Lưu ngay cách giải độc rượu bia và bảo vệ gan để ăn Tết khỏe mạnh

Ngày Tết rất khó từ chối uống rượu bia trong một vài bữa tiệc quan trọng. Lưu giữ các cách giải độc rượu bia và bảo vệ gan sẽ giúp ích cho bạn và người thân.

giải độc rượu biagiải độc rượu bia

Để hiểu tại sao cần phải giải độc rượu bia, trước hết cần hiểu tác động của rượu bia với cơ thể con người.

Tác động của rượu bia với cơ thể

Uống quá nhiều rượu bia sẽ làm tăng nhanh lượng cồn trong máu. Khi hàm lượng cồn trong máu gia tăng sẽ làm suy giảm chức năng não, từ đó làm giảm khả năng phối hợp, thay đổi tính cách và rất nhiều vấn đề khác.

Khi hàm lượng cồn trong máu quá cao, một số chức năng hỗ trợ sự sống bao gồm thở, kiểm soát nhiệt độ và nhịp tim có thể bắt đầu ngừng hoạt động, làm tăng nguy cơ tử vong.

>> Xem thêm Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Các triệu chứng ngộ độc rượu

giải độc rượu biagiải độc rượu bia

Nhiều người có thể có biểu hiện nhẹ, nhưng nhiều trường hợp đã tử vong khi bị bất tỉnh mà không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Chỉ số cồn trong máu tiếp tục tăng trong vài giờ, tùy thuộc vào lượng rượu bia đã uống.

Nếu bạn hoặc người thân có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, cần đi cấp cứu ngay:

  • Nôn nhiều lần
  • Nôn mửa không kiểm soát được
  • Co giật
  • Mất phối hợp và thăng bằng
  • Chân tay lạnh, hạ thân nhiệt
  • Da trở nên hơi xanh
  • Nằm li bì, gọi không có phản ứng
  • Thở không đều hoặc chậm (ít hơn tám nhịp thở một phút)
  • Ngộ độc rượu có thể gây tử vong

Những hệ lụy khi bị ngộ độc rượu:

  • Nôn mửa
  • Dễ bị tai nạn giao thông
  • Dễ bị cưỡng hiếp, tình dục không an toàn
  • Bị sặc chất nôn dẫn đến ngạt thở
  • Động kinh dẫn đến tổn thương não hoặc tử vong
  • Ngừng thở
  • Mất nước nghiêm trọng
  • Nhịp tim không đều
  • Hạ thân nhiệt
  • Hạ đường huyết
  • Tổn thương não không hồi phục
  • Hôn mê

>> Xem thêm Sàng rượu – Căn bệnh nguy hiểm hiếm người biết đến!

Hướng dẫn cách kiểm tra nồng độ cồn trong bia rượu

Trước khi tìm cách giải độc rượu bia, cần xác định nồng độ cồn trong loại đồ uống mà mình vừa uống. Nồng độ cồn khác nhau tùy thuộc vào loại đồ uống.

Nồng độ cồn của các loại bia dao động từ 4,2% – 8% với cốc 400ml. Rượu mạnh và đồ uống hỗn hợp có nồng độ cồn cao hơn nhiều, thường là 40% – 50%. Màu của rượu trong mỗi loại càng đậm thì độ cồn càng lớn.

  • Rượu trắng: nồng độ cồn 10 – 15 %
  • Rượu vang đỏ: nồng độ cồn 12 – 16 %
  • Rượu mạnh: nồng độ cồn 16 – 24 %
  • Sake: nồng độ cồn 20 %
  • Vodka: nồng độ cồn 40 – 95 %
  • Rượu gin, rum, whisky: nồng độ cồn 36 – 50 %
  • Rượu rum: nồng độ cồn 36 – 50 %
  • Tequila: nồng độ cồn 50 – 51 %
  • Đồ uống hỗn hợp Vodka Martini: nồng độ cồn 30 – 40 %
  • Đồ uống hỗn hợp Mojito: nồng độ cồn 13 – 16 %
  • Đồ uống hỗn hợp Margarita: nồng độ cồn 30 – 40 %
  • Đồ uống hỗn hợp Vodka Tonic: nồng độ cồn 13 % trở lên

>> Xem thêm Cơ thể bạn chuyển hóa rượu như thế nào?

giải độc rượu biagiải độc rượu bia

9 cách để giải độc rượu bia và bảo vệ gan

1. Uống nước chanh

Nước chanh khi vào cơ thể sẽ có tính kiềm, giúp trung hòa aixt trong rượu bia. Ngoài ra, nước chanh còn giúp hỗ trợ làm sạch đường ruột, đào thải độc tố…

2. Cà chua

Uống rượu say bị nôn không chỉ gây mệt mỏi mà còn làm mất nước và chất điện giải. Dùng cà chua chín có thể hỗ trợ giải độc rượu bia. Vì cà chua chín chứa nhiều vitamin và khoáng chất bổ sung cho cơ thể.

3. Đậu xanh hoặc đậu đen

Theo Đông y, đậu xanh có vị ngọt, tính hàn, không độc, bổ nguyên khí, thanh nhiệt mát gan, giải độc. Còn đậu đen có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng bổ huyết, bổ can thận, giải phong nhiệt, giải độc, hạ khí, lợi tiểu. Do đó, dân gian thường dùng nước đậu xanh hoặc đậu đen để giải bia rượu.

4. Uống sữa

Uống sữa sau khi uống nhiều rượu bia giúp protein đông lại, bảo vệ dạ dày, giảm đau dạ dày và đồng thời làm giảm tốc độ hấp thụ rượu của cơ thể.

5. Nước gừng tươi

Gừng có tính ấm, nóng, cay giúp kích thích quá trình lưu thông máu, giúp máu lưu thông tốt hơn nhờ đó giảm nồng độ cồn trong máu, giảm nôn nao, choáng váng. Chỉ cần thái vài lát gừng tươi cho vào nồi, cho thêm chút nước đun sôi. Có thể pha thêm nước cốt chanh hoặc thái vài lát chanh vừa tăng thêm hương vị vừa tăng khả năng giải độc rượu bia.

giải độc rượu biagiải độc rượu bia

6. Uống nước dừa

Uống nhiều rượu gây nôn, dễ bị mất nước và chất điện giải. Mất cân bằng điện giải có thể gây lú lẫn, khó chịu, chóng mặt, co thắt cơ, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.

Vì vậy, bổ sung nước chứa điện giải là việc cần thiết. Tuy nhiên bạn nên tránh thức uống thể thao chứa nhiều hóa chất và đường, thay vào đó hãy uống nước dừa. Nước dừa chứa nhiều kali và cũng chứa một lượng nhỏ natri, magie và canxi rất tốt cho sức khỏe.

7. Uống sản phẩm bổ gan

Để giảm bớt sự độc hại của rượu với cơ thể, hãy dùng sản phẩm bổ gan trước và sau khi uống rượu. Có thể tham khảo sử dụng thuốc Tonka giúp bổ gan, giải độc, tái tạo gan.

8. Bổ sung vitamin nhóm B

Rượu làm cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể, trong đó có vitamin B. Loại vitamin này rất cần thiết để giúp loại bỏ cồn trong cơ thể. Trước khi uống rượu, hãy bổ sung vitamin B tổng hợp hoặc ăn nhẹ các loại thực phẩm lành mạnh như sữa chua, quả bơ, các loại hạt…

9. Bổ sung probiotics

Các nhà nghiên cứu từ Đức đã xác định rằng uống nhiều rượu sẽ làm gián đoạn quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, gây rối loạn tiêu hóa và sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột non.

Bởi vậy, để ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa, giữ cân bằng vi khuẩn trong ruột, trước và sau khi uống rượu bạn nên ăn các thực phẩm có chứa probiotics (như sữa chua, dưa muối, kimchi…) hoặc bổ sung men vi sinh (như men vi sinh Bio Vigor).

Vân Anh

Rate this post

Viết một bình luận