Cúng giỗ luôn được coi trọng bởi đây là một trong những hoạt động tâm linh truyền thống của người Việt. Mâm cúng giỗ cần gồm những gì?
Từ lâu, chúng ta đã quen thuộc với phong tục cúng ngày giỗ, nét truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, nguồn gốc ngày cúng giỗ là gì. Mâm cúng giỗ cần gồm những gì? Những món ăn quen thuộc nào trên mâm cúng giỗ. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bàn tiệc đám giỗ. [Nguồn Internet]
Ý nghĩa ngày cúng giỗ?
Từ ngàn xưa, việc cúng giỗ đã trở thành một nét đẹp văn hóa không chỉ riêng của người Việt Nam mà còn là của người Á Đông. Đây là phong tục truyền thống được truyền từ đời này qua đời khác, cha truyền con nối. Tùy theo điều kiện khả năng của từng gia đình, cúng giỗ sẽ được tổ chức quy mô khác nhau. Tuy nhiên, tuyệt đối không được phép quên hay bỏ qua ngày cúng giỗ. Đây là dịp con cháu, người còn sống tỏ lòng hiếu kính, tưởng nhớ đối với người quá cố.
Từ ngàn xưa, việc cúng giỗ đã trở thành một nét đẹp văn hóa không chỉ riêng của người Việt Nam mà còn là của người Á Đông
Ngoài ra, ngày giỗ chính là dịp để con cháu sum vầy, quây quần bên nhau. Điều này giúp gắn kết tình cảm gia đình, dòng họ, anh em. Mâm cúng giỗ vì thế cũng rất được coi trọng, nó cần được chuẩn bị tươm tất, chu đáo để không xảy ra sai xót. Thậm chí, đối với một số ngày cúng giỗ sẽ có họp gia đình, họp họ để bàn bạc phân công nhiệm vụ, lên thực đơn trước vài ngày giỗ. Tất cả nhằm mục đích để ngày cúng giỗ vẹn toàn, cũng như thể hiện sự kính trọng với người đã mất.
Cúng giỗ gồm có 3 ngày quan trọng cần ghi nhớ:
- Giỗ đầu hay còn gọi là lễ Tiểu Tường: đây là ngày giỗ đầu tiên tròn 1 năm kể từ khi đưa tang người mất. Ngày giỗ này sẽ được tổ chức long trọng, trang nghiêm. Con cháu sẽ phải mặc tang lễ và thậm chí thuê thêm cả đội kèn trống đám ma.
- Giỗ hết hay còn gọi là Đại Tường: đây là ngày giỗ năm thứ 2 sau khi người mất được đưa tang. Bởi vì vẫn còn trong kỳ phát tang, nên ngày giỗ này vẫn được tổ chức long trọng như giỗ đầu.
- Giỗ thường hay tên gọi khác là Cát kỵ: đây là ngày giỗ từ năm thứ 3 trở đi sau khi đưa tang người quá cố. Những năm về sau đó, giỗ thường sẽ được tổ chức hàng năm đến hết 5 đời và được gói gọn tổ chức trong gia đình. Thi thoảng ngày giỗ thường mới được mở rộng mời họ hàng, hàng xóm, anh em đến tham dự. Nguyên nhân tổ chức giỗ thường đến 5 đời bởi mọi người tin rằng sau 5 đời vong linh người quá cố được siêu thoát, đầu thai kiếp khác.
Mâm cỗ đám giỗ thường sẽ có những món gì. [Nguồn Internet]
Mâm cúng giỗ cần gồm những gì?
Gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ tươm tất mâm cúng giỗ từ mâm cơm cúng giỗ đến lễ vật dâng cúng. Đây là cách thể hiện sự kính trọng, tưởng nhớ của người sống đối với người đã khuất. Một mâm cúng giỗ đầy đủ sẽ gồm có:
- Mâm cơm cúng giỗ nóng hổi, bày biện đẹp mắt
- 1 hoặc 2 lọ hoa tươi theo mùa
- Trái cây theo mùa, tươi xanh không bị dập úng
- Tiền vàng, nén hương
- Bộ quần áo, nhà cửa, xe cộ, giày dép,… bằng giấy
- Oản, rượu nếp trắng
- Hình nhân bằng giấy (không bắt buộc)
Trên đây là những món lễ vật cơ bản cần có để dâng cúng ngày giỗ. Tùy theo đặc điểm từng vùng và nề nếp trong gia đình, các món lễ vật có thể thêm hoặc bớt tùy ý gia chủ.
Thờ cúng tổ tiên là truyền thống đẹp đẽ của người Việt Nam. [Nguồn Internet]
Những món ăn phổ biến trong mâm cơm cúng giỗ
Mâm cơm cúng giỗ đóng vai trò khá quan trọng trong ngày giỗ, vì thế, gia chủ cũng rất chú trọng đến thực đơn, cách chuẩn bị các món ăn. Dù có sự khác nhau trong ẩm thực 3 miền, tuy nhiên vẫn có một số món ăn chung thường gặp trong mâm cúng giỗ.
Chả đa nem kiểu Bắc
Đối với mâm cơm cúng giỗ kiểu miền bắc, chắc chắn không thể thiếu sự góp mặt của món chả đa nem. Những chiếc chả được gói khéo léo vừa ăn, rán giòn vàng ươm ăn kèm cùng với rau sống. Món ăn quen thuộc, dễ ăn được lòng cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Chính vì thế, những chiếc chả đa nem luôn có mặt trong mỗi bữa tiệc đám hỏi, cúng giỗ, mâm cơm hàng ngày của nhiều gia đình.
Món nem rán trong mâm cúng giỗ. [Nguồn sưu tầm]
Nộm gà xé phay
Một đĩa nộm gà xé phay sẽ góp phần làm cân bằng khẩu vị, giúp cho khách khứa cảm thấy đỡ ngán bởi các món ăn nhiều dầu mỡ. Các làm đơn giản, nguyên liệu chuẩn bị cũng không quá cầu kỳ, món ăn có vị chua chua, ngọt ngọt vô cùng thanh mát. Chính vì thế, rất được nhiều gia đình lựa chọn trong mâm cơm cúng giỗ.
Canh gà hạt sen
Trong mâm cơm cúng cỗ bất kỳ nào cũng cần có 1 bát canh để chan ăn cơm cho dễ nuốt, không bị nghẹn. Những món canh phổ biến như bí nấu xương, củ cải nấu xương hoặc canh ngũ quả. Để thay đổi khẩu vị, không bị ngấy, bạn có thể lựa chọn một công thức nấu canh mới: canh gà hạt sen.
Cách làm đơn giản lại đem đến hương vị mới lạ giúp mọi người cảm thấy ngon miệng hơn. Bạn chỉ chuẩn rửa sạch sen tươi rồi cho vào ninh cùng gà và một số gia vị thuốc bắc. Vào mùa hè, món ăn có vị béo ngậy của gà, vị thanh mát cùng hương thơm dịu của thuốc Bắc chắc chắn gây ấn tượng với thực khách ngày giỗ.
Gỏi cuốn
Trong ẩm thực của người miền Nam không thể thiếu được món gỏi cuốn. Chính vì thế nó cũng thường được thấy trong các mâm cúng ngày giỗ. Đây là món yêu thích của người miền Nam và nó được dùng để đãi khách trong những ngày hè nắng nóng. Món gỏi cuốn đa dạng, thay đổi tùy theo khẩu vị của từng gia đình như gỏi tôm, gỏi thịt heo luộc, gỏi cá,….
Gỏi cuốn trong mâm cúng giỗ. [Nguồn sưu tầm]
Gà 3 món
Gà ba món gồm có món gà luộc, gà xé phay và bát miến nấu với lòng gà được chuẩn bị bày biện trên mâm cỗ. Các bộ phận của con gà được tận dụng để chuẩn bị các món ăn, nhằm tiết kiệm chi phí, tránh gây lãng phí cho gia chủ. Dù là món gà nào đi nữa cũng rất được mọi người yêu thích và muốn thưởng thức.
Món nướng
Ngoài những món luộc, rán thì những món nướng sẽ đem đến hương vị mới lạ, kích thích vị giác của thực khách. Những món thịt heo/ cá/ tôm…. tẩm gia vị kỹ càng rồi nướng trên bếp than hồng thơm phức. Chắc chắn đây sẽ là món ăn hết sạch đầu tiên trên mâm cúng giỗ. Món ăn đi kèm với rau sống như rau mùi, xà lách hoặc rau diếp chấm cùng nước chấm. Bạn không nên bỏ qua món ăn hảo hạng này, chuẩn bị đơn giản không tốn quá nhiều thời gian mà lại được nhiều người đón nhận.
Mâm cỗ giỗ đậm chất miền Bắc. [Nguồn Internet]
Các món xôi
Trong mọi bữa tiệc từ đơn giản đến linh đình đều không thể thiếu được món xôi. Đầy như được coi là linh hồn của bàn tiệc. Tùy theo đặc điểm vùng miền, theo mùa mà xôi được làm cũng rất đa dạng. Có thể là xôi gấc, xôi sen dừa, xôi đỗ đen, xôi lạc hoặc xôi ngũ sắc… Mỗi loại xôi mang hương vị riêng khác nhau, ý nghĩa khác nhau.
Món xôi ruốc, xôi gấc, xôi dừa là loại xôi phổ biến được nhiều người lựa chọn nhất. Ngoài ra, nếu như có thời gian bạn có thể chuẩn bị xôi ngũ sắc để làm tăng tính thẩm mỹ, độ bắt mắt cho món ăn.
Món tráng miệng
Trong mâm cỗ, một đĩa trái cây được cắt xếp đẹp mắt để làm món tráng miệng. Thông thường, trong mâm cúng giỗ, gia chủ sẽ sử dụng dưa hấu hoặc quýt mỹ để làm món tráng miệng. Đây là 2 loại quả có giá thành rẻ, dễ bảo quản không bị hư thối.
Nếu tổ chức ngày cúng giỗ theo khuôn phép gia đình, quy mô nhỏ, bạn có thể chuẩn bị một số món tráng miệng khác như chè, sữa chua, thạch hay loại bánh có vị thanh nhẹ như bánh đậu, pudding…
Mâm cúng giỗ gồm những món gì. [Nguồn Internet]
Gợi ý một số thực đơn mâm cúng giỗ
Nếu bạn đang đau đầu lựa chọn các món ăn kết hợp với nhau sao cho phù hợp, tiết kiệm để tạo thành mâm cúng giỗ. Hãy tham khảo một số thực đơn sau đây:
Thực đơn 1
- Gỏi gà xé phay với hành tây hoặc rau muống.
- Cháo gà
- Tôm chiên xù ăn với rau xà lách, rau sống
- Miến xào lòng gà.
- Thịt bò xào hành tây.
- Cá tầm hấp
- Giò mỡ
- Giò nạc
- Hoa quả tráng miệng
Thực đơn 2
- Nộm rau củ.
- Xôi đỗ lạc.
- Thịt gà luộc.
- Canh xương gà nấu măng.
- Thịt lợn xào đậu ve/ giá đỗ.
- Tôm chiên xù.
- Giò mỡ
- Giò nạc
- Đĩa quýt Mỹ tráng miệng
Thực đơn 3
- Salad rau củ trộn.
- Thịt gà luộc.
- Tôm hấp sả.
- Thịt bê xào me
- Chả đa nem rán.
- Canh măng nấu xương lợn.
- Hành tây/ dứa xào mực.
- Giò mỡ
- Giò nạc
- Xôi yến.
- Đĩa dưa hấu tráng miệng
Thực đơn 4
- Canh gà nấu ngô.
- Thịt gà luộc.
- Tôm chiên giòn.
- Miến trộn kiểu Thái.
- Thịt bò xào cần tỏi tây
- Thịt heo quay
- Canh thập cẩm.
- Giò mỡ
- Giò nạc
- Xôi vò.
- Hoa quả tráng miệng.
Thực đơn 5
- Xôi gấc.
- Canh măng nấu xương.
- Chả mực rán
- Cá nướng.
- Giò mỡ
- Giò nạc
- Mực chiên giòn.
- Chân giò hun khói.
- Thịt thỏ xào xả.
- Thịt gà luộc.
- Món tráng miệng.
Những cấm kỵ khi cúng giỗ
Khi chuẩn bị cúng giỗ, gia chủ cũng như mọi người cần tránh các điều sau:
- Không chuẩn bị món người đã khuất không thích ăn/ dị ứng khi còn sống
- Khi nấu nướng chuẩn bị món ăn cỗ, không được nêm nếm, ăn thử trước khi thắp hương
- Không đặt các món có mùi tanh hôi, món sống như tỏi, thịt sống…
- Không nấu các món từ cá mè, cá trê hay cá sông đặt lên mâm cúng giỗ
- Sử dụng bát đũa mới, không bị sứt mẻ để bày biện đựng thức ăn trên mâm cỗ
- Không sử dụng thức ăn nấu sẵn để qua đêm, đồ đóng hộp đặt mua nhà hàng
Mâm cúng giỗ cần gồm những gì? Hy vọng với bài viết này bạn có thể tự tin chuẩn bị một mâm cơm cúng giỗ đầy đủ và tươm tất. Cùng với đó, bạn đọc có những kiến thức liên quan đến truyền thống văn hóa đẹp của người Việt ta – cúng giỗ.
Đồ Cúng Việt Nam - Đơn vị cung cấp mâm cúng trọn gói các loại: