Trong đám cưới của người Việt Nam, có một tục lệ đó là khi nhà trai muốn xin đón dâu về thì phải có mâm sính lễ để hỏi cưới bên nhà gái, khi được sự đồng ý thì nhà trai sẽ trao những sính lễ đó cho nhà gái và đưa cô dâu về nhà.
Có một số nơi nói về tục lệ này tức là việc “ nhà gái thách cưới”, và chú rể muốn lấy được cô dâu thì phải đáp ứng được “những món” mà nhà gái yêu cầu.
Nhưng chung quy lại cho dễ hiểu thì mâm sính lễ này chính là những mâm quả, mâm tráp mà nhà trai mang sang nhà gái để xin dâu. Tùy theo mỗi vùng miền mà những sính lễ này sẽ có sự khác nhau, mang những ý nghĩa khác nhau.
Hôm nay, mình Ely Wedding – cửa hàng cung cấp dịch vụ chụp ảnh cưới đẹp chia sẻ cho các bạn về mâm quả hỏi cưới theo phong tục của người dân miền Nam. Vậy theo họ, mâm quả hỏi hay còn gọi là sính lễ sẽ gồm những gì cơ bản?
➡️Có thể bạn quan tâm:
I. Mâm quả cưới là gì?
Trước khi đi vào chi tiết, ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa của “ Mâm quả cưới” tức là gì nhé..
Mâm quả cưới bắt nguồn từ xa xưa, với tên gọi là lễ nạp tài. Đây là mâm lễ nhà trai mang sang nhà gái với mong muốn thể hiện sự chân thành của nhà trai, là món quà mở đầu cho sự kết duyên giữa hai nhà và mong mọi sự may mắn tốt đẹp.
Ở miền Nam, mâm quả cưới sẽ là số chẵn ( 6,8,10..), nhưng thường các gia đình sẽ chọn là 6 mâm quả cưới ( vì số 6 nghĩa là tài lộc). Tuy là 6 mâm quả cưới, nhưng tùy vào điều kiện gia đình mà nội dung trong 6 mâm đó sẽ khác nhau.
Bài viết này sẽ gợi ý cho các bạn 6 mâm quả cưới hỏi cơ bản nhất của người miền Nam.
II. 6 mâm quả đám hỏi miền Nam gồm những gì?
1. Mâm trầu cau
Theo quan niệm các cụ ngày xưa, thì “ miếng trầu là đầu câu chuyện”. Nên mâm hỏi trầu cau là thứ không thể thiếu trong ngày xin dâu ( bất kể vùng miền nào).
Ngoài việc là mượn lá trầu để nhà trai thưa chuyện, thì trầu cau còn mang ý nghĩa tượng trưng cho tình yêu đôi lứa thủy chung son sắt được lưu truyền qua bao đời nay.
Ở miền Bắc, các mâm sính lễ sẽ theo số lẻ ( 5,7,9..), nhưng số lượng trầu cau trong mâm lại là số chẵn. Miền Nam thì ngược lại, số cau trong mâm sẽ tính theo số lẻ ( cứ 1 quả cau sẽ là 2 lá trầu, và tổng số quả cau sẽ là 105 quả – 210 lá trầu). Họ chọn số 105 vì nó tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, trăm năm hạnh phúc.
2. Mâm trà, rượu, nến
Những lễ vật này mang ý nghĩa rất lớn về tâm linh. Vị cay nồng của rượu hàm ý về sự nồng nàn, ấm áp của cặp đôi.
Ngọn nến ở mâm quả miền Nam sẽ được dán giấy có hình cặp long phụng, thường được dâng lên ban thờ tổ tiên của nhà gái, như thay lời xin phép và thông báo với các vị tổ tiên của nhà gái về việc sang xin dâu. Cũng như mong được sự chúc phúc phù hộ từ tổ tiên.
3. Mâm quả kết hình rồng phượng
Đây cũng là một mâm quả phổ biến ở miền Nam. Với ý nghĩa mong muốn cuộc hôn nhân viên mãn, ngọt ngào và đầy đủ, nên trong mâm hoa quả ở miền Nam thường sẽ là các loại quả : mãng cầu, đu đủ, xoài, táo, nho…
Trong mâm quả của miền Nam, các bạn nên tránh các loại quả có vị đắng hoặc chua, chát..
Mâm hoa quả kết hình rồng phượng vừa đẹp mắt, vừa tượng trưng cho hình ảnh cô dâu chú rể, quấn quýt hạnh phúc.. Nên luôn được các gia đình lựa chọn.
4. Mâm bánh su sê ( bánh phu thê )
Bánh su sê là thứ không thể thiếu trong mâm quả cưới hỏi của miền Nam, vì họ quan niệm nó tượng trưng cho Âm – Dương, sự hòa hợp của đất trời.
Chiếc bánh được gói vuông lại bằng lá dứa, gồm có bánh cốm và bánh phu thê. Với ý nghĩa mang đến sự hòa hợp, thuận vợ thuận chồng của các cặp đôi khi bước vào cuộc sống hôn nhân.
5. Mâm xôi gấc
Một món ăn vô cùng quen thuộc và được lựa chọn trong những dịp lễ quan trọng của người Việt.
Màu đỏ của xôi tượng trưng cho sự may mắn, son đỏ. Món xôi thể hiện sự ấm no, đầy đủ. Việc kết dính giữa các hạt gạo như muốn nói rằng dù có khó khăn, vất vả đến đâu thì vợ chồng vẫn luôn hòa hợp, thủy chung và bền chặt.
Mâm xôi gấc có thể cho thêm một con gà luộc ( hoặc không). Tùy vào lựa chọn của mỗi gia đình.
6. Mâm heo quay
Những ngọt bùi, chung thủy của các cặp vợ chồng sẽ không thể thiếu đi những mặn mà. Nên heo quay là sự lựa chọn 1 trong 6 mâm lễ quả ở miền Nam.
Thường trong các mâm sính lễ ở các miền, luôn có mâm đồ mặn đi kèm. Ít nhất cũng sẽ là một mâm. Và heo thường được dùng vì sự thiết thực, gần gũi và phổ biến với người dân Việt.
Ngoài 6 mâm quả cưới hỏi đặc trưng trên, sẽ tùy theo điều kiện của từng gia đình mà có thể thêm những mâm quả cưới khác. Tuy nhiên dù thế nào thì 6 mâm lễ trong bài viết trên cũng không thể thiếu được.
Mong rằng với những chia sẻ của Ely Wedding , sẽ giúp các bạn hiểu được những tập tục và ý nghĩa của những mâm quả hay sính lễ trong đám cưới ở miền Nam. Sẽ rất hữu ích cho những bạn trai đang muốn tiến đến hôn nhân với bạn nữ là người miền Nam đó nha!!