Vũ Thủy. Trước lập xuân 1 ngày là tứ tuyệt, sau lập xuân tam sát tại Hướng Chính Bắc nên 3 hướng Hợi, Tý, Sửu kỵ tu tạo và động thổ. Trực Khai vào ngày Tý: Ngày Giáp Tý là ngày ngũ hành âm kỵ, kim tự chết; Ngày Nhâm Tý là “Mộc đả bảo bình” nên 2 ngày này ngày xấu. Ngày Mậu Tý, Ngày Bính Tý, ngày Canh Tý là 3 ngày hợp với người mệnh Thủy, mệnh Thổ nếu dùng thì rất tốt bởi có Hoàng la, Tử đàng, Thiên hoàng, Địa hoàng, Kim ngân, Tài khố, Trữ liên châu là các sao tốt cùng chiếu. Nếu dùng thì trong vòng 60 đến 120 ngày sẽ phát tài lộc, có quý nhân giúp đỡ, thăng chức.

Tháng 2 (Mão) gồm 2 tiết khí là Kinh Trập và Xuân Phân. Trước Xuân phân 1 ngày là Tứ Ly, sau Kinh trập tam sát tại Hướng Chính Tây nên 3 hướng Thân, Dậu, Tuất kỵ tu tạo, động thổ. Trực Khai vào ngày Sửu: đều là ngày xấu không nên sửa chữa, hôn nhân, nếu dùng vợ sản  ách, bị tai nạn về nước sôi và bỏng lửa. Ngày Đinh Sửu, ngày Quý Sửu sát nhập trung cung càng đại hung, nếu dùng sẽ vướng kiện cáo, có người mất, bị tiểu nhân ám hại.

Tháng 3 (Thìn) gồm 2 tiết khí là Thanh minh và Cốc Vũ. Sau Thanh Minh tam sát tại Hướng Chính Nam nên 3 hướng Tỵ, Ngọ, Mùi kỵ tu tạo, động thổ. Trực Khai vào ngày Dần: bị Thiên tặc. Ngày Mậu Dần có Thiên xá nên giải được, có thể dùng. Ngày Nhâm Dần có Thiên đức, Nguyệt đức nhưng cũng chỉ nên mai táng và xây sinh phần, nếu dùng thì thêm bất động sản, sinh quý tử, thăng quan tiến chức. Các ngày Bính Dần, ngày Canh Dần, ngày Giáp Dần

có lục bất thành và bất hợp nên là ngày xấu không nên dùng.

Tháng 4 (Tỵ) gồm 2 tiết khí là Lập hạ và Tiểu Mãn. Trước lập hạ 1 ngày là tứ tuyệt, sau lập hạ tam sát tại Hướng Chính Đông nên 3 hướng Dần, Mão, Thìn kỵ tu tạo và động thổ. Trực Khai vào ngày Mão: ngày Tân Mão có Thiên đức, ngày Quý Mão, ngày Ất Mão có Hoàng la, Tử đàng, Thiên hoàng, Địa hoàng là các sao tốt cùng chiếu nên là ngày rất tốt cho xuất hành, hôn nhân, khai trương, nhập trạch, an táng, khởi tạo, nếu dùng được quý nhân giúp đỡ, tăng tài lộc, mọi việc hanh thông. Ngày Đinh Mão, ngày Kỷ Mão là tốt vừa, có thể dùng.

Tháng 5 (Ngọ) gồm 2 tiết khí là Mang chủng và Hạ Chí. Trước Hạ Chí 1 ngày là tứ ly, sau Mang Chủng tam sát tại Hướng Chính Bắc nên 3 hướng Hợi, Tý, Sửu kỵ tu tạo, động thổ. Trực Khai tại ngày Thìn: được Thiên thành. Ngày Bính Thìn có Nguyệt đức, Ngày Canh Thìn, ngày Nhâm Thìn có Hoàng la, Tử đàng là các sao tốt cùng chiếu nên đều là ngày rất tốt cho mọi việc, nếu dùng ngày đó thì tăng bất động sản, sinh quý tử. Duy có ngày Mậu Thìn, ngày Giáp Thìn là Sát tập trung cung nên rất xấu, không dùng được cho việc gì.

Tháng 6 (Mùi) gồm 2 tiết khí là Tiểu thử và Đại Thử. Sau Tiểu Thử tam sát ở Hướng Chính Tây nên 3 hướng Thân, Dậu, Tuất kỵ tu tạo, động thổ. Trực Khai vào ngày Tỵ: có Thiên thành, Thiên tặc, Phúc sinh. Ngày Ất Tỵ, ngày Quý Tỵ  là ngày tốt vừa có thể khởi công, động thổ, nhập trạch, khai trương. Còn các ngày Đinh Tỵ, ngày Kỷ Tỵ, ngày Tân Tỵ đều phạm Nguyệt yếm nên rất xấu, không hợp với việc gì.

Tháng 7 (Thân) gồm 2 tiết khí là Lập thu và Xử Thử. Trước lập Thu một ngày là Tứ Tuyệt, Sau lập Thu tam sát ở tại Hướng Chính Nam nên 3 hướng Tỵ, Ngọ, Mùi kỵ tu tạo, động thổ. Trực Khai vào ngày Ngọ: được Hoàng sa. Ngày Nhâm Ngọ có Nguyệt đức, ngày Bính Ngọ, ngày Mậu Ngọ, là 3 ngày tốt cho họp mặt, hôn nhân, tu tạo, mai táng, khai trương, xuất hành, nhập trạch, động thổ nếu dùng trong vòng 60 đến 120 ngày có của, được phúc, được quý nhân giúp đỡ, tăng bất động sản, gia đình an khang. Ngày Giáp Ngọ là tốt vừa có thể dùng. Riêng ngày Canh Ngọ rất xấu, không hợp việc chi

Tháng 8 (Dậu) gồm 2 tiết khí là Bạch Lộ và Thu Phân. Trước thu phân 1 ngày là Tứ Ly, sau Bạch Lộ là tam sát tại Hướng Chính Đông nên 3 hướng Dần, Mão, Thìn kỵ tu tạo và động thổ. Trực Khai vào ngày Mùi: ngày Đinh Mùi, ngày Kỷ Mùi, ngày Tân Mùi, ngày Quý Mùi tốt vừa chỉ hợp an táng và các việc nhỏ. Ngày Ất Mùi đại hung không nên làm việc gì.

Tháng 9 (Tuất) gồm 2 tiết khí là Hàn Lộ và Sương Giáng. Sau Hàn Lộ tam sát tại Hướng Chính Bắc nên 3 hướng Hợi, Tý, Sửu kỵ tu tạo và động thổ. Trực Khai vào ngày Thân: bị Thiên tặc.

Ngày Mậu Thân có Thiên xá. Ngày Giáp Thân là lúc nước trong sạch, lại thêm các sao tốt Hoàng la, Tử đàng, Tụ lộc, Đới mã cùng chiếu nhưng vì là ngày Tây trầm ngũ hành không có khí, hơn nữa đương lúc cuối thu nên chỉ hợp với an táng, xây sinh phần (xây huyệt khi vẫn còn sống), chứ không nên khởi tạo, hôn nhân, nhập trạch, khai trương. Ngày Bính Thân, ngày Nhâm Thân thì tốt vừa. Riêng ngày Canh Thân là Bạch hổ nhập trung cung là ngày rất xấu, nếu dùng có thể mang họa giết người.

Tháng 10 (Hợi) gồm 2 tiết khí là Lập Đông và Tiểu Tuyết. Trước lập đông một ngày là Tứ tuyệt, sau lập đông tam sát tại Hướng Chính Tây nên 3 hướng Thân, Dậu, Tuất kỵ tu tạo, động thổ. Trực Khai vào ngày Dậu: ngày Ất Dậu có Thiên đức nên là ngày đại cát cho hôn nhân, nhập trạch, khởi tạo, khai trương, an táng, nếu dùng sẽ thêm bất động sản, tăng tài lộc. Ngày Kỷ Dậu bị cửu thổ quỷ nên xấu không hợp với việc chi. Các ngày Đinh Dậu, ngày Tân Dậu, ngày Quý Dậu là tốt vừa.



Tháng 11 (Tý) gồm 2 tiết khí là Đại Tuyết và Đông Chí. Trước Đông chí 1 ngày là Tứ ly, Sau Đại Tuyết tam sát tại Hướng Chính Nam nên 3 hướng Tỵ, Ngọ, Mùi kỵ tu tạo, động thổ. Trực Khai vào ngày Tuất: bị Vãng vong nên xấu, ngày Mậu Tuất và ngày Canh Tuất, cần dùng lúc nguy cấp thì cũng chỉ cho an táng. Ngày Bính Tuất, ngày Nhâm Tuất Sát nhập trung cung thì lại càng hung, mọi việc kỵ dùng. Riêng ngày Giáp Tuất tám phương đều sắc trắng, chư thần 24 hướng đều về chầu trời, là ngày Huyền nữ thâu tu còn gọi là Tu Du (là ngày tu bổ, làm lén do Cửu Thiên Huyền Nữ chân truyền cho Hiên Viên hoàng đế theo Thiên bảo kinh) nên ngày đó có thể dùng được.

Tháng 12 (Sửu) gồm 2 tiết khí là Tiểu Hàn và Đại Hàn. Sau Tiểu hàn tam sát tại Hướng Chính Đông nên 3 hướng Dần, Mão, Thìn kỵ tu tạo và động thổ. Trực Khai vào ngày Hợi: bị Thiên tặc, Nguyệt yếm. Ngày Ất Hợi có Văn Xương. Ngày Kỷ Hợi có Hỏa tinh, Văn Xương nên là ngày tốt cho đặt móng, hôn nhân, khai trương, nhập trạch, xuất hành. Nên dùng giờ Mậu Thìn trong ngày Ất Hợi vì tuy có phạm Thiên Tặc nhưng có Thiên Cẩu hộ thì không phải lo ngại, chỉ cần mệnh người chủ sự không khắc với ngày là được. Ngày Đinh Hợi cũng dùng được, còn ngày Tân Hợi âm khí quá nhiều, không phù hợp với dương gian. Ngày Quý Hợi là ngày cùng của lục thập hoa giáp nên cũng không thể dùng.

3. Luận việc nên làm, việc kiêng kỵ ngày Trực Khai theo Hiệp kỷ biện phương thư

Cuốn sách “Hiệp kỷ biện phương thư” của tác giả Mai Cốc Thành là bộ sách kinh điển về xem ngày tốt xấu (trạch nhật), một kho tàng cực kỳ quý giá của văn hóa cổ Trung Hoa. Theo Hiệp kỷ biện phương thư thì ngày Trực Khai đóng sau Kiến 2 thời. Nguyệt Kiến là vị trí chính vượng mà trước nó có 2 thời đã có sinh khí, có tượng theo vượng cho nên gọi là Thời dương (dương thần trong tháng), Sinh khí.

Ngày này nên cúng tế, cầu phúc, cầu tự, dâng sớ, dâng biểu chương, ban chiếu, ân xá, thi ân phong quan chức, ra lệnh cho công khanh, chiêu hiền, cử người chính trực, tuyên bố chính sự, làm việc thiện, giải oan uổng, chúc mừng ban thưởng, nhập học, xuất hành, lên quan nhậm chức, cầu thầy chữa bệnh, sửa chữa tu bổ thành quách, khởi công, động thổ, khai trương, đào giếng…

Ngày này kỵ: an táng, cải táng, chặt cây, đốn gỗ, săn bắt, đánh cá

4. Việc nên làm và việc kiêng kỵ trong ngày Trực Khai (

) theo Bành Tổ Kỵ Nhật

Bành Tổ (彭祖)có nơi gọi là Bành Khanh, hoặc có nơi viết ông họ Tiên tên Khanh (篯铿), tên của ông được lưu truyền trong dân gian với câu nói “Cao nhất là cột chống trời, thọ nhất trên đời là ông Bành Tổ”. Việc Ông Bành Tổ có thực sự đưa ra một số ngày kiêng kỵ đối với những công việc khác nhau hay là do các thuật sỹ đời sau sáng tạo ra đến nay vẫn còn tranh cãi về tính xác thực vì thời Bành Tổ sống chưa có lịch can chi? Chỉ biết các sách trạch cát, xem ngày tốt xấu vẫn gọi là “Bách kị ca” (百忌謌)hoặc Bành Tổ Kỵ Nhật hay Bành Tổ Bách Kỵ. Tôi vẫn xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo hệ thống những việc kiêng kỵ theo ngày Bành Tổ Bách Kỵ, tin hay không là tùy độc giả. Ngoài ra có rất nhiều việc kiêng kỵ không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại bây giờ. Sau đây là việc nên làm và việc kiêng kỵ ngày Trực Khai theo Bành Tổ Kỵ Nhật

开可求治, 针灸不祥

KHAI khả cầu trì, châm cứu bất tường

Ngày Trực KHAI mở cửa quan, chẳng nên châm cứu

Thực tế việc xác định ngày đẹp, ngày xấu không hề mê tín mà có cơ sở khoa học, rất phức tạp đòi hỏi sự hiểu biết sâu về âm dương, ngũ hành, các ngôi sao…và cần phải phối hợp nhiều phương pháp xem ngày như sau:

Phép xem ngày đẹp theo sinh khắc ngũ hành của thiên can và địa chi

Phép xem ngày tốt xấu theo lục diệu qua 6 đốt ngón tay

Phép xem ngày giờ tốt dựa trên ngày hoàng đạo và hắc đạo

Phép chọn ngày đẹp theo 12 chỉ trực

Phép xem ngày tốt ngày đẹp xuất hành theo lịch Khổng Minh

Phép tránh ngày giờ xấu dựa trên xung khắc tuổi

Xem ngày tốt xấu theo kinh dịch dựa trên lập quẻ mai hoa dịch số


Xem ngày tốt xấu theo kinh dịch

Ngày cần xem

Ngày khởi sự (DL)

Giờ khởi sự

Để xem cách tính và luận giải các ngày tốt xấu khác khác vui lòng xem thêm bài viết “Luận bàn về việc xem ngày giờ tốt xấu”

5. Luận giải vận mệnh theo Thập nhị trực – Trực Khai (

)

Hiện nay tồn tại 2 cách xác định vận mệnh theo 12 trực như sau:

Cách 1: Xác định vận mệnh theo trực dựa trên năm sinh do sách Thông thư vạn sự đưa ra thì người có mệnh Trực Khai là các tuổi Mậu Dần, Kỷ Tỵ, Bính Thân, Tân Hợi, Giáp Dần

Trực Khai sinh thuận, sống vàng mười,

Học giỏi thông minh luôn nói cười,

Trai đỗ cao sang, Gái phận mỏng,

Chồng ghen, Con khổ, kém vui tươi.

Người có mệnh trực Khai thuộc Kim tinh, người thông minh, vui tính, thường có bằng cấp hoặc địa vị trong xã hội. Tuy nhiên, con gái phận mỏng nên muốn hạnh phúc cần phải tu tâm dưỡng tính, thường ngày tụng kinh niệm phật mới an.

Cách 2: Xác định vận mệnh theo trực dựa trên năm sinh và tháng sinh theo lịch tiết khí do sách Ngọc hạp chánh tông đưa ra thì người có mệnh Trực Khai là các tuổi: tuổi tý sinh tháng 11, tuổi Sửu sinh tháng 12, tuổi Dần sinh tháng 1, tuổi Mão sinh tháng 2, tuổi Thìn sinh tháng 3, tuổi Tỵ sinh tháng 4, tuổi Ngọ sinh tháng 5, tuổi Mùi sinh tháng 6, tuổi Thân sinh tháng 7, tuổi Dậu sinh tháng 8, tuổi Tuất sinh tháng 9, tuổi Hợi sinh tháng 10.

Khai, Kim, vàng đúc một đôi

Kẻ đòi đúc xuyến, người đòi đúc trâm

Đàn ông chức phận trong dòng

Đàn bà đưa đẩy trong lòng bao dung

Bạn vừa xem bài viết “Luận ý nghĩa và cát hung ngày Trực Khai (開) – Nên và không nên làm việc gì” của Thầy Uri – một chuyên gia phong thủy, dịch học của xemvm.com. Đừng quên trải nghiệm 1 lần phần mềm luận giải vận mệnh trọn đời chính xác nhất hiện nay của chúng tôi ở bên dưới.


Xem bói vận mệnh trọn đời

Ngày sinh(DL)

Giờ sinh

Giới tính

Rate this post

Viết một bình luận