Lưu ý chăm sóc, kiêng cữ sau nạo hút thai

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Lâm Khoa – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Sau hút thai thì thai phụ sẽ thấy cảm giác đau nhẹ trong vài ngày đầu và ra máu âm đạo như hành kinh trong vòng 3 ngày đến 1 tuần nên cũng cần chú ý nếu tình trạng đau bụng ngày càng tăng, máu ra nhiều bất thường.

1. Chăm sóc sau nạo hút thai

1.1 Kiêng quan hệ tình dục trong vòng 1 tháng

Nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất không được quan hệ tình dục trong vòng ít nhất một tuần. Điều này sẽ tránh được việc có thai ngoài ý muốn cũng như hạn chế những tổn thương không cần thiết cho cổ tử cung.

Việc nạo phá thai sẽ gây rối loạn nội tiết tố, làm thay đổi chu kỳ kinh nguy tháng tuầnệt, tác động xấu tới sức khỏe sinh sản. Do nội tiết tố bị mất cân bằng, nếu không bảo vệ vùng kín cẩn thận sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập tăng nguy cơ bị viêm, nhiễm trùng và có thể gây xuất huyết.

1.2 Không làm việc nặng

Cần kiêng vận động mạnh, nghỉ ngơi điều độ, suy nghĩ tích cực để giữ cho mình một tinh thần thoải mái giúp việc hồi phục diễn ra nhanh hơn.

1.3 Chú ý đến chế độ dinh dưỡng

Cần phải cung cấp cho mình đầy đủ chất dinh dưỡng qua chế độ ăn uống. Cần phải bổ sung nhiều vitamin, dưỡng chất qua thực phẩm, rau củ quả.

1.4 Về vấn đề vệ sinh cá nhân

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng dung dịch vệ sinh khác với sự chỉ định của bác sĩ và phải thường xuyên tái khám theo đúng thời gian quy định.

  • Không thụt rửa âm đạo hay bất cứ thứ gì vào âm đạo
  • Không sử dụng các hoá chất tẩy rửa mạnh
  • Vệ sinh vùng kín từ trước ra sau, tránh vệ sinh ngược

2. Sau hút thai nên kiêng ăn gì?

  • Hạn chế đồ ăn vặt, đồ chiên dầu mỡ: các món ăn vặt, ăn nhanh, đồ ăn chiên nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên,…là những món khoái khẩu của nhiều người tưởng chừng vô hại nhưng nó lại là các loại thực phẩm chứa calo và chất béo rất cao.
  • Các đồ uống có chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, các loại đồ uống có ga,…

hut-thai-kieng-gi-1

3. Sau hút thai nên ăn gì?

3.1 Bổ sung protein từ các loại thực phẩm giàu dưỡng chất

Nạo phá khiến cơ thể mất máu tình trạng máu ra có thể kéo dài đến 1 tuần sau đó. Protein là dưỡng chất rất tốt cho việc tái tạo máu. Vì thế nên tăng cường các loại thực phẩm chứa nhiều protein vào trong bữa ăn như thịt (nhất là thịt bò), gan động vật, các loại đậu, trứng và sữa.

3.2 Các loại thực phẩm giàu vitamin

Bổ sung thêm các loại vitamin cơ bản như vitamin C, B1, B2, vitamin E. Trong các loại quả tươi và rau xanh như: rau ngót, rau dền, cà chua, giá sống, bí đỏ, táo, nho có chứa hàm lượng vitamin vô cùng phong phú, ngoài ra còn chứa cả sắt và photpho giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng thiếu máu trong cơ thể. Nếu cảm thấy chán và khó ăn có thể thay bằng cách uống nước ép trái cây hoặc các loại sinh tố hoa quả.

3.3 Axit folic rất cần cho phụ nữ mới nạo phá thai

Axit folic là vitamin thuộc nhóm B có tác dụng trong việc tái tạo tế bào hồng cầu. Bổ sung axit folic từ các loại thực phẩm dễ kiếm như: gan động vật, các loại rau xanh, bánh mì, bắp, đậu Hà Lan, các loại nấm.

3.4 Bổ sung canxi để giảm đau nhức, mệt mỏi

Cơ thể thiếu canxi gây nên tình trạng mất ngủ, uể oải, chân tay đau nhức. Vì thế bổ sung canxi là vô cùng cần thiết cho sự phục hồi sức khỏe được diễn ra nhanh chóng. Đừng quên bổ sung canxi từ các loại hải sản, hạnh nhân, các loại rau có màu xanh đậm, kiwi, nấm,…

3.5 Các loại thực phẩm dễ tiêu hóa

Để tạo thuận lợi cho quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng, tránh tình trạng mắc các bệnh về đường ruột, các chuyên gia khuyên phụ nữ nên sử dụng các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như khoai lang, chuối, bơ, bí xanh, thịt gà.

Ngoài bổ sung các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nên chú ý uống nhiều nước hoặc nhất thiết tối thiểu phải uống đủ nước (2 lít/ ngày) nhằm thúc đẩy quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể. Có thể uống thêm sữa hoặc nước ép trái cây. Dù cơ thể có mệt mỏi không muốn ăn nhưng nhất định không được bỏ bữa, có thể chia nhỏ các bữa ăn để hạn chế tình trạng chán ăn.

4. Tai biến sau nạo hút thai là gì?

Từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc đều phải dùng dụng cụ bằng kim loại đưa vào đưa ra, vì vậy có khả năng làm tổn thương tử cung, thậm chí có thể làm thủng cổ tử cung và tử cung. Một số biến chứng lớn sau khi nạo phá thai có thể xảy đến với bệnh nhân:

  • Thủng buồng tử cung.
  • Băng huyết.
  • Rách cổ tử cung khi làm thủ thuật.
  • Dính buồng tử cung thường biểu hiện kinh nguyệt ít, hoặc có thể không thấy hành kinh trở lại.
  • Sót rau biểu hiện ra máu kéo dài, dễ bị viêm nhiễm.
  • Sót thai : sau khi hút thai và phần phụ của thai vẫn còn, vẫn tiếp tục phát triển.
  • Viêm nhiễm phần phụ, buồng tử cung do quá trình làm thủ thuật không đảm bảo vô trùng, hoặc vệ sinh sau đó không tốt.
  • Rối loạn kinh nguyệt sau khi nạo, hút thai : thường là rong kinh.
  • Tắc hai vòi trứng do quá trình viêm nhiễm làm tắc hai vòi trứng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này

5. Những dấu hiệu nào cần khám lại ngay?

Cần quay lại cơ sở y tế để khám lại ngay khi có một trong những dấu hiệu: Đau nhiều ở bụng dưới, đau cơ, bụng ấn đau. Bị sốt hoặc thấy ớn lạnh. Ra máu nhiều (nhiều hơn ra máu kinh bình thường), kéo dài hơn 10 ngày. Âm đạo tiết ra nhiều khí hư có mùi hôi,…

hut-thai-kieng-gi-2

6. Sau hút thai thì cần khám lại những gì?

Lần tái khám sau nạo hút thai thì thai phụ sẽ được khám phụ khoa để bác sĩ kiểm tra xem tử cung đã co hồi tốt chưa? Có dấu hiệu viêm nhiễm đường sinh dục không? Còn có dấu hiệu ra máu âm đạo nữa không? Từ đó bác sĩ sẽ kê đơn điều trị (nếu cần).

Nếu không tái khám thì sẽ không phát hiện được những bất thường và các tai biến sau nạo hút thai kịp thời dễ dẫn đến viêm, dính buồng tử cung, ảnh hưởng sinh sản sau này.

Rate this post

Viết một bình luận