Mầm đậu nành là gì? Tổng hợp 20+ tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Mầm đậu nành được ví như món quà cho sức khỏe của chị em phụ nữ, đặc biệt trong giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh, giúp cân bằng, bổ sung nội tiết tố estrogen, duy trì sắc vóc và nhan sắc cho phái đẹp. Vậy mầm đậu nành là gì, công dụng ra sao và cách sử dụng đúng chuẩn thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

5/5 – (9 bình chọn)

1. Mầm đậu nành (mầm đậu tương) là gì?

mầm đậu nànhmầm đậu nành

Mầm đậu nành là hạt đậu nành (đậu tương) sau khi được ủ nảy mầm, có mầm dài từ 3-7cm (phần mầm này lớn được gọi là giá đậu nành) mọng nước và khá mềm.

Mầm đậu nành khác với các loại mầm đậu khác như mầm đậu xanh (được ủ lên mầm từ hạt đậu xanh), mầm đậu đỏ (được ủ lên mầm từ hạt đậu đỏ)… Mầm (giá) đậu có màu trắng, mập, hai lá mầm có màu vàng nhạt đặc trưng, to hơn các loại mầm đậu xanh hay đậu đỏ. Đây không chỉ là thực phẩm tươi ngon, bổ dưỡng trong bữa ăn gia đình mà chúng còn được nghiên cứu kỹ lưỡng trong việc hỗ trợ cải thiện sức khỏe, đặc biệt tốt cho chị em phụ nữ.

2. Hàm lượng dinh dưỡng 

Trong đậu nành giàu protein và chứa tất cả các axit amin thiết yếu mà cơ thể cần. Trong mầm đậu nành cũng giàu chất béo thực vật, chất xơ và vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật có lợi.

Trong 100g đậu nành (đậu tương có) hàm lượng dinh dưỡng như:

  • Năng lượng: 446 kcal
  • Protein: 36,4g
  • Lipid: 19,49g trong đó: acid béo no 2,88g; acid béo không no 4,4g
  • Glucid: 30,16g (chất xơ 9,30g; đường 7,33g)
  • Nước: 8,54g
  • Acid amin: có tới 18 loại acid amin trong đó đủ 9 loại acid amin thiết yếu đối với cơ thể: Lysine, Histidine,

    Threonine, Methionin

    , Valine, Leucine, Isoleucine, Phenylalanine,

    Tryptophan

  • Vitamin: Vitamin A, Vitamin B1, Vitamin B2, Vitamin B6, Vitamin C, biotin, Niacin, Acid pantothenic, Vitamin K, Vitamin D, Vitamin E
  • Khoáng chất: K, Ca, P, Mg, Fe, Zn, Cu, Mn, Co, D, Se, Na, I2

Ngoài hàm lượng vitamin và khoáng chất thiết yếu, mầm đậu tương (đậu nành) còn là nguồn cung cấp polyphenol tự nhiên, một chất chống oxy hóa giúp chống lại những tổn thương tế bào và các tình trạng như bệnh tim.

Đậu nành còn đặc biệt giàu isoflavones – một phân lớp polyphenol được gọi là phytoestrogen, có tác dụng đặc biệt với nữ giới. Trong mỗi 100g đậu nành chín có chứa 90-134mg isoflavone, tùy thuộc vào giống.

3. Mầm đậu nành có tác dụng gì? Tổng hợp 20+ tác dụng đối với sức khỏe

Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra mầm đậu tương (đậu nành) có tác dụng trong cải thiện sức khỏe, ngoại hình cho chị em phụ nữ so với đậu nành nguyên chất. Cụ thể:

3.1. Là nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời

Nhiều quốc gia coi đậu nành như “thịt không xương”. Ở Trung Quốc và Nhật Bản, 60% lượng đạm tiêu thụ hàng ngày đều do đậu nành cung cấp. Lượng đạm trong 100g đậu nành tương đương với 800g thịt bò.

Trong đậu nành có nhiều canxi hơn sữa bò, có lecithin nhiều hơn trứng và giàu các axit amin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Vì vậy, đậu nành, mầm đậu nành hay các chế phẩm từ đậu nành đều có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.

3.2. Mầm đậu nành chống oxy hóa cho cơ thể

Trong mầm đậu tương có lượng lớn Isoflavone giúp chống peroxy hóa lipid trong microsom ở tim và gan, mạnh gấp 80-100 lần vitamin E. Ngoài ra còn có nhiều polyphenol khác giúp bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương tế bào và các bệnh mãn tính, ung thư… Vì vậy, mầm đậu nành có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả.

3.3. Mầm đậu nành cải thiện chức năng sinh sản

Nghiên cứu chỉ ra, phụ nữ bổ sung nhiều isoflavone có trong đậu nành và mầm đậu nành có khả năng sinh con cao hơn 1,3 – 1,8 lần so với phụ nữ ít bổ sung isoflavon. Ngoài ra, các loại thực phẩm từ đậu nành còn có tác dụng bảo vệ và chống lại tác động của bisphenol A (BPA), một hợp chất có trong nhựa được cho là làm giảm khả năng sinh sản.

3.4. Mầm đậu nành làm giảm các triệu chứng của tiền mãn kinh – mãn kinh

mầm đậu nành giảm triệu chứng của tiền mãn kinh - mãn kinhmầm đậu nành giảm triệu chứng của tiền mãn kinh - mãn kinh

Ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, nồng độ estrogen ở phụ nữ suy giảm tự nhiên dẫn đến các triệu chứng như khó chịu, người mệt mỏi, bốc hỏa, khô âm đạo, đổ mồ hôi, da khô sạm, nám, tóc dễ gãy rụng, tăng cân, đau nhức xương khớp….

Do đó, bổ sung mầm đậu nành có thể cải thiện được các triệu chứng ở giai đoạn này. Trong đậu nành giàu isoflavone – estrogen từ thực vật có cơ chế tương tự như estrogen tự nhiên, giúp giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng tiền mãn kinh – mãn kinh.

Trong đó, Isoflavone được nghiên cứu giúp giảm mức độ nghiêm trọng của các cơn bốc hỏa và giảm mệt mỏi, đau khớp, trầm cảm, hồi hộp, lo lắng, khô âm đạo trong thời kỳ mãn kinh và những năm sau đó.

3.5. Mầm đậu nành bổ sung và cân bằng nội tiết tố

Cũng nhờ hợp chất Isoflavone – một hợp chất phytoestrogen có khả năng liên kết với các thụ thể estrogen trong cơ thể, chúng có cơ chế hoạt động gần giống với estrogen nội sinh. Vì vậy bổ sung mầm đậu nành cũng là cách hiệu quả để cung cấp và cân bằng nội tiết tố nữ cho chị em một cách hiệu quả.

3.6. Mầm đậu giúp tăng kích thước vòng một

Isoflavone có trong mầm đậu tương (đậu nành) có thể kích thích lớp mỡ đệm ở mô ngực phát triển, giúp vòng 1 săn chắc hơn. Thực tế cho thấy đã có nhiều trường hợp tăng từ 1-2 size vòng ngực, nhưng kết quả còn phụ thuộc vào từng cơ địa.

Ngoài ra, trong mầm đậu nành còn giàu protein, lipid, các chất chống oxy hóa tự nhiên nên có thể làm chậm quá trình lão hóa, chảy xệ của vòng một.

3.7. Thực phẩm bổ dưỡng giúp giảm cholesterol

Một số nghiên cứu chỉ ra, chế độ ăn giàu các thực phẩm từ đậu nành có thể giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt. Tiêu thụ trung bình 25g protein đậu nành mỗi ngày có thể giảm cholesterol toàn phần và cholesterol xấu xuống 3%. Mầm đậu nành hay các chế phẩm khác từ đậu nành đều là những thực phẩm lành mạnh cho người bị bệnh tim, bệnh mỡ máu cao, béo phì, tiểu đường type 2…

3.8. Bảo vệ sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ tim mạch

Isoflavone trong đậu nành ngăn ngừa tim mạchIsoflavone trong đậu nành ngăn ngừa tim mạch

Mỡ máu cao cũng góp phần thúc đẩy các bệnh tim mạch phát triển. Trong mầm đậu nành giàu isoflavone có thể làm giảm cholesterol, đặc biệt ở người có cholesterol trong máu cao. Đậu nành cũng là thực phẩm không có cholesterol, có hàm lượng axit béo không no cao, ít axit béo bão hòa nên có tác dụng giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

Cục Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng thông qua các loại chế phẩm từ đậu nành “Có lợi cho sức khỏe và giảm nguy cơ bệnh mạch vành tim”.

Bên cạnh đó, trong mầm đậu nành còn có các phytosterol, các men giúp giảm cholesterol, giảm mỡ máu. Đồng thời Isoflavone có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào thành động mạch, hạn chế sự tắc nghẽn động mạch và hình thành cục máu đông, tránh xơ cứng thành mạch, làm giảm huyết áp.

3.9. Đậu nành làm cải thiện huyết áp

Đậu nành và các thực phẩm làm từ đậu nành giàu arginine, một loại axit amin có thể điều chỉnh huyết áp và isoflavone giúp hạ huyết áp. Dùng 43g hạt đậu nành mỗi ngày có thể làm giảm 8% huyết áp tâm trương. Tiêu thụ 65-153mg Isoflavone đậu nành hàng ngày có thể giảm từ 3-6mm Hg ở người bị huyết áp cao.

3.10. Mầm đậu nành giảm lượng đường trong máu

Trong 17 nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên cho thấy, Isoflavone trong đậu nành có thể giảm nhẹ lượng đường trong máu và mức insulin ở phụ nữ mãn kinh. Isoflavone có thể giảm tình trạng kháng insulin, một tình trạng các tế bào không phản ứng với insulin bình thường. Theo thời gian, nếu kháng insulin kéo dài có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao, có nguy cơ mắc tiểu đường type 2.

Ngoài ra còn có một số bằng chứng cho thấy bổ sung protein trong đậu nành giảm nhẹ lượng đường trong máu và insulin ở người bị tiểu đường type 2 hoặc hội chứng chuyển hóa.

3.11. Tăng độ chắc khỏe cho xương

Estrogen hao hụt sẽ dẫn đến tình trạng mất canxi xương. Kết quả là khiến phụ nữ sau mãn kinh dễ bị loãng xương, biểu hiện cụ thể là các cơn đau nhức xương, xương dễ bị giòn, gãy.

Bổ sung từ 40-110 mg isoflavone mỗi ngày có thể giảm sự mất xương và cải thiện chức năng xương khớp ở phụ nữ mãn kinh.

3.12. Mầm đậu nành giảm nguy cơ ung thư vú

Chế độ ăn giàu đậu nành cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Một đánh giá tổng quan 12 nghiên cứu cho thấy phụ nữ ăn nhiều đậu nành trước khi chẩn đoán ung thư có thể giảm 16% nguy cơ ung thư so với phụ nữ ít ăn đậu nành.

Bổ sung đậu nành trong chế độ ăn uống cũng có thể giảm nguy cơ tái phát ung thư vú ở phụ nữ sau mãn kinh lên đến 28%.

3.13. Phòng ngừa ung thư hiệu quả

Trong mầm đậu nành hay đậu nành đều chứa nhiều hợp chất chống lại các bệnh ung thư:

  • Các chất Daidzein và Genistein, có tác dụng phòng ngừa ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến và ung thư dạ dày.
  • Isoflavone có tác dụng ức chế men

    Tyrosine Kinas

    , men kích thích sự tăng sinh tế bào, trong đó có tế bào ung thư.

  • Lunasin peptide

    và BBI ức chế phát triển ung thư

  • Isoflavone có tác dụng chống oxy hóa mạnh nên bảo vệ ADN khỏi bị đột biến gây ung thư

Các con số cụ thể về hiệu quả của đậu nành giảm ung thư:

  • Bổ sung Isoflavone từ đậu nành giảm 19% ung thư nội mạc tử cung
  • Chế độ ăn giàu đậu nành giảm hơn 7% ung thư đường tiêu hóa
  • Giảm 8-12% nguy cơ ung thư ruột kết và đại trực tràng, đặc biệt ở phụ nữ
  • Giảm 12% nguy cơ tử vong do ung thư, đặc biệt ung thư dạ dày, ruột già và phổi

3.14. Mầm đậu tương có tác dụng tăng cường chức năng thần kinh

Trong mầm đậu tương có chứa Lecithin và các vitamin, axit amin, chất khoáng, giúp tăng cường trí nhớ, giảm tình trạng lú lẫn. Trong đậu tương (đậu nành) còn có nhiều flavonoid ức chế men MAO nên không phân hủy serotonin – một hormone hưng cảm, từ đó tăng hưng phấn thần kinh, chống trầm cảm và suy nhược thần kinh.

3.15. Bảo vệ gan, chống suy gan

Các soyasaponin I, II, III, IV trong đậu nành có tác dụng bảo vệ tế bào gan khỏi những tổn thương do các tác nhân gây hại. Đồng thời trong đậu nành còn giàu chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào gan khỏi sự tấn công của các gốc tự do.

3.16. Một số tác dụng khác của mầm đậu nành

Bên cạnh những tác dụng kể trên, mầm đậu nành còn tốt cho sự phát triển của các bộ phận trên cơ thể hoặc phòng chống các bệnh xương khớp như:

  • Chống bệnh viêm khớp, thấp khớp
  • Chống bệnh gút
  • Chống loãng xương
  • Cải thiện chất lượng sắt trong máu
  • Kích thích da, tóc, móng tay phát triển
  • Cải thiện cân nặng
  • Cải thiện thị lực do giàu axit béo omega-3
  • Có lợi cho phụ nữ mang thai và sự phát triển của thai nhi
  • Tăng cường hệ miễn dịch…

4. Cách bào chế mầm đậu nành

Mầm đậu tương (đậu nành) có chứa nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên để giữ được tối đa các dưỡng chất, dựa trên công nghệ hiện đại đã bào chế ra được nhiều dạng như dạng bột, dạng tinh chất.

Mầm đậu nành tươi

Bột mầm đậu nành

Tinh chất mầm đậu nành

Đều được sử dụng nguyên liệu từ hạt đậu nành

Cách làm đơn giản, chỉ cần ngâm hạt và ủ như cách làm giá đỗ

Sử dụng mầm đậu tương tươi sau đó sấy khô và nghiền thành bột

Sử dụng mầm đậu tương tươi, dựa trên công nghệ hiện đại có thể cô đặc và chiết xuất tối đa hàm lượng hoạt chất isoflavone trong đậu nành

Giữ lại được toàn bộ chất xơ, nước, vitamin, khoáng chất nhưng quá trình hấp thụ không nhiều

Giữ lại được chất xơ, vitamin, khoáng chất nhưng hàm lượng hoạt chất không cao (0,1-0,2%), chỉ dễ bảo quản hơn

Các chất xơ, nước bị loại bỏ hoàn toàn, chủ yếu giữ lại hoạt chất chính như isoflavone và các chất thiết yếu khác, hàm lượng Isoflavone cao nhất

Chỉ bảo quản được từ 3-5 ngày

Bảo quản trong 1-3 tháng kể từ khi mở hộp

Hạn sử dụng 3 năm kể từ ngày sản xuất

Khả năng hấp thụ kém

Khả năng hấp thụ kém

Khả năng hấp thụ cao

Hiệu quả bổ sung nội tiết tố thấp

Hiệu quả bổ sung nội tiết tố thấp

Hiệu quả bổ sung nội tiết tố cao

5. Cách sử dụng mầm đậu nành đúng cách

Mầm đậu nành có thể coi là loại thực phẩm mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, tuy nhiên cần bổ sung một lượng vừa đủ cho cơ thể để tránh các tác dụng không mong muốn.

Hiện nay chưa có khuyến cáo cụ thể dành cho mầm đậu nành. Tuy nhiên một số nghiên cứu chỉ ra, đối với phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh nên dùng tối thiểu liều 80mg isoflavone có trong đậu nành mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng đồng thời mang lại lợi ích lâu dài.

Ngoài ra, mỗi đơn vị sản xuất sản phẩm đều có quy định hàm lượng và hướng dẫn sử dụng. Bạn có thể dùng theo hướng dẫn từ nhà sản xuất.

  • Nên uống mầm đậu vào một thời điểm nhất định trong ngày, nên vào buổi tối để có thể hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ ở giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh.
  • Nên bổ sung chất xơ, probiotics trong chế độ ăn để thuận lợi cho quá trình chuyển hóa thành dạng dễ hấp thụ hơn và có hiệu quả tốt hơn.
  • Nếu giảm cân uống bột mầm đậu nành trước bữa ăn 30 phút.
  • Nếu muốn tăng cân có thể uống sau ăn.

6. Các loại mầm đậu nành có trên thị trường

sản phẩm từ mầm đậu nànhsản phẩm từ mầm đậu nành

Trên thị trường hiện nay có nhiều thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ mầm đậu nành để hỗ trợ bổ sung nội tiết tố tự nhiên cho chị em phụ nữ và tăng cường sức khỏe. Một số sản phẩm nổi tiếng trên thị trường như:

  • Mầm đậu nành Healthy Care Super Lecithin của Úc 1200mg
  • Mầm đậu nành Swisse Lecithin 1200mg (Úc)
  • Mầm đậu nành Non-GMO Soy Isoflavones (Mỹ) của hãng Puritan’s Pride
  • Mầm đậu nành Soy Lecithin 1325mg của Puritan’s Pride (Mỹ)
  • Viên uống Natrol Soy Isoflavones 50mg (Mỹ)
  • Tinh chất mầm đậu nành DHC (Nhật Bản)
  • Mầm đậu nành Lecithin Wealthy Health của Úc
  • Viên uống từ mầm đậu nành Lecithin Doppelherz (Đức)

Hầu hết các sản phẩm trên đều có mức giá dao động hơn 300.000đ/hộp, tùy thuộc vào số viên, nhà sản xuất. Bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng phân phối hoặc trên những sàn thương mại điện tử uy tín.

7. Hướng dẫn cách làm mầm đậu nành hiệu quả

Để đảm bảo an toàn, chất lượng khi sử dụng mầm đậu tương, bạn có thể tự ủ mầm đậu tại nhà để chế biến trong các món ăn hàng ngày. Cách thực hiện vô cùng đơn giản.

  • Bước 1: Rửa sạch hạt đậu tương (đậu nành), loại bỏ những hạt sâu và bụi bẩn
  • Bước 2: Ngâm đậu tương trong nước ấm vừa phải trong khoảng 2-5 tiếng đến khi đậu tương nở ra
  • Bước 3: Ủ đậu cho mọc mầm bằng cách lót một chiếc khăn xô ẩm dưới đáy rổ, sao cho mầm đậu đủ độ thoáng để phát triển. Trải một lớp đậu, một lớp khăn xô đến khi hết đậu.
  • Bước 4: Lấy một vật nặng đè lên đậu hoặc đĩa nén chặt để giá đậu được mập hơn và tưới nước thường xuyên để đậu nảy mầm
  • Bước 5: Sau khoảng 1-2 ngày đậu đã mọc mầm, bạn lấy ra, đãi sạch vỏ đậu nành là đã có thành phẩm mầm đậu tương tươi.

Để làm bột mầm đậu nành có thể thực hiện bằng cách:

  • Bước 1: Lấy mầm đậu nành tươi sấy khô hoặc phơi nắng cho hết nước bên trong
  • Bước 2: Sau khi phơi khô đem đi rang chín
  • Bước 3: Xay thành bột mịn và để ở nơi khô ráo, thoáng mát

8. Liều lượng sử dụng mầm đậu nành

Khi sử dụng mầm đậu nành, bên cạnh những tác dụng tuyệt vời đã được ghi nhận và chứng minh, vẫn có nhiều người vẫn lo lắng về việc sử dụng nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng này như:

  • Có thể bắt chước estrogen, làm giảm sản sinh estrogen nội sinh: Mặc dù có cấu trúc tương tự với hormone này nhưng isoflavone trong đậu nành không làm giảm estrogen nội sinh như liệu pháp thay thế hormone.
  • Nguy cơ ung thư: Hiện chưa tìm thấy nghiên cứu nào cho thấy nguy cơ gây ung thư, thậm chí chúng còn được dùng để chống lại các bệnh ung thư.
  • Làm giảm chức năng tuyến giáp: nghiên cứu trên người hầu như không có thấy tác động tiêu cực, nhất là ở người có chức năng tuyến giáp khỏe mạnh.
  • Làm nam giới bị “nữ hóa”: Nghiên cứu chỉ ra có mối liên hệ yếu giữa isoflavone và testosterone.
  • Nguy hiểm cho trẻ sơ sinh khi dùng sữa công thức từ mầm đậu nành: ít có nghiên cứu nào cho thấy điều đó và không nhận thấy tác động tiêu cực
  • Đậu nành biến đổi gen (GMO): Cần nghiên cứu thêm về những tác động của đậu nành GMO, tuy nhiên để an toàn nên lựa chọn đậu nành hữu cơ
  • Kháng chất dinh dưỡng: các chất kháng dinh dưỡng trong đậu nành có thể giảm khả năng hấp thụ vitamin và khoáng chất. Vì vậy nên ủ đậu mầm, nấu chín hoặc lên men đậu để giảm mức độ kháng chất dinh dưỡng trong đậu nành.

9. Lưu ý khi sử dụng mầm đậu nành

Lưu ý khi sử dụng mầm đậu nànhLưu ý khi sử dụng mầm đậu nành

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, khi sử dụng mầm đậu nành chung với một số sản phẩm có thể gây nên tình trạng tương tác. Do đó, bạn nên chú ý khi dùng chung với các thực phẩm, thuốc hoặc ở trong một số thể trạng sau:

  • Không nên dùng cho phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú
  • Không nên dùng cho người đang có khối u, mắc các loại như u xơ tử cung, u tuyến vú, u lạc nội mạc tử cung
  • Không sử dụng chung với mật ong gây vón cục, đông cứng trong máu
  • Không nên kết hợp đường đỏ dễ gây các vấn đề tiêu hóa và khả năng hấp thụ dinh dưỡng
  • Không nên dùng chung với trứng gây đầy bụng, khó hấp thu
  • Nên có khoảng cách uống ít nhất 1 tiếng giữa mầm đậu hoặc các loại thuốc, hoặc có thể dừng uống mầm đậu khi đang dùng thuốc

Trên đây là một số thông tin về mầm đậu nành, công dụng, cách làm mầm đậu và những lưu ý khi sử dụng. Đây là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng đối với chị em phụ nữ, vì vậy, chị em có thể cân nhắc bổ sung trong chế độ dinh dưỡng của mình, nhất là ở độ tuổi trung niên và bắt đầu bước vào thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh. Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline 0343 44 66 99.

XEM THÊM: 

  • Tinh dầu hoa anh thảo – Dược liệu quý giúp cải thiện sinh lý nữ
  • Thiên môn chùm – Thảo dược “cây trăm chồng”
  • Sâm tố nữ – Bí quyết lấy lại tuổi xuân từ thảo dược quý này!

Rate this post

Viết một bình luận