Lý do không nên du lịch Buôn Mê Thuột
Rate this post
Đừng bao giờ đến Buôn Mê Thuột, vì bạn sẽ yêu vùng đất này mất thôi!
Lý do thứ nhất, quá nhiều cảnh đẹp, đi mỏi chân, chụp hết dung lượng bộ nhớ.
Buôn Mê Thuột là một tỉnh cao nguyên thuộc tỉnh Dak Lak. Vùng đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng hàng loạt phong cảnh đẹp. Trong đó phải kể đến đó là Hồ Lak, thác Dray Sap, Núi đá voi Yang Tao, Buôn Đôn, những cánh đồng hoa cafe trắng xóa. Những phong cảnh này chỉ có thể tìm thấy ở Buôn Mê mà thôi. Bên cạnh đó Bảo tàng cafe Việt Nam đặt ở đây cũng là một trong những địa điểm không thể nào bỏ lỡ của Buôn Mê. Ngoài ra, một đĩa điểm đang dần nổi lên với giới trẻ ở Buôn Mê Thuột đó là Chùa Tứ Sắc Khải Đoan.
Lý do thứ hai, cafe quá ngon, uống xong ghiền!
Có thể nói rằng, Buôn Mê Thuột chính là thủ phủ cafe của cả nước Việt Nam. Không tự dưng mà “ ly cafe Buôn Mê” của cô Siu Black lại nổi tiếng đến thế. Cái ngon của cafe Buôn Mê đó là hương của nắng gió, vị của núi rừng.
Đó là những ly cà phê sóng sánh có màu từ cánh gián đến nâu đậm, vị chua thanh hoà quyện với vị đắng nhẹ tự nhiên, hương thơm rất dịu dàng, hấp dẫn có thể làm ngây ngất những ai yêu cà phê. Với 100% cà phê nguyên chất cộng với công thức và bí quyết rang xay đặc biệt, cà phê ở Buôn Ma Thuột đã ghi dấu ấn trong lòng mọi người bằng hương thơm quyến rũ, vị đậm đà tuyệt diệu.
Lý do thứ ba, quá nhiều món ăn ngon, ăn nhiều, mập!
Vùng đất đại ngàn đặc trưng không chỉ mang lại những cảnh quan đẹp mà theo đó là những món ăn có một không hai. Đến với Buôn Mê Thuột có tận cho bạn một menu các món không thể bỏ qua gồm: bún đỏ, chim cút quay, bánh mì nướng muối ớt, bánh bò nướng, bánh cam, xôi chiên.
Lý do thứ tư, vùng đất của sử thi thần thoại, thổn thức không quên.
Một trong những câu chuyện thần thoại hút khách nhất của Buôn Mê Thuột đó là những huyền thoại núi rừng cao nguyên của thác Dray Nur.
Thác Dray Nur cách trung tâm thành phố Mê Thuột khoảng 30 km theo hướng về Thành phố Hồ Chí Minh, và cách thành phố Buôn Mê Thuột theo quốc lộ 14 là 25km. Thác Dray Nur có chiều dài 250m và trải rộng khoảng 150 mét nối liền giữa hai tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk. Thác có độ cao hơn 30 mét, dòng thác nghiêng mình đổ xuống sông sâu, tạo nên một bức tranh thiên nhiên huyền diệu.
Truyền thuyết thứ nhất:
Chuyện kể rằng từ rất xưa, giữa đại ngàn xanh biếc chỉ có dòng sông Sêrêpốk có dòng chảy quanh co. Ngày ấy, có một chàng trai buôn Kuốp đem lòng yêu say đắm một cô gái bên kia sông. Nhưng vì họ là con của hai dòng tộc khác nhau và có mối hiềm khích từ lâu đời nên tình yêu của họ không được chấp thuận. Đau khổ và tuyệt vọng trong tình yêu, trong một đêm trăng, đôi trai gái đã cùng nhau gieo mình xuống dòng sông để chứng minh tình yêu thủy chung và mong được bên nhau mãi mãi. Tức giận vì sự ích kỷ của dân làng mà dẫn đến cái chết của đôi bạn trẻ, trồi nổi cơn giông bão, nước sông cuồn cuộn dâng lên chia thành hai nhánh va ngăn cách đường đi của hai dòng tộc. Đến sáng hôm sau, khi buôn làng thấy sông Seerepok tách thành hai dòng sông. Người trong buôn mới đặc tên một sông tên là sông Krông Ana nghĩa là sông Cái sinh ra ngọn thác Dray Nur- được gọi là thác Vợ, và sông Krông Nô nghĩa là sông Đực sinh ra thác Dray Sáp hay còn được gọi là thác Chồng.
Truyền thuyết thứ hai:
Câu chuyện này kể rằng, ngày xưa hang động phía sau là nơi vua thủy tề sinh sống, người có một đứa con trai tên là Nur, chàng trai ấy rất khôi ngô tuấn tú và hay chu du ngắm cảnh. Một hôm nọ chàng gặp hai nàng công chúa rất xinh đẹp vì loạn lạc vua cha mất sớm nên hai nàng phải tự đào củ mài ăn. Thương hai nàng vất vả chàng đã theo hai nàng về nhà hóa phép để thạp gạo trong nhà lúc nào cũng đầy tràng và mong cuộc sống ấm no. Sau một thời gian, chàng nhớ vua cha và muốn về thủy cung thăm người, nhưng công chúa lo ngại chàng về rất lâu nên đã tìm mọi cách để ngăn cảng. Không còn cách nào khác chàng đàng hóa thành con dũi vàng để về thăm cha. Người vợ cứ đứng bên ngoài đợi đợi mãi không thấy chàng quay trở lại từ đó người dân trong buôn gọi thác là Dray Nur. Tuy hai truyền thuyết khác nhau nhưng những dòng nước lao từ trên vách đá xuống bọt tung tóe tựa như những giọt nước mắt khóc cho người đi.
Lý do cuối cùng, những con người miền núi thân thiện, đi rồi yêu luôn.
Buôn Mê Thuột khiến người ta thêm yêu và muốn quay lại nhiều lần bởi nhịp sống không vội vàng của người dân ở đây. Mọi thứ đều rất tự nhiên và nhẹ nhàng như chính những gì vốn có của phố núi. Con người Buôn Mê Thuột cũng có những nét rất riêng.
Họ thân thiện, thẳng thắn nhưng không thiếu sự khéo léo khi giao tiếp với khách du lịch. Bởi nếu muốn tìm một nơi thưởng thức ẩm thực núi rừng, bạn có thể hỏi thăm bất kỳ người dân nào. Họ sẽ chỉ đường và giới thiệu rất nhiệt tình, niềm nở. Không chỉ vậy, họ còn sẵn sàng tư vấn nhiệt tình cho khách du lịch nên đi chơi những địa điểm nào, phương tiện gì là hợp lý và giá tốt nhất với thái độ chân thành và nụ cười thân thiện.
Tóm lại, Buôn Mê Thuột là nơi sẽ làm bạn yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên. Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đến đây nhé, vì khẳng định nếu đã đến đây rồi thì bạn sẽ không muốn về đâu.
* Xem thêm bài viết dành cho bạn:
Review Sapa – những góc sống ảo cực đẹp
Tết Nguyên đán 2021 đi đâu?
Top 5 địa điểm không thể bỏ lỡ khi đến Hà Giang
Please follow and like us:
0
20
20