Mách bạn cách ngủ sớm cho người quen thức khuya

Mách bạn cách ngủ sớm cho người quen thức khuya

Thứ Tư ngày 23/02/2022

Sau một ngày làm việc vất vả, ban đêm sẽ là thời điểm mà cơ thể lấy lại sức lực và phục hồi sức khỏe, nhưng vì một số lý do nào đó, bạn không thể đi ngủ sớm mà phải thường xuyên thức khuya. Điều đó khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi hơn và nguy hiểm đến sức khỏe thậm chí là tử vong. 

Thức khuya là một tình trạng ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là ở các bạn học sinh, sinh viên. Đa phần mọi người đều biết thức khuya sẽ có hại cho sức khỏe, nhưng tác hại của nó là gì? Và có cách nào để người thường xuyên thức khuya dễ dàng đi vào giấc ngủ không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để trả lời cho các câu hỏi trên nhé.

Tác hại của việc thức khuya

Làm suy giảm trí nhớ

Khoảng thời gian cơ thể bạn được nghỉ ngơi là khoảng thời gian bạn đi vào giấc ngủ. Do đó, khi bạn thức khuya đồng nghĩa với việc bạn đang tăng năng lượng thông tin cần ghi nhớ làm cho não phải hoạt động liên tục. 

Não bộ của bạn phải được nghỉ ngơi đủ 8 tiếng mỗi ngày, nhưng nếu bạn thức khuya thì sẽ ảnh hưởng đến não, làm suy giảm trí nhớ.

Mách mẹo các cách để người thường xuyên thức khuya dễ đi vào giấc ngủ 1

Suy giảm trí nhớ do thức khuya liên tục

Suy giảm hệ miễn dịch

Khi bạn thức khuya, có thể sẽ bị thiếu năng lượng và dẫn đến tình trạng mệt mỏi, sức đề kháng bị suy yếu. Chính điều này sẽ làm cho các vi sinh vật gây bệnh dễ dàng xâm nhập và gây nên các bệnh như cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp, ho, đau họng,…

Da bị lão hóa, xỉn màu

Hoạt động điều tiết các tế bào da bị rối loạn và thất thường khi cơ thể không được nghỉ ngơi, làm ảnh hưởng đến các tế bào biểu bì. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho da bị lão hóa sớm, xuất hiện nếp nhăn, xỉn màu, gây nên nhiều mụn,… Chính vì vậy, để có một làn da mịn màng, trắng sáng, bạn nên tập ngủ sớm và bổ sung nhiều rau quả.

Làm giảm thị lực

Buổi tối là lúc mắt cần được nghỉ ngơi và thư giãn sau một ngày hoạt động liên tục. Do đó, khi bạn thức khuya đồng nghĩa với việc mắt phải làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng, lâu dần thị lực sẽ giảm đi đáng kể. Đi ngủ trễ sẽ làm mắt bị khô có thể gây nên đau nhức, nhạy cảm với ánh sáng, ngứa, đỏ hoặc thậm chí là mờ mắt.

Đặc biệt với những bạn bị cận thị, nếu không muốn mắt bị lên độ và cận nặng hơn thì hãy đi ngủ sớm nhé. 

Mách mẹo các cách để người thường xuyên thức khuya dễ đi vào giấc ngủ 2

Đi ngủ trễ sẽ làm giảm thị lực của mắt

Tăng nguy cơ mắc một số bệnh

Cơ thể bị căng thẳng và hoạt động uể oải, kém hiệu quả khi đêm qua bạn thức quá khuya. Tác hại của việc thức khuya còn liên quan đến các bệnh về tim mạch, rối loạn chuyển hóa, đái tháo đường, béo phì,…

Thức khuya không phải là thói quen tốt, nếu bạn là người có thói quen này thì hãy nên thay đổi để duy trì một sức khỏe tốt. Nhớ ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc để tránh những tác hại như đã nói ở trên nhé!

Cách để người thường xuyên thức khuya dễ đi vào giấc ngủ

Hạ nhiệt độ phòng

Khi cơ thể đi vào giấc ngủ, nhiệt độ cơ thể sẽ bị thay đổi. Nhiệt độ phòng quá cao khiến bạn bị khó ngủ, do đó, hãy hạ nhiệt độ khi bạn chuẩn bị đi ngủ và làm ấm lên khi bạn thức dậy. 

Mỗi người sẽ thích nghi với một nền nhiệt độ khác nhau. Vì vậy hãy chọn một nhiệt độ phòng tương thích với cơ thể mình 

Ngoài ra, việc tắm nước nóng hoặc tắm vòi sen cũng giúp đẩy nhanh sự thay đổi nhiệt độ của cơ thể. Sau khi tắm nước nóng, cơ thể bạn hạ nhiệt, điều này có thể gửi tín hiệu đến não rằng bạn đang muốn đi ngủ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra tắm nước nóng trước khi đi ngủ có thể cải thiện hiệu quả và chất lượng giấc ngủ.

Tập yoga, thiền

Cơ thể luôn ở trong tình trạng căng thẳng sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Do đó, ngồi thiền tập yoga sẽ là một bộ môn giúp xoa dịu tâm trí, thư giãn cơ thể và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Các động tác yoga sẽ giúp bạn tập được các cách thở và chuyển động cơ thể linh hoạt, đem lại sự yên tĩnh về tinh thần, giải tỏa căng thẳng. Phương pháp này còn có thể có tác động tích cực đến các thông số giấc ngủ như chất lượng, hiệu quả và thời gian. Giống như yoga, duy trì thói quen ngồi thiền sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn.

Mách mẹo các cách để người thường xuyên thức khuya dễ đi vào giấc ngủ 3

Trước khi đi ngủ hãy chọn ngồi thiền 30 phút để vào giấc ngủ dễ hơn

Lựa chọn nệm thoải mái

Công cụ giúp dễ đi vào giấc ngủ nhất chính là nệm và bộ ga giường. Đây là những vật dụng ảnh hưởng đến độ sâu và chất lượng của giấc ngủ. Chính vì thế, bạn nên lựa chọn các loại nệm có độ cứng vừa phải để dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngăn ngừa rối loạn giấc ngủ.

Chất lượng của chiếc gối cũng rất quan trọng. Nó có khả năng quyết định đến sự thoải mái và đường cong cổ. Một nghiên cứu nhỏ đã xác định rằng gối chỉnh hình sẽ tốt hơn cho chất lượng giấc ngủ so với gối lông vũ hoặc đệm mút.

Ngoài ra, chất liệu của vải quần áo cũng ảnh hưởng khá nhiều đến giấc ngủ. Hãy chọn những bộ quần áo có chất vải mềm, thoải mái, có độ co giãn và thấm hút tốt. 

Cuối cùng, chất liệu vải của quần áo mặc đi ngủ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Tốt nhất bạn nên chọn quần áo thoải mái, có độ co giãn và thấm hút tốt.

Tránh xa các máy móc điện tử trước khi đi ngủ

Một trong những nguyên nhân làm cho mất ngủ là do trước khi ngủ bạn tiếp xúc với các thiết bị điện tử trong thời gian quá lâu. Việc xem tivi, điện thoại, máy tính sẽ trước khi đi ngủ sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Nguyên nhân là do ánh sáng xanh từ các thiết bị này phát ra sẽ ngăn chặn sự sản sinh melatonin.

Do đó, bạn nên ngắt kết nối tất cả các thiết bị điện tử như: Máy tính, điện thoại di động,… trước khi đi ngủ.

Mách mẹo các cách để người thường xuyên thức khuya dễ đi vào giấc ngủ 4

Tránh xa các máy móc điện tử trước khi đi ngủ

Sử dụng tinh dầu

Để dễ dàng đi vào giấc ngủ, bạn có thể xông tinh dầu để thư giãn, giải tỏa stress cũng ngủ nâng cao chất lượng giấc ngủ. Những mùi hương được yêu thích nhất như: Hoa oải hương, bạc hà, hoa hồng gấm, tinh chất chanh, cam.

Hạn chế uống caffeine

Caffeine có tác dụng chống lại sự mệt mỏi và kích thích sự tỉnh táo. Nó có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm và đồ uống như: Sôcôla, cà phê, nước ngọt, nước tăng lực,… Chất kích thích này có thể có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng và thời lượng ngủ.

Mặc dù tác động của caffeine ở mỗi người là khác nhau nhưng bạn nên hạn chế tiêu thụ caffeine ít nhất 6 giờ trước khi đi ngủ. Thay vào đó, bạn nên uống một loại trà nhẹ nhàng như trà hoa cúc để thúc đẩy giấc ngủ và thư giãn.

Để tránh những tác hại do thức khuya gây ra chúng ta nên hạn chế thức khuya, nên ngủ trước 12 giờ và đủ 8 tiếng mỗi ngày. Ngoài ra uống đủ nước và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cũng là biện pháp giúp làm giảm tác dụng do việc thức khuya gây nên. 

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Rate this post

Viết một bình luận