Lưu ý khi chăm sóc người bệnh sau mổ – Sữa bột người lớn Vinamilk

Sau khi mổ, để nhanh hồi phục, bệnh nhân cần được chăm sóc kỹ lưỡng và chu đáo để tránh xảy ra những biến chứng không mong muốn. Vậy công việc chăm sóc người bệnh sau mổ cần chú ý những điều gì, thực hiện ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới!

Cách chăm sóc người bệnh sau mổ thông thường

  • Cẩn trọng khi vận chuyển bệnh nhân

Nếu sau mổ mà bệnh nhân cứ nằm yên một chỗ sẽ không tốt cho việc lưu thông khí huyết. Chính vì vậy, khi chăm sóc bệnh nhân, bạn cần vận chuyển, giúp họ thay đổi tư thế nhưng không nên đổi tư thế đột ngột vì điều đó sẽ khiến người bệnh bị tuột huyết áp, trụy mạch và choáng váng. Tốt nhất, khi vận chuyển bệnh nhânm bạn nên dùng xe đẩy hoặc loại tấm cuốn để chuyển bệnh nhân từ nơi này sang nơi khác tiện lợi hơn.

  • Chuẩn bị giường, phòng bệnh nhân

Giường cho người bệnh nằm phải là loại êm ái, chắc chắn và thoải mái, có thể điều chỉnh độ cao độ nghiêng để bệnh nhân dễ hành động. Điều này đặc biệt cần thiết khi bệnh nhân chưa tỉnh, chưa có phản xạ ho, cần nằm nghiêng đầu sang bên hoặc nằm ngửa có một gối mỏng lót dưới vai, cho đầu và cổ ngửa ra sau.

Trong thời tiết lạnh rét, bạn cần chuẩn bị cho bệnh nhân chăn ấm, túi nước nóng và đặt xung quanh để bệnh nhân dễ lấy. Nếu được, bạn có thể dùng thêm máy sưởi hoặc đệm hơi nóng. Còn nếu thời tiết nóng nực như mùa hè, tốt nhất phòng bệnh nhân nên có điều hòa.

  • Giúp bệnh nhân vận động

Tùy vào chỉ định của bác sĩ điều trị, bệnh nhân cần nằm yên hoặc đi lại. Bạn nên chú ý xoay trở bệnh nhân được gây mê sau mỗi 30 phút đến khi tự cử động được. Bạn cần chú ý chăm sóc bệnh nhân tập thở sâu, ho hay cử động hai chân, hai tay để tránh các biến chứng.

 

Bệnh nhân sau mổ cần tập thay đổi các tư thế, tập thở sâu, ho hay cử động tay chân

Những điều lưu ý về dinh dưỡng khi chăm sóc bệnh nhân sau mổ

Người bệnh sau mổ cần có chế độ ăn uống phù hợp để tránh teo cơ, nhanh chóng hồi phục vết thương và giảm kích ứng sau phẫu thuật để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, dinh dưỡng cho các bệnh nhân sẽ khác nhau tùy theo loại phẫu thuật mà bệnh nhân đã thực hiện.

+ Bệnh nhân không có can thiệp phẫu thuật lên ống tiêu hóa: Trường hợp này, bệnh nhân chỉ cần truyền dịch dinh dưỡng ngày đầu sau mổ. Sau khi phẫu thuật 1 ngày, người bệnh có thể uống sữa năng lượng cao để cung cấp đủ dinh dưỡng cùng với nước cháo. Sau khi đánh hơi được, bệnh nhân có thể ăn uống bình thường các thức ăn dễ tiêu, dễ hấp thu, tiếp đó dần dần tăng số lượng và mức độ đặc.

+ Bệnh nhân có can thiệp lên ống tiêu hóa:

  • Giai đoạn 1-2 ngày sau mổ: Bệnh nhân cần truyền dịch, bù nước, điện giải, glucid, năng lượng cần thiết. Bạn chỉ nên cho bệnh nhân uống rất ít hoặc không nên uống nếu bị chướng bụng. Trường hợp mổ ngoài hệ tiêu hoá, bệnh nhân có thể uống 50ml nước đường, nước luộc rau, nước quả mỗi một giờ.

  • Giai đoạn 3-5 sau mổ: Lúc này, người bệnh đã có thể giảm dần truyền tĩnh mạch và ăn nhiều hơn, bắt đầu từ 500Kcal và 30g protein, cứ 1 – 2 ngày tăng 250 – 500Kcal, đến khi đạt 2.000Kcal/ngày. Bạn có thể chăm sóc bệnh nhân dùng sữa pha nước cháo, ăn thành 4 – 6 bữa.

Bệnh nhân sau phẫu thuật nên ưu tiên thức ăn mềm, bổ sung nhiều vitamin và hạn chế chất xơ.

  • Giai đoạn hồi phục: Khi vết mổ đã liền, bệnh nhân cần cung cấp đủ năng lượng và protein, mỗi ngày ăn thành 5-6 bữa và dùng nhiều trứng, thịt, cá, đậu đỗ, sữa chua, phô mai, trái cây để ngăn ngừa táo bón, giúp vết mổ nhanh lành, tăng cường sức đề kháng và giúp vết mổ giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Đặc biệt, bệnh nhân nên tăng cường uống sữa năng lượng cao có bổ sung các dưỡng chất cần thiết như: Glucoraphanin có tác dụng thúc đẩy và duy trì các phản ứng chống oxi hóa, giúp cơ thể đào thải chất độc; các Vitamin nhóm B, A, C, E và Kẽm, Magie, Selen… giúp tăng sức đề kháng, giảm mệt mỏi, ăn ngủ ngon.

Hy vọng các thông tin trên đây có thể giúp bạn biết cách chăm sóc người bệnh sau mổ để bệnh nhanh nhanh lấy lại sức khỏe, vết thương nhanh lành. Vì sau phẫu thuật bệnh nhân thường rất mệt mỏi, ăn ngủ không yên nên khi chăm sóc bạn cần kiên nhẫn, dịu dàng. Bạn có thể chuẩn bị cho bệnh nhân đọc sách, nghe nhạc hoặc làm những việc nhẹ nhàng phù hợp với sở thích của họ để người bệnh vui vẻ, từ đó hồi phục nhanh hơn.

BS Nguyễn Vĩnh Hoàng Oanh

Trung tâm dinh dưỡng Vinamilk

Mua ngay Sure Prevent Gold tại đây: https://giacmosuaviet.com.vn/pages/lp-sua-bot-sure-prevent-gold

 

Rate this post

Viết một bình luận