Hiện nay việc nuôi tép cảnh được rất nhiều người yêu thích. Cũng có rất nhiều người lựa chọn việc nuôi tép cảnh chung với các loài cá khác. Điều này có nên hay không và cần lưu ý những gì? Bài viết dưới đây, Tép màu quận 3 sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Lưu ý trước khi nuôi tép cảnh với các loại cá cảnh
Khác với môi trường nuôi ngoài tự nhiên, tép cảnh được nuôi trong bể nhân tạo sẽ không có chỗ để trú ẩn. Do vậy chúng rất dễ dàng là miếng mồi ngon cho những loại cá hung dữ khác. Vì vậy có 2 việc bạn cần làm trước khi tiến hành nuôi tép đó là:
Tạo nơi trú ẩn cho tép cảnh
Việc này sẽ giúp tép cảnh cảm thấy an toàn hơn trong môi trường sống, tránh để việc chúng bị stress ảnh hưởng tới sức khỏe.
Tép Pure Red Line ( PRL )
Tép cảnh con bị cá ăn là quá bình thường, còn tép cảnh lớn không vừa miệng cá thì chúng có thể cắn rỉa con tép.
Nếu bạn muốn bể tép cảnh của bạn sinh sản và giữ được số lượng tép cảnh con nhiều thì không nên nuôi chung với các loài cá khác.
Nên lựa chọn kỹ càng các loại cá cảnh nuôi chung
Điều quan trọng thứ 2 đó chính là chọn cá nuôi chung với tép. Bạn nên nuôi các loại cá cảnh nhỏ, hiền lành không hay làm phiền khu vực tép sinh sống.
Những loại cá nên và không nên nuôi chung với tép cảnh
Các loại cá nuôi chung với tép cảnh tốt nhất
Đó là cá bảy màu, cá neon, cá chuột otto… Những loại cá này khá hiền lành với kích thước vừa phải sẽ luôn được lựa chọn đầu tiên trong những bể tép cảnh của bạn.
Các loại cá nuôi chung với tép cảnh mức độ trung bình
Cá bống vàng: Đây là loại cá cảnh cũng hiền lành dễ nuôi, chúng chuyên được nuôi trong bể cá cảnh để dọn rêu, chất bẩn trong bể.
Tép Fire Red
Các dòng cá Cory’s (Cá chuột): Cũng giống như loài cá bống vàng, chúng được nuôi để dọn rêu trong bể nuôi. Tuy nhiên do hình dáng và màu sắc độc đáo của loài này cho nên chúng cũng được người chơi cá rất ưa chuộng.
Các dòng cá pleco (cá tỳ bà bướm, tỳ bà thường, trực thăng): Những loại cá này phần lớn là hiền lành. Tuy nhiên nếu tép cảnh bị yếu thì rất có thể loài cá này sẽ tấn công. Do vậy khi nuôi chung với loài cá này thì bạn cần chú ý tới sức khỏe của tép.
Những loại cá có thể nuôi chung nếu tép cảnh đã lớn
Những loại cá cảnh này sẽ sẵn sàng ăn bất cứ sinh vật nào nếu vừa miệng với chúng. Do vậy bạn chỉ nên nuôi chung khi tép cảnh đã trưởng thành và nếu tép sinh sản thì bạn cần tách cá ra ngay.
- Các dòng cá Danios (Cá sọc ngựa)
- Cá trâm nuôi theo đàn
- Cá thủy tinh, bút chì
- Các dòng cá Rasboras (Cá tam giác)
Những loại cá tuyệt đối không nên nuôi chung với tép cảnh
Cá họ Gouramis (cá sặc): Cá sặc gấm còn có tên gọi khác chính là cá sặc lửa, đây là loại cá có họ với cá tai tượng. Tuy là loại cá hiền lành và dễ nuôi, tuy nhiên chúng lại rất thích ức hiếp những sinh vật nhỏ bé hơn mình. Do đó nếu bạn nuôi chung tép cảnh với loại cá này thì nhanh chóng tép có thể sẽ là món tráng miệng cho cá.
Cá họ Angels (Ông tiên, thần tiên): Cá thần tiên hay còn có tên gọi là Pterophyllum Scalare, cá ông tiên. Loại cá này được đánh giá là loại cá rất bắt mắt và có màu sắc rực rỡ nên được nhiều người chơi cá chọn nuôi. Tuy nhiên thức ăn chính của cá lại chính là các loại cá cảnh nhỏ, tép cảnh nhỏ.
Cá họ Discuss (cá dĩa): Đây là một trong những loại cá cũng được ca tụng là “vua của hồ cá” hay “Ngũ Sắc Thần Tiên” hoặc “Nhất Đại Mỹ Ngư” bởi hình dáng độc đáo và vẻ đẹp rực rỡ của chúng. Tuy nhiên cũng giống như cá thần tiên, cá dĩa là loại cá ăn thịt và nếu nuôi chung thì tép cảnh cũng chính là khẩu phần ăn chính của chúng.
Xem thêm: NHỮNG LƯU Ý DÀNH CHO NGƯỜI MỚI NUÔI TÉP CẢNH
Mong rằng những thông tin trên đây hữu ích với bạn, giúp bạn có thêm những lưu ý khi nuôi tép cảnh. Hãy lựa chọn những giống tép cảnh tốt cũng như tìm hiểu kỹ càng trước khi định nuôi thêm một giống cá nào bạn nhé!