Lý do nên chọn học Ngành Công nghệ Ô tô tại Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội?

Tại trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội, cùng với các khối ngành khác, ngành công nghệ ô tô đang là ngành mũi nhọn và được ưu tiên phát triển trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Đây cũng là ngành thu hút đông sinh viên theo học nhất.

Ngành Công nghệ Ô tô là ngành gì?

Công nghệ Ô tô hay ở một số trường đại học, cao đẳng khác còn gọi là ngành Kỹ thuật Ô tô là ngành học tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực như: Cơ khí, tự động hóa, điện – điện tử và công nghệ chế tạo máy, chuyên về khai thác, sử dụng và quản lý dịch vụ kỹ thuật ô tô, điều hành sản xuất phụ tùng, lắp ráp, cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng.

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Ô tô thế nào?

Chương trình đào tạo của Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội trang bị cho sinh viên sẽ những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về cơ khí ô tô, về máy động lực, hệ thống truyền động, truyền lực, cơ cấu khí, hệ thống điều khiển. ..

Từ đó, các sinh viên theo học có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao và các kỹ năng liên quan đến ô tô vào thực tế công việc.

Ngành Công nghệ Ô tô gồm những môn học nào?

Vào ngành Công nghệ Ô tô, sinh viên sẽ được học và đào tạo các môn học tiêu biểu như: Động cơ đốt trong, tính toán ô tô, hệ thống điện – điện tử ô tô, hệ thống điều khiển tự động trên ô tô, Công nghê chẩn đoán, sửa chữa và kiểm định ô tô, hệ thống an toàn và tiện nghi trên ô tô…

Cơ hội việc làm và mức lương ngành Công nghệ Ô tô?

Là ngành khát nhân lực nên sinh viên ngành Công nghệ Ô tô sau khi ra trường có thể nhanh chóng có việc làm và đảm nhận các vị trí sau đây:

Kỹ sư thiết kế tại các nhà máy, trung tâm nghiên cứu của các tập đoàn ô tô trong nước và quốc tế.

Kỹ sư vận hành hệ thống tại các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô – máy động lực.

Kỹ sư tại các tập đoàn công nghiệp, công ty trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo ô tô và xe chuyên dụng, vận tải và khai thác các thiết bị xe-máy công trình, dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng.

Kỹ sư tư vấn, thiết kế, vận hành, giám sát tại các phòng kỹ thuật, phòng sản xuất, phòng nghiên cứu và phát triển, phòng thiết kế các cơ sở sản xuất, thiết kế, sửa chữa ô tô – máy động lực, các nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô, trạm sửa chữa ô tô.

Kỹ sư kỹ thuật tại các cơ quan quản lý nhà nước về phương tiện giao thông đường bộ và công nghiệp ô tô.

Giảng dạy kỹ thuật, tại trường dạy nghề, các trường đại học kỹ thuật, cao đẳng kỹ thuật trên khắp cả nước.

Nhân viên kinh doanh tại các doanh nghiệp, công ty tập đoàn kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng ô tô…

Mức lương ngành Công nghệ Ô tô phụ thuộc vào năng lực chuyên môn và kinh nghiệm từng người. Tuy nhiên, những sinh viên mới ra trường thu nhập nhận được khoảng 7-9 triệu/tháng.

Với những người có kinh nghiệm trong nghề, thợ cứng mức lương trung bình từ 9 – 12 triệu. Riêng những kỹ sư thâm niên kinh nghiệm trên 5 năm, hay cấp quản lý, quản đốc mức lương có thể lên đến 20-40 triệu/tháng).

Các tố chất học tập và thành công với ngành Công nghệ Ô tô?

Vào học và thành công với ngành Công nghệ Ô tô, bạn cần hội tụ những tố chất, kỹ năng sau:
– Niềm đam mê với nghề Ô tô; Cần cù, tỉ mỉ và chịu khó;
– Khảnăng giao tiếp, thuyết trình;
– Kỹ năng nghiên cứu, đánh giá, phân tích vấn đề; tổng hợp và xử lý thông tin nhanh;
– Tư duy sáng tạo, nhanh nhạy;
– Kỹ năng làm việc nhóm tốt; chịu được áp lực công việc và môi trường làm việc.
Với những thông tin về ngành Công nghệ Ô tô sẽ giúp các phụ huynh và sinh viên có cái nhìn tổng quan về ngành học. Từ đó có thể đưa ra quyết định có nên học ngành này hay không.

Tại sao nên chọn học ngành Công nghệ ô tô tại Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội?

– Chỉ cần TỐT NGHIỆP THPT là đủ điều kiện nhập học tại Trường.

– Chế độ Học bổng hấp dẫn cho học viên đăng ký NHẬP HỌC SỚM và sinh viên có thành tích học tập tốt.

– Thời gian học ngắn (~3 năm)

– Học phí rẻ toàn khóa học

– Chú trọng thực hành, sinh viên được làm việc thực tế tại các doanh nghiệp để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp

– Tỷ lệ sinh viên có việc làm cao, hằng năm Trường tổ chức Ngày hội việc làm tạo điều kiện gặp gỡ – hợp tác giữa doanh nghiệp và sinh viên

– Vị trí Trường thuận tiện cho việc đi lại học tập làm việc nhưng chi phí sinh hoạt lại thấp.

Hồ sơ xét tuyển bao gồm
1. Phiếu đăng ký xét tuyển (có trong bộ hồ sơ HS-SV)
2. Bằng tốt nghiệp THPT (Photo công chứng)
3. Học bạ THPT (Photo công chứng)
4. CMND/CCCD (Photo công chứng)
5. Giấy khai sinh (Photo công chứng)
6. Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên (Bản sao, nếu có)
7. 4 ảnh 3×4
Học sinh lớp 12 nộp hồ sơ sớm bao gồm các mục: 1, 4, 5, 6, 7

Lưu ý:
Những thí sinh chưa tốt nghiệp THPT: Nộp trước phiếu đăng ký và học bạ photo để được ưu tiên. Chứng nhận tốt nghiệp THPT bổ sung sau khi được cấp.
Những thí sinh đã tốt nghiệp THPT: cần nộp đầy đủ Hồ sơ để được xét và công nhận trúng tuyển theo quy định.

HÌNH THỨC XÉT TUYỂN:
– Xét học bạ THPT
– Hoặc Xét điểm thi THPT Quốc gia

03 CÁCH ĐĂNG KÝ:
👉 Đăng ký trực tuyến tại: https://tuyensinh.bachkhoahanoi.edu.vn/
👉 Nộp hồ sơ qua bưu điện: Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội Số 18-20 Nhân Mỹ – Mỹ Đình 1 – Quận Nam Từ Liêm – TP. Hà Nội. Hotline: 0969 69 86 79
👉 Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trường Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội
———-
HPC – Thực học – Thực hành – Thực nghiệp
➤ Website: https://bachkhoahanoi.edu.vn
➤ Đăng ký kênh youtube: https://bom.to/IyRA4iatrY2K2
➤ TikTok: @hpcbachkhoahanoi
➤️ Hotline tư vấn tuyển sinh: 0961.224.529

Rate this post

Viết một bình luận