Mâm cúng hoá vàng gồm những gì?

BNEWS

Lễ hóa vàng mùng thường được tiến hành vào ngày mùng ba Tết hoặc ngày mùng 7 khai hạ, mâm cỗ cúng hóa vàng nếu là cỗ mặn thì không thể thiếu con gà trống.

Theo quan niệm dân gian Việt Nam, hết 3 ngày Tết, các gia đình lại sửa soạn mâm lễ để tổng kết và tiễn ông bà về âm cảnh. Lễ cúng này được gọi là lễ hóa vàng.

Ý nghĩa lễ hóa vàng

Theo truyền thống của người Việt Nam, trước ngày Tết Nguyên đán, các gia đình thường thực hiện nghi thức mời ông bà, tổ tiên về ăn Tết với con cháu, gia đình. Khi Tết kết thúc, cần thực hiện lễ hóa vàng để đưa tiễn ông bà, tổ tiên. Chính vì thế, lễ hóa vàng còn được gọi là lễ đưa tiễn ông bà, lễ hóa vàng cho tổ tiên…
Trước đây, lễ hóa vàng thường được thực hiện vào ngày mùng 3 hoặc mùng 7 Tết (khai hạ). Tuy nhiên ngày nay tùy theo vùng miền, địa phương, lễ này có thể diễn ra từ mùng 3 tới mùng 10 tháng Giêng. Để thực hiện nghi lễ hóa vàng tiễn đưa tổ tiên, ông bà, các gia đình chuẩn bị một mâm cơm cúng. Sau khi kết thúc tuần hương, họ sẽ đốt vàng mã đã được cúng trong suốt dịp Tết.
Mâm cúng mặn

Dù là bất kỳ mâm cúng nào đi nữa thì một mâm cúng với đầy đủ thịt, rau củ luôn là cần thiết. Những món ăn trong mâm cơm hóa vàng ngày Tết không cố định. Cho nên bạn có thể chọn những món ăn nào mà ông bà tổ tiên ngày trước thích ăn. 
Tuy nhiên, nếu có điều kiện thì bạn nên chuẩn bị mâm cơm hóa vàng ngày Tết có đầy đủ những món này nhé: 
Gà luộc: Ý nghĩa của gà luộc trong văn hóa của người Việt Nam là tượng trưng cho sự tốt lành và một tương lai tốt đẹp. Ngoài ra, con gà còn gắn liền với 5 đức tính của người dân Việt: Văn – Võ – Dũng cảm – Nhân hậu – Trung tín. 

Bánh chưng là một món ăn không thể thiếu trong mâm cơm cúng ngày tết. Nhưng đó là đối với người miền Bắc. Còn người miền Nam, thay vì chuẩn bị nguyên liệu và học cách gói bánh chưng ngày Tết thì họ lại gói và chưng bánh tét. 
Bánh chưng có tầm quan trọng như vậy là vì nó bắt nguồn từ câu chuyện “Bánh chưng bánh giầy” từ thời vua Hùng xa xưa. Ngoài ra, bánh chưng đặc biệt ý nghĩa hơn là vì nó được làm từ những nguyên liệu đặc trưng của Việt Nam và có ý nghĩa thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu. 

Giò lụa hoặc giò thủ là món ăn được rất nhiều người ưa chuộng không chỉ trong dịp Tết mà dù là những ngày thường cũng vậy. Bởi vì mùi vị của nó rất dễ ăn, có thể ăn được cả khi nóng hay nguội hoặc cả khi cho vào tủ lạnh thì vẫn ăn rất ngon.

Dưa hành, củ kiệu: Khi mâm cỗ cúng hoá vàng đã có bánh chưng xanh thì làm sao có thể thiếu được củ kiệu, dưa hành giòn ngon để ăn kèm.

Theo như người xưa thì cách làm củ kiệu, dưa hành ngon nhất là để chúng lên men càng lâu càng tốt. Tức là nếu củ kiệu, dưa hành bạn ngâm càng lâu thì lại càng ngon. 
Mâm cúng chay

Vì ngày cúng hóa vàng không phải là ngày rằm hay ngày 30, mùng 1 nên việc chuẩn bị mâm chay để làm mâm cơm hóa vàng ngày Tết là không bắt buộc.
Bạn có thể lựa chọn giữa mâm cúng chay hoặc mâm cúng mặn tùy vào cách thức và mục đích ăn uống của gia đình bạn cũng như là của ông bà tổ tiên đã khuất. 
Đối với mâm cúng chay, các món ăn cần chuẩn bị gồm có những ăn món đảm bảo đủ vị như mâm cúng mặn như canh – mặn – xào. Bạn có thể tham khảo những món ăn sau đây để làm mâm cúng chay: 

  • Rau củ xào chay
  • Canh rau củ nấu nấm ngũ sắc 
  • Xôi gấc đậu xanh
  • Gỏi xoài chay
  • Đậu hũ kho nấm rơm
  • Chả giò chay chiên

>>> Những điểm đi chơi Tết Nguyên đán 2022 hấp dẫn

 

Rate this post

Viết một bình luận