Mạng xã hội có lẽ là cụm từ phổ biến nhất hiện nay khi ai ai cũng sử dụng cho mình ít nhất là 1 mạng xã hội tương ứng. Vậy, chính xác thì mạng xã hội là gì ? Sử dụng thường xuyên nhưng không phải ai cũng có thể định nghĩa một cách rõ ràng về mạng xã hội. Chính vì vậy mà bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu đúng về khái niệm của mạng xã hội cũng như đặc điểm, lợi ích và nguy cơ mà mạng xã hội mang lại. Cùng theo dõi ngay nhé!
1. Mạng xã hội là gì và các thông tin cơ bản
1.1. Định nghĩa về mạng xã hội
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì mạng xã hội có tên gọi đầy đủ là dịch vụ mạng xã hội và được định nghĩa như sau:
“Dịch vụ mạng xã hội là dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Dịch vụ mạng xã hội trong tiếng Anh là Social Network Service và viết tắt là SNS”.
Mạng xã hội là gì
Dựa vào định nghĩa như trên, ta có thể hiểu mạng xã hội là một trang web hay một nền tảng trực tuyến có khả năng kết nối mọi người với nhau thông qua hệ thống internet và không có sự phân biệt về mặt thời gian hay không gian. Những mối quan hệ kết nối này có thể là từ thực tế đến mạng xã hội hoặc là mối quan hệ ảo với việc chỉ kết nối nhau qua mạng xã hội mà thôi.
Các mạng xã hội có thể tồn tại ở nhiều dạng thức với các tính năng khác nhau, nhưng nó phải được dựa trên sự đảm bảo của kết nối internet. Việc truy cập và sử dụng mạng xã hội có thể được thực hiện thông qua nhiều thiết bị khác nhau như smartphone, laptop, PC, máy tính bảng,…
Ví dụ về một số mạng xã hội điển hình và vô cùng quen thuộc với chúng ta đó chính là Facebook, Youtube, Instagram, Zalo,…
1.2. Khái niệm liên quan đến mạng xã hội
1.2.1. Cư dân mạng là gì?
Với sự phát triển của mạng xã hội thì bên cạnh khái niệm mạng xã hội là gì ta cũng sẽ có thêm một số khái niệm mới cần nắm bắt. Đó chính là cư dân mạng là gì?
Cư dân mạng là cụm từ được sử dụng để chỉ những người dùng mạng xã hội và thường xuyên có những hoạt động trên trang mạng xã hội mà mình tham gia. Mỗi cá nhân trên mạng xã hội sẽ được coi là một cư dân mạng và khi số lượng trở nên đông đảo hơn thì ta sẽ có tên gọi chung là “cộng đồng mạng”.
Cư dân mạng là gì
Khi sử dụng mạng xã hội, bạn sẽ cần phân biệt được tên gọi của người dùng mạng xã hội trong từng trường hợp nhất định, tên gọi số ít và số đông ra sao.
1.2.2. Nghiện mạng xã hội là gì?
Nghiện mạng xã hội là cụm từ chỉ việc một người hay nhiều người có thói quen sử dụng mạng xã hội thường xuyên và nếu như không vào mạng xã hội thì sẽ không chịu được, có cảm giác như vô cùng ngứa ngáy, khó chịu. Đây là vấn đề rất phổ biến ở giới trẻ hiện nay khi tần suất vào, dành thời gian và hoạt động trên mạng xã hội của những đối tượng này là rất lớn.
Hiện nay, việc nghiện mạng xã hội chưa được coi là một loại bệnh. Thế nhưng, theo nhiều nghiên cứu thì nghiện mạng xã hội còn nguy hiểm hơn so với tình trạng nghiện rượu bia hay thuốc lá. Việc sử dụng và dành thời gian quá nhiều cho mạng xã hội sẽ khiến con người chìm trong thế giới ảo và có những suy nghĩ thiếu thực tế. Từ đó dẫn tới những hệ lụy và hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Và chính điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình học tập, làm việc và sinh hoạt hàng ngày của cá nhân đó.
1.3. Lịch sử ra đời của mạng xã hội
Về lịch sử ra đời của mạng xã hội thì có thể được biểu thị theo các mốc thời gian sau đây:
Sự ra đời của mạng xã hội
– Năm 1995: Sự xuất hiện lần đầu tiên của mạng xã hội với trang web Classmate để kết nối những người học với nhau.
– Năm 1997: Trang web SixDegrees ra đời để kết nối những người cùng sở thích.
– Cuối những năm 1990: Các mạng xã hội mới được phát triển với các tính năng nâng cấp hơn nhằm mục đích người dùng có thể tìm và quản lý được danh sách bạn bè của chính mình. Open dairy ra đời với 2 tính năng quan trọng là nội dung chỉ dành cho bạn bè xem và bình luận tương ứng.
– Năm 2002: Friendster ra đời và trở thành trào lưu tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, số lượng người dùng quá lớn khiến cho trang web thường xuyên bị quá tải và gây ra rất nhiều vấn đề.
– Năm 2004: Sự ra đời của Myspace với tính năng video đã thu hút được lượng người dùng vô cùng đông đảo, vượt qua cả Google. Website này đã được New Corporation mua lại với giá là 580 triệu đô la Mỹ.
– Năm 2006: Đánh dấu bước ngoặt lớn của mạng xã hội với sự ra đời của Facebook. Nhờ vào vô vàn các tính năng hấp dẫn, Facebook đã trở thành mạng xã hội hot nhất trên thế giới và cho đến bây giờ thì đây vẫn là mạng xã hội có lượng người dùng vô cùng đông đảo. Sự xuất hiện của Facebook đã làm thay đổi con số trung bình 19 phút/ngày mà người ta sử dụng cho mạng xã hội ở thời điểm trước đó.
– Hiện nay: Số lượng mạng xã hội đang có xu hướng tăng lên và đáp ứng cho nhiều nhu cầu, mục đích khác nhau của người dùng. Và các mạng xã hội này đều được cung cấp các tính năng vô cùng đa dạng, hấp dẫn để có thể thu hút được người dùng. Đồng thời là sự cải tiến, nâng cấp các phiên bản để trở nên phù hợp hơn với xu thế của thời đại.
Theo chiều dài của lịch sử
2. Các đặc điểm và mục tiêu của mạng xã hội là gì?
Khi đã hiểu chính xác về mạng xã hội là gì thì bạn đã biết được đặc điểm, mục tiêu của mạng xã hội hay chưa?
2.1. Các đặc điểm chung của mạng xã hội
Các mạng xã hội sẽ có thể có những mô hình phát triển khác nhau, tuy nhiên, về cơ bản thì đều sẽ có những đặc điểm chính sau đây:
– Được sử dụng trên nền tảng internet
Bất cứ mạng xã hội nào cũng đều được phát triển và sử dụng dựa trên hệ thống internet. Và nếu không có kết nối internet thì việc truy cập và thao tác trên mạng xã hội là không được.
– Cung cấp danh tính trực tuyến
Danh tính trực tuyến chính là hồ sơ, thông tin cá nhân của người dùng trên mạng xã hội. Danh tính này có thể là phản chiếu từ chính danh tính thực của người dùng hoặc có thể là ảo tùy theo cách mà người dùng tạo thông tin tài khoản cho mình.
– Người dùng tự tạo nội dung
Đặc điểm của mạng xã hội
Các nội dung trên mạng xã hội đều do những người dùng mạng xã hội tạo ra và chia sẻ. Từ đó xây dựng nên một hệ thống nội dung, thông tin lớn trên các trang mạng xã hội tương ứng.
– Kết nối và tạo dựng mạng lưới xã hội
Về bản chất, bất cứ mạng xã hội nào hiện nay cũng có tính năng giúp người dùng tìm kiếm và kết nối với nhau. Trên cơ sở đó hình thành nên các mạng lưới xã hội để người dùng có thể tương tác, trao đổi và tìm hiểu thông tin của nhau một cách dễ dàng hơn.
– Do mạng xã hội tự quản lý
Những quy định, chính sách sử dụng trên mạng xã hội đều do mạng xã hội tự quản lý tức là các nhà cung cấp dịch vụ sẽ xây dựng các điều khoản tương ứng và buộc người dùng phải tuân thủ. Điều này nhằm tạo nên một hệ thống các quy tắc trong cộng đồng người dùng mạng xã hội đó. Và thông qua các hoạt động và hành vi của người dùng để tái hiện những luật lệ, quy định đó.
2.2. Mục tiêu của mạng xã hội là gì?
Dựa trên những đặc điểm nêu trên và khái niệm về mạng xã hội là gì thì mạng xã hội sẽ hướng tới những mục tiêu gì?
Về cơ bản thì mạng xã hội sẽ có 2 mục tiêu sau đây:
Mục tiêu của mạng xã hội
Thứ nhất là tạo dựng được một nền tảng trên internet cho phép người dùng có thể kết nối và tương tác với nhau một cách hiệu quả mà không bị tác động bởi thời gian hay không gian.
Thứ hai đó chính là xây dựng được một mẫu định danh trực tuyến nhằm mục đích đáp ứng và phục vụ được các yêu cầu công cộng với những giá trị của cộng đồng.
3. Những lợi ích và tác hại mà mạng xã hội mang lại
3.1. Lợi ích của mạng xã hội
Không thể phủ nhận được rằng sự xuất hiện của mạng xã hội đã mang đến rất nhiều lợi ích cho cá nhân và cộng đồng.
– Cập nhật thông tin một cách nhanh chóng
Với sự phát triển của internet và lượng người dùng đông đảo, mạng xã hội là một kênh cung cấp thông tin đa chiều và đa dạng. Người dùng có thể tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng để bổ sung sự hiểu biết cho mình cũng như kịp thời cập nhật các tin tức nóng hổi.
– Tạo dựng được nhiều mối quan hệ
Lợi ích của mạng xã hội
Mạng xã hội cho phép người dùng có thể tìm kiếm và kết nối với nhau. Vì thế cho dù chưa quen hay đã quen ở ngoài thực tế thì tất cả đều có thể gắn kết với nhau trên mạng xã hội mà không có sự phân biệt về khoảng cách địa lý hay thời gian. Từ đó có thể tạo dựng được nhiều mối quan hệ khác nữa cũng như duy trì và củng cố được mối quan hệ bền chặt hơn dựa trên sự tương tác trực tuyến thường xuyên.
– Hỗ trợ cho hoạt động quảng cáo và kinh doanh
Với số lượng người dùng mạng xã hội ngày càng lớn như hiện nay thì đây chính là một mảnh đất màu mỡ cho các marketer để thực hiện các chiến dịch marketing và quảng cáo nhằm tiếp cận được khách hàng tiềm năng cho mình.
Đặc biệt, với các tính năng trên mạng xã hội thì đây sẽ là một kênh quảng cáo vô cùng hiệu quả mà lại tiết kiệm chi phí khi các doanh nghiệp có thể đăng tải video hay các nội dung quảng cáo một cách miễn phí.
3.2. Những tác hại mà mạng xã hội mang lại
Bên cạnh các lợi ích thì mạng xã hội cũng tồn tại những tác hại nhất định tới người dùng và cộng đồng.
– Làm giảm đi sự tương tác thực tế giữa người với người
– Tăng mong muốn được chú ý từ mọi người
– Có thể dẫn đến tình trạng nghiện mạng xã hội và có những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng như trầm cảm, mất ngủ, vô cảm, thói quen sống ảo,…
Tác hại của mạng xã hội
– Làm giảm đi sự sáng tạo
– Dễ lộ thông tin cá nhân và mất quyền kiểm soát riêng tư
– Tình trạng lừa đảo online trở nên phổ biến hơn,…
Thực tế thì bất cứ yếu tố nào cũng sẽ tồn tại tính hai mặt, cả có lợi và bất lợi. Tuy nhiên, tính chất nào chiếm ưu thế hơn sẽ tùy thuộc vào cách sử dụng mạng xã hội của mỗi cá nhân hiện nay. Hy vọng rằng, với những chia sẻ trên, các bạn đã hiểu rõ được mạng xã hội là gì và những thông tin cơ bản xoay quanh mạng xã hội. Từ đó có được cho mình nhận thức đúng đắn nhất về mạng xã hội để trở thành một cư dân mạng văn minh cũng như góp phần giúp mạng xã hội phát huy được các ưu thế nhiều hơn.