Mắc COVID bị nôn nên sử dụng những thực phẩm làm dịu triệu chứng

Cảm giác buồn nôn bắt đầu xuất hiện trong não, nơi các tác nhân cảm xúc, nhận thức hoặc hóa chất có thể kích thích hệ thần kinh của bạn, khiến cơ dạ dày bị rối loạn chức năng và khiến bạn cảm thấy buồn nôn.

Nhiều nguyên nhân có thể kích hoạt quá trình này, chẳng hạn như nhiễm trùng, phẫu thuật, bệnh đường ruột, thuốc điều trị ung thư, rối loạn hormone, mang thai hoặc dị ứng thực phẩm,…

Ở bệnh nhân COVID-19, virus SARS-CoV-2 có thể xâm nhập vào hệ thống tiêu hóa thông qua các thụ thể trên bề mặt tế bào dành cho một loại enzym gọi là ACE2. Các thụ thể này có trong đường tiêu hóa nhiều hơn khoảng 100 lần so với đường hô hấp. Vì vậy có nhiều người mắc COVID-19 chỉ gặp các triệu chứng tiêu hóa mà không có triệu chứng khác. Với đa số bệnh nhân, họ thường phát triển các triệu chứng hô hấp và kèm theo buồn nôn, nôn hoặc các triệu chứng kích ứng dạ dày gây khó chịu.

Thực phẩm giúp làm dịu cơn buồn nôn khi mắc COVID-19 - Ảnh 2.

Nhiều người mắc COVID bị nôn khiến việc ăn uống khó khăn.

Mặc dù việc ăn uống có thể khó khăn khi bạn cảm thấy buồn nôn hoặc kích ứng dạ dày, nhưng thức ăn và đồ uống rất quan trọng đối với quá trình hydrat hóa. Quá trình này thay thế các chất điện giải đã mất và giúp dạ dày của bạn ổn định.

Bạn cần nghỉ ngơi nhiều và uống nhiều nước có thể giúp kiểm soát cơn buồn nôn. Nhưng bạn vẫn cần ăn đủ chất để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Chúng ta cùng xem những loại thực phẩm nào vừa cung cấp dinh dưỡng cần thiết lại vừa có thể giúp giảm buồn nôn.

I. Thực phẩm giúp giảm cảm giác buồn nôn

photo-1647244955044

Gừng là một phương pháp chống buồn nôn được sử dụng lâu đời.

Từ xưa, người ta thường dùng gừng để chữa chứng buồn nôn. Gingerols và shogaols là những thành phần có trong gừng giúp làm dịu các cơn co thắt khi dạ dày trống rỗng và giúp giảm cảm giác buồn nôn.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả vượt trội của gừng trong việc giảm cường độ buồn nôn và tần suất nôn do ốm nghén, say sóng và buồn nôn do hóa trị liệu.

Mọi người có thể thêm gừng vào nước dùng hoặc thêm gừng tươi thái lát vào nước nóng hoặc trà thảo mộc. Ngoài ra, gừng có thể được dùng làm trà, bánh quy gừng, mứt gừng hoặc bia gừng.

Mặc dù không có sự thống nhất về lượng gừng cần thiết để đạt được hiệu quả của gừng, hầu hết các nghiên cứu sử dụng tương đương 0,5-1,5 g củ gừng khô mỗi ngày.

2. Nước dùng

Nước luộc gà hoặc nước hầm rau củ có thể là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dễ tiêu hóa khi người bệnh cảm thấy buồn nôn.

Nếu mọi người uống ít hơn hoặc mất chất lỏng do đổ mồ hôi và nôn mửa, nước dùng có thể giúp thay thế chất lỏng, muối và chất điện giải đã mất.

Thực phẩm giúp làm dịu cơn buồn nôn khi mắc COVID-19 - Ảnh 4.

Chuối giàu kali giúp bổ sung chất điện giải khi bạn bị khó chịu về tiêu hóa.

Chuối là một món ăn nhẹ bổ dưỡng, giàu năng lượng, dễ ăn ngay cả khi bạn bị ốm. Chuối chứa nhiều kali, có thể thay thế lượng kali có thể bị mất nếu bạn bị nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Chỉ một quả chuối cỡ vừa chứa 105 calo, 27g carbs, 12% nhu cầu kali hàng ngày của bạn và 22% nhu cầu hàng ngày đối với vitamin B6.

Các loại thực phẩm mềm, giàu năng lượng khác bao gồm bơ, cháo, trái cây hầm, khoai tây nghiền và bơ đậu phộng.

4. Uống đủ nước

Khi buồn nôn, bạn có thể không muốn ăn chút nào. Tuy nhiên, uống chất lỏng và giữ đủ nước là rất quan trọng, đặc biệt nếu bạn bị nôn hoặc sốt. Nước luôn là nguồn cung cấp nước tốt nhất, nhưng nếu bạn bị nôn mửa hoặc bị tiêu chảy, bạn cũng có thể cần phải thay thế các chất điện giải đã mất.

Một số đồ uống tốt nhất để chống mất nước và buồn nôn bao gồm:

  • Nước lọc

  • Nước cam

  • Nước ép trái cây nguyên chất

  • Nước dừa

Đồ uống quá ngọt, có chứa caffein hoặc làm từ sữa có thể làm trầm trọng thêm cảm giác buồn nôn của bạn, vì vậy tốt nhất bạn nên tránh chúng.

Nên uống từng ngụm nước nhỏ thường xuyên. Uống nhiều nước một lúc sẽ càng làm dạ dày khó chịu.

5. Thực phẩm khô

photo-1647246481032

Các loại thực phẩm khô như bánh quy giúp giảm cảm giác buồn nôn.

Thực phẩm khô như bánh quy giòn, bánh quy, bánh mì nướng và ngũ cốc thường được khuyến khích cho những người cảm thấy buồn nôn. Lý do là, mọi người thường cảm thấy buồn nôn hơn khi bụng đói và phản ứng kém với thức ăn có mùi mạnh. Những thực phẩm khô thường ít hoặc không có mùi, giúp bạn dễ dàng nhâm nhi mà không bị buồn nôn.

Thực phẩm khô có thể bao gồm:

  • Bánh mỳ

  • Bánh quy

  • Bánh yến mạch

  • Bánh gạo

6. Thức ăn lạnh

Khi bị ốm, bạn có thể chịu đựng những món ăn lạnh tốt hơn những món ăn nóng. Đó là bởi vì chúng thường không có mùi mạnh, có thể gây buồn nôn.

Một số lựa chọn thực phẩm lạnh tốt như: kem, trái cây ướp lạnh, sữa chua, sữa trứng và kem que đông lạnh.

Nếu cảm giác buồn nôn khiến bạn khó giữ thức ăn lại, chỉ cần ngậm một viên đá lạnh có thể giúp ích. Đây cũng là một cách tốt để bổ sung chất lỏng từ từ.

7. Thực phẩm giàu protein

photo-1647246503096

Bơ đậu phộng là một loại thực phẩm giàu protein.

Protein giúp cơ thể tạo ra các enzym tiêu hóa thức ăn. Cơ thể cũng sử dụng protein để cung cấp oxy cho máu để mang chất dinh dưỡng đến mọi bộ phận của cơ thể.

Một số nghiên cứu gợi ý rằng ăn nhiều protein hơn carbohydrate có thể giúp giảm buồn nôn và nôn.

Các lựa chọn tốt cho thực phẩm giàu protein bao gồm:

  • Bơ đậu phộng

  • Thịt gà

  • Trứng luộc

  • Sữa chua không đường

  • Đậu phụ nướng (không chiên)

Mọi người có thể kết hợp những thực phẩm này với những thực phẩm như bánh mì nướng, cơm hoặc mì để tăng lượng calo.

II. Các mẹo khác để giảm cảm giác buồn nôn

Bên cạnh việc tiêu thụ một số loại thực phẩm và đồ uống kể trên, bạn có thể thực hiện các bước khác để giảm buồn nôn:

  • Ăn một chút gì đó sau mỗi 1-2 giờ:

    Tránh bỏ bữa, vì dạ dày trống rỗng có thể làm trầm trọng thêm cảm giác buồn nôn.

  • Ăn và uống chậm và ít:

    Điều này cho phép bạn thư giãn trong bữa ăn và dành thời gian để thưởng thức món ăn của mình. Bạn cũng có thể muốn tránh tiêu thụ chất lỏng và chất rắn cùng một lúc.

  • Không nằm thẳng sau khi ăn:

    Tránh nằm ít nhất 30 phút sau khi ăn, vì điều này có thể gây áp lực lên dạ dày, khiến cảm giác buồn nôn trở nên trầm trọng hơn.

  • Tránh chế biến thức ăn:

    Mùi trong khi nấu nướng và chế biến thức ăn có thể khiến cảm giác buồn nôn trầm trọng hơn. Nếu có thể, hãy tránh hoặc rút ngắn thời gian ở trong bếp.

  • Giữ miệng sạch sẽ:

    Buồn nôn và nôn có thể để lại mùi vị khó chịu trong miệng, khiến bạn không muốn ăn. Súc miệng và đánh răng thường xuyên và sử dụng bạc hà không đường để giữ cảm giác tươi mát.

Ngoài ra, hãy tránh những loại thực phẩm sau khi bạn cảm thấy buồn nôn:

  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ hoặc đồ chiên rán

  • Thức ăn rất ngọt

  • Thức ăn cay

  • Thực phẩm có mùi mạnh

  • Rượu

  • Caffeine

Buồn nôn hậu COVID-19, chữa thế nào? Buồn nôn hậu COVID-19, chữa thế nào?

SKĐS – Người nhiễm COVID-19 nhiều tuần đến nhiều tháng sau khi khỏi bệnh vẫn còn đối mặt với hàng loạt triệu chứng và di chứng kéo dài. Trong số đó, bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là buồn nôn và nôn ói chiếm một số lượng không nhỏ.

Xem thêm video đang được quan tâm

14 món ăn giúp trị cảm lạnh có thể bạn chưa biết?

Rate this post

Viết một bình luận